Vào lúc nửa đêm, một đường băng quân sự ở miền đông Trung Quốc đã bị tấn công. Trong một căn phòng tác chiến thiếu ánh đèn, một cái nắm tay đập mạnh xuống bàn đậm vẻ kiên quyết.
Khi trời vừa sáng, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã cho ra mắt nhiều xe chở lính, xe tăng bọc thép, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và máy bay phản lực mới nhất để tấn công một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc
Là cờ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang bay cao trong gió. Đây là một cảnh lấy từ một clip hoạt hình mang tên “Đảo Battle” được thực hiện bởi Tencent – gã khổng lồ về mạng Internet tại Trung Quốc (Screen shot / Tencent)
Đoạn clip có tựa đề “Đảo Battle” đã được thực hiện để kỷ niệm chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản trong Thế chiến II, và là một trong một số đoạn video chiếu những thiết bị quân sự và ý định chiến tranh được sản xuất ra trong dịp Quân đội Giải phóng Nhân dân đang xúc tiến một cuộc duyệt binh long trọng vào ngày 3 tháng 9.
Trong khi tại Trung Quốc, nhiều kênh tuyên truyền phiên bản tiếng Anh đang rêu rao về một nền hòa bình (Tân Hoa Xã – cơ quan thông tấn nhà nước đã đăng một bài báo với tiêu đề “Trung Quốc diễu hành Ngày Chiến thắng để chứng minh khát vọng chung của nhân loại vì nền hoà bình”), thì mục đích của đoạn video trên có vẻ như đang đe dọa rất nhiều [đến nền hòa bình].
“Có phải mục tiêu là đang nhắm vào Mỹ, đúng không? Tôi thấy nhiều tên lửa F22 và hệ thống tên lửa đất đối không tối tân Patriot”
– một cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi.
Martin Fackler, cựu Chánh văn phòng của thời báo New York Times Tokyo, đã đăng loạt bài bình luận của mình trên trang Twitter, trong đó có đoạn viết: Nó cho thấy quân đội Trung Quốc đang tiêu diệt lực lượng hải quân cùa Mỹ, và đánh chiếm đảo Okinawa của Nhật Bản,. Okinawa là nơi có 32 căn cứ quân sự của Mỹ.
Nó dường như là một cách đáng ngại để ăn mừng cuộc duyệt binh sắp tới, một sự kiện với 12.000 binh lính và 500 các loại vũ khí mới nhất sẽ diễu hành ngang qua quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, dưới bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, cùng với sự hiện diện của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các quan chức của ĐCSTQ, và các nguyên thủ quốc gia từ 30 nước trên thế giới. Có gần 200 chiếc máy bay sẽ bay trên không trung.
Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp cực đoan để đảm bảo sự thành công của cuộc diễu hành. Theo CNN, khu vực trung tâm Bắc Kinh bỗng nhiên biến thành một “thị trấn ma” khi hàng trăm nhà máy bị đóