Hội thảo về Biển Đông ‘Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực’ diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng 11 tại thành phố Đà Nẵng với sự tham sự của hơn 200 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế. Đây là hội thảo lần thứ 6 do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức.
Sau khi hội thảo kết thúc, Gia Minh hỏi chuyện thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, về một số thông tin đáng chú ý cuả hội thảo. Trước hết ông cho biết:
Thạc sĩ Hoàng Việt: Thứ nhất hội thảo này cũng thường niên như tất cả mọi năm thôi; nhưng hội thảo này xảy ra trong một bối cảnh tương đối đặc biệt. Thứ nhất qua các hành động càng ngày càng căng thẳng và thậm chí hung hăng của Trung Quốc ví dụ như hành động của Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hồi tháng 5; cùng với việc gần đây Trung Quốc cho cải tạo và xây dựng các bãi đá trên vùng quần đảo Trường Sa để khẳng định vị trí cũng như gia tăng các căn cứ quân sự của họ trên đó.
Thêm nữa là bối cảnh quốc tế: Hội nghị thượng đỉnh APEC với cuộc gặp của tổng thống Obama với chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên có thỏa thuận gia tăng hợp tác Trung-Mỹ; rồi cuộc họp chính thức của ASEAN tại Myanmar…
Theo tôi đánh giá thì điểm đặc biệt là hội thảo diễn ra trong bối cảnh cho thấy có nhiều sự vận động và chuyển động từ vấn đề quan hệ quốc tế đặc biệt như vậy.
Nói chung là câu chuyện cũ được nhắc lại với những chuyện ‘đường lưỡi bò’ hay là những yêu sách, những hành động của Trung Quốc cũng gặp chất vấn và không đồng tình từ các học giả trên thế giớiThạc sĩ Hoàng Việt
Gia Minh: Các học giả đến với hội thảo trong bối cảnh như vậy thì họ có những quan điểm khác nhau, đặc biệt giữa Trung Quốc với các nước có xung đột như thế nào?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Nói chung đã là quan điểm khoa học thì chắc chắn có nhiều sự khác nhau, còn quan điểm của các học giả Trung Quốc thì bao giờ cũng vậy, họ bao giờ cũng tìm cách biện minh cho hành động của chính phủ họ và cho rằng Trung Quốc có chủ quyền trên Biển Đông… Nói chung là câu chuyện cũ được nhắc lại với những chuyện ‘đường lưỡi bò’ hay là những yêu sách, những hành động của Trung Quốc cũng gặp chất vấn và không đồng tình từ các học giả trên thế giới.
Gia Minh: Từ những không đồng tình và chất vấn như vậy có làm sáng tỏ ra thêm điều gì không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Điều này cũng khó bởi vì ‘sáng tỏ’ theo như chúng ta điều biết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông cũng có ảnh hưởng rất lớn từ phía Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc tiếp tục nỗ lực để thay đổi nguyên trạng trên vùng Biển Đông theo cách có lợi cho họ hơn và để hổ trợ những yêu sách về chủ quyền của họ mặc dù những yêu sách này không có chỗ đứng trong trường quốc tế, ví dụ như đường lưỡi bò nhưng họ đang tìm mọi cách để thay đổi nguyên trạng. Nhiều học giả cũng chỉ ra những vấn đề như thế; nhưng cái khó nhất của vấn đề là làm sao để giải quyết được. Có học giả đặt ra vấn đề phải tìm giải pháp xây dựng lòng tin, giảm thiểu các xung đột…Nhưng làm thế nào mới là điều khó. Bởi vì phía Trung Quốc, ngay cả chủ tịch Tập Cận Bình cũng cam kết không sử dụng vũ lực; nhưng không sử dụng vũ lực trong mức độ nào. Những hành động như đặt giàn khoan với một loạt các tàu bảo vệ, hộ vệ như thế thì có gọi là dùng vũ lực hay chưa.
Ngay cả chủ tịch Tập Cận Bình cũng cam kết không sử dụng vũ lực; nhưng không sử dụng vũ lực trong mức độ nào. Những hành động như đặt giàn khoan với một loạt các tàu bảo vệ, hộ vệ như thế thì có gọi là dùng vũ lực hay chưaThạc sĩ Hoàng Việt
Hay là việc các quốc gia cũng như các học giả mong chờ Trung Quốc và ASEAN có thể ( vì bản DoC bây giờ giá trị của nó gần như không được nhiều. DoC qui định các bên không được làm thay đổi nguyên trạng, không được làm phức tạp thêm tình hình; nhưng với các hành động của Trung Quốc: hành động cải tạo các bãi đá ở Vùng Trường Sa thì Trung Quốc gần như coi DoC không có giá trị gì cả.) thay DoC bằng một qui định có thể hạn chế việc có những hành động tiếp tục gây căng thẳng trên Biển Đông vẫn đang bị giẫm chân tại chỗ. Vấn đề thì các học giả luôn chỉ ra được, nhưng làm thế nào để thực hiện được thì thuộc về các chính phủ, các quốc gia.
Gia Minh: Tại hội thảo có những người từng làm trong ngành quốc phòng chẳng hạn, có đề ra được biện pháp gì cho mọi người cùng bàn thảo không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Nói chung những điều mà các nhà khoa học đề ra cũng có nhiều. Cần nói thêm có nhiều nhà khoa học không phải là nhà khoa học đơn thuần, mà trong hội thảo cũng có đại diện của các sứ quán của các quốc gia, trong đó có đầy đủ các nước ASEAN.
Ngoài ra các học giả của các quốc gia cũng có vai trò quan trọng trong việc đóng góp những tư vấn chính sách cho chính phủ của họ liên quan vấn đề về biển, hoặc vấn đề về Biển Đôn. Tuy nhiên, đó là một vấn đề. Các nhà khoa học đặt ra vấn đề để thảo luận, để trao đổi; nhưng tham vọng, hành động của các quốc gia có thực tâm giống như những điều họ nói hay không thì đó mới là vấn đề khó. Các nhà khoa học không biết phải làm thế nào, sẽ có tác động bao nhiêu đối với các hành động của chính phủ họ.
Mới ở đây là trong bối cảnh mới, những đề xuất tương đối mới cho vấn đề đã cũ. Những vấn đề đã cũ đó là quanh đi quẩn lại ‘biện pháp xây dựng lòng tin’, kiềm chế để ngăn chặn các xung độtThạc sĩ Hoàng Việt
Gia Minh: Tại hội thảo các nhà khoa học, các chuyên gia có đề cập đến các biện pháp như Philippines đang sử dụng là đưa ra trọng tài, tòa án quốc tế để phân giải tranh chấp căng thẳng như thế không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Trong hội thảo có nhắc nhiều tới. Chỉ có tại những hội thảo, các học giả phía Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm những tranh chấp như vậy liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nên các tòa án đặc biệt phải tôn trọng chủ quyền, nên Trung Quốc từ chối. Trong khi đó các học giả khác thuộc các nước trên thế giới đều thừa nhận rằng việc giải quyết tranh chấp tại tòa ,kể cả một ông đã từng là thẩm phán của Tòa án Quốc tế Luật Biển trong bài phát biểu cho rằng việc tranh chấp tại tòa là một trong những biện pháp hết sức cần thiết trong thế giới văn minh hiện nay. Nhiều học giả ủng hộ ý kiến này bởi vì những học giả Bangladesh trong vụ vừa qua Myanmar và Bangladesh được phân định chủ quyền trong vùng Bengal qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Học giả của những quốc gia này đều chia sẻ kinh nghiệm về việc giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình dựa trên các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có các tòa án. Đây là điều mà các học giả đều ủng hộ; tuy nhiên như tôi vừa nói các học giả Trung Quốc luôn tìm cách khước từ và tìm cách biện minh cho việc khước từ tham gia các biện pháp tài phán đối với các tòa án quốc tế như vậy.
Gia Minh: Trong lần này Việt Nam có đưa ra được điểm gì thuyết phục và mới không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Thực ra thì tình hình Biển Đông và mức độ các hội thảo mà riêng hội thảo này do Học viện Ngoại giao tổ chức là lần thứ sáu, còn riêng tại Việt Nam đây cũng là hội thảo lần thứ sáu, thứ bảy rồi cho nên nói hoàn toàn mới cũng khó. Mới ở đây là trong bối cảnh mới, những đề xuất tương đối mới cho vấn đề đã cũ. Những vấn đề đã cũ đó là quanh đi quẩn lại ‘biện pháp xây dựng lòng tin’, kiềm chế để ngăn chặn các xung đột, quản lý các tranh chấp như thế nào … Đương nhiên có những cái mới là góc độ mới, ý kiến khác nhưng vẫn tập trung vào những vấn đề đã cũ.
Gia Minh: Cám ơn thạc sĩ Hoàng Việt đã chia sẻ về Hội thảo Biển Đông tại Đà Nẵng
.
.
1 nhận xét:
Cái quan trọng nhất của Tàu cộng là vừa ăn cướp vừa la làng (trog đó có sự tiếp tay của ĐCSvn từ đất liền đến biển đảo )Khôg quăng Đcsvn vào hầm cầu tiêu thì tàu cộng còn ngag ngược phách lối.Đả đảo Đcsvn bán nước cho Tàu cộng.
Đăng nhận xét