Pages

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Nhà báo Việt Nam nghĩ gì về tự do báo chí

Việt Hà, phóng viên RFA
Bài viết của cựu Tổng biên tập tờ Thanh Niên, là ông Nguyễn Công Khế được dịch và đăng trên tờ New York Times của Mỹ hôm 19 tháng 11, 2014
Bài viết của cựu Tổng biên tập tờ Thanh Niên, là ông Nguyễn Công Khế được dịch và đăng trên tờ New York Times của Mỹ hôm 19 tháng 11, 2014
 Files photo
















Tờ New York Times của Mỹ hôm 19 tháng 11 đăng một bài viết được dịch từ tiếng Việt của cựu Tổng biên tập tờ Thanh Niên, là ông Nguyễn Công Khế, trong đó ông kêu gọi chính phủ Việt Nam nên mở rộng quyền tự do hoạt động cho báo chí Việt Nam bao gồm báo chí nhà nước và tư nhân. Đây là một bài viết hiếm hoi của một cựu Tổng biên tập một tờ báo lớn của nhà nước được đăng tải trên một tờ báo lớn của Mỹ, nước luôn kêu gọi Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản. Liệu đây có phải là một dấu hiệu mới cho thấy nhà nước Việt Nam sẽ mở rộng quyền tự do báo chí trong nước?
Dấu hiệu của sự thay đổi
Chính phủ  Việt Nam cần cho phép báo chí hoạt động độc lập. Đây là điều cần thiết cho quá trình tự do hóa chính trị và kinh tế đang được tiếp tục và cho những nỗ lực của Đảng Cộng sản để lấy lại sự ủng hộ của người dân vốn cần thiết cho sự tồn tại của chính đảng cộng sản’. Phần mở đầu của bài viết mới của cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế, được đăng tải trên tờ New York Times hôm 19 tháng 11 là một lời kêu gọi mới công khai đối với chính phủ Việt Nam về một vấn đề có thể coi là khá tế nhị ở Việt Nam, tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Trong bài viết của mình, vị cựu Tổng biên tập lập luận sự thay đổi cho phép tự do báo chí ở Việt Nam lúc này là cần thiết. Ông viết ‘khung cảnh báo chí Việt Nam đã thay đổi mạnh trong suốt 5 năm qua, và Đảng Cộng sản đã mất phần lớn sự kiểm soát đối với ngành công nghiệp này với những hậu quả khủng khiếp’. Theo ông sự phát triển của internet với những trang mạng mang thông tin đa chiều không bị kiểm soát của nhà nước, cùng sự ‘đói thông tin’ của người dân trước các thông tin đa chiều đã khiến người đọc trẻ tuổi bỏ các trang báo lề phải nổi tiếng như  Tuổi Trẻ, Thanh Niên để tìm kiếm những nguồn thông tin không tuyên truyền. Bằng chứng được đưa ra là doanh thu quảng cáo của những trang báo này đã giảm gần 2/3 kể từ năm 2008 đến nay.
Ông Nguyễn Công Khế cũng nêu lên một số những diễn biến trong xã hội Việt Nam thời gian qua dẫn đến nhu cầu về một sự thay đổi tích cực hơn cho báo chí. Những diễn biến đó bao gồm những đòi hỏi của người dân về thông tin về vấn đề tham nhũng, những cam kết với nước ngoài như hội nghị Thành Đô tại Trung Quốc năm 1990 hay vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ngoài biển Đông.
Tôi có cảm giác là người ta đồng tình với tôi nhiều hơn. Tuy người ta chưa sửa được nhưng cái phần đồng tình rất nhiều. Và tôi tin là con đường minh bạch thông tin và tự do báo chí thì trước sau thì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm
Ông Nguyễn Công Khế
Nói với đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Công Khế cho rằng đã có những dấu hiệu cho thấy chính phủ Việt Nam có thể sẽ cởi mở hơn với báo chí.
Tôi có cảm giác là người ta đồng tình với tôi nhiều hơn. Tuy người ta chưa sửa được nhưng cái phần đồng tình rất nhiều. Và tôi tin là con đường minh bạch thông tin và tự do báo chí thì trước sau thì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm.
Khi được hỏi về những dấu hiệu cụ thể nào cho ông thấy rằng đã có sự đồng tình hơn từ phía chính phủ trong việc mở rộng quyền tự do báo chí, ông Nguyễn Công Khế cho biết ông từng viết bài “ Tôi đã bị trả giá nhiều lần” và “Dân thường không có quyền tham nhũng” nhưng không gặp phản ứng gì từ nhà nước. Ông nói:
Trong các bài đó tôi nói mạnh hơn bài này rất nhiều. Tôi nói chủ yếu về chính sách thông tin của nhà nước hiện nay.
Bài viết của ông Nguyễn Công Khế đưa ra giữa lúc có tin Quốc hội Việt Nam chuẩn bị xem xét thông qua luật báo chí sửa đổi vào năm tới. Trong Hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí hôm 12 tháng 11, Phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam nói ‘không nên chỉ vì một vài biểu hiện tiêu cực, chúng ta thấy giật mình rồi đưa ran gay những quy định để bịt hết lại…. việc sửa luật lần này phải dự báo được xu thế phát triển mạnh mẽ về công nghệ, xu thế hội tụ thông tin…’
Nghi ngờ về những thay đổi sớm
Tuy nhiên, không phải nhà báo nào ở Việt Nam cũng có cùng quan điểm với cựu Tổng biên tập Nguyễn Công Khế về những dấu hiệu thay đổi trong tự do báo chí ở Việt Nam. Nhà báo tự do Lê Phú Khải nhận định:
Theo tôi là không có tín hiệu gì cả, hoặc là ông phát ngôn cho một nhóm lợi ích nào đó để lấy uy thế thôi, hoặc là ông đón gió…Đón gió là thời đại thay đổi, chính ông Nguyễn Tấn Dũng nói là xã hội dân sự là đương nhiên là xu hướng của thời đại và VN không nằm ngoài xu hướng đó
Ông Lê Phú Khải
Theo tôi là không có tín hiệu gì cả, hoặc là ông phát ngôn cho một nhóm lợi ích nào đó để lấy uy thế thôi, hoặc là ông đón gió…. Đón gió là thời đại thay đổi, chính ông Nguyễn Tấn Dũng nói là xã hội dân sự là đương nhiên là xu hướng của thời đại và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, phụ trách ban biên tập trang Việt Nam thời báo của Hội nhà báo Việt Nam Độc lập, một trang báo lề trái, không cho rằng sẽ có một thay đổi sớm nào đối với tự do báo chí tại Việt Nam:
Riêng cá nhân tôi thì gần như chưa có hy vọng nào cả lý do là hiện nay quốc hội rất bảo thủ. Lần gần đây nhất chúng ta chứng kiến là quốc hội đã thông qua một bản hiến pháp rất lạc hậu vào cuối năm 2013 và cho tới gần đây thì tất cả những vấn đề quan trọng nhất của hiến pháp như là đất đai, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do trưng cầu dân ý vẫn chưa được đả động tới. Ngay cả vấn đề được coi là dễ dàng nhất và phù hợp với nguyên tắc Paris mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1981 là luật tiếp cận thông tin cho tới nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi chính thức nào từ chính phủ và quốc hội.
Không những thế, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, luật sửa đổi thậm chí còn siết chặt hơn quyền tự do báo chí.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới 40,000 người. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát về mặt nội dung của nhà nước, mà theo nhà báo Phạm Chí Dũng gọi là cơ chế kiểm duyệt cứng và kiểm duyệt mềm. Cơ chế kiểm duyệt cứng là kiểm soát trực tiếp từ ban tuyên giáo trung ương đến địa phương tới các sở thông tin truyền thông ở các tỉnh thành. Cơ chế kiểm duyệt mềm là qua việc bố trí nhân sự trong cáo cơ quan báo như bí thư chi bộ, đảng bộ của các cơ quan này.
Theo ông Nguyễn Công Khế, Việt Nam cũng cho phép một số cơ sở báo chí tư nhân nhưng chỉ là bán tư nhân, sản xuất các show truyền hình, xuất bản các ấn phẩm báo chí nước ngoài như Esquire và Cosmopolitan. Tuy nhiên những cơ quan này bắt buộc phải có đối tác là một cơ quan thuộc nhà nước, tức là cũng chịu sự kiểm duyệt.
Riêng cá nhân tôi thì gần như chưa có hy vọng nào cả lý do là hiện nay quốc hội rất bảo thủ...gần đây thì tất cả những vấn đề quan trọng nhất của hiến pháp như là đất đai, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do trưng cầu dân ý vẫn chưa được đả động tới
Ông Phạm Chí Dũng
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí vừa qua, Bộ trưởng thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng nhấn mạnh không để những tư tưởng sai trái, đi ngược lại quan điểm của Đảng nhân cơ hội này để chống phá việc sửa luật báo chí.
Đối với những trang báo lề trái như tờ thời báo Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết kể từ khi thành lập hôm 17 tháng 7 đến nay, trang báo đã luôn phải chịu sự ngăn chặn bằng kỹ thuật và phá sập một lần. Mặc dù vậy, ông cho biết trang báo vẫn thu hút được khoảng 45,000 đến 50,000 người một ngày. Theo ông, đây là một con số rất nhỏ so với lượng truy cập vào các trang báo chính thống lớn như Vnexpress, và Dân trí, nơi có lượng truy cập được các báo này công bố lên đến hơn 100 triệu một tuần. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng, nếu không bị ngăn chặn như hiện nay, các trang báo lề trái hoàn toàn có thể cạnh tranh ngang ngửa với các trang báo lề phải về số lượng người truy cập.
Cựu Tổng biên tập Nguyễn Công Khế lập luận rằng, những nguồn thông tin thay thế khác không thể là thuốc giải độc đối với sự quản lý của nhà nước với truyền thông chính thống và những nhà báo Việt Nam có kinh nghiệm đã chịu sự kiểm duyệt đã lâu vì vậy họ không mong muốn gì hơn là có thể làm công việc của mình đúng đắn. Theo ông Nguyễn Công Khế, hiến pháp Việt Nam cho phép người dân có quyền tự do báo chí và tự do báo chí không chỉ tốt cho đất nước mà còn tốt cho cả chế độ
.

2 nhận xét:

người già VN đau khổ nói...

Nếu lấy cái cách kêu gọi tham gia vào QH đa đảng , đa thành phần của ông Minh họ Hồ năm 1946 mà sau đó những tinh hoa của dân tộc VN bị rơi rụng do thủ tiêu hoặc trùm lên đầu tội "phản động" thì cái trái Khế Công này phải được bình tâm xem xét có "ngoài ngọt trong đắng thuốc đôc" hay không ?Niềm tin bị mất đi là do "Nói mà không Làm" hoặc "Nói mà Làm như Linh" thì rinh cái mật nghị Thành Đô di lụy đến hôm nay .Từ đó ,toàn dân sẽ mở to mắt xem thử đảng csVN và các công cụ bạo lực được trả lương của,thực hiện ra sao .Tự do báo chí nếu song hành tự do cho côn đồ đánh người hay tự do tùy tiện sách nhiểu,bắt bớ,hành hạ người đòi hỏi "quyền tự do dân chủ" thì đây là thời kỳ 1946 tái hiện .

Nặc danh nói...

Nên nhớ thân phận thằg cu khế này và báo thanh niên ( cánh tay phải của Côg an) nó chỉ xạo xự, lăng xê để lừa đảo Mỹ thôi.Chân lý lời ô.Thiệu và ô.Diệm đối với cs chỉ có Diệt cộng đừng mog nó thay đổi.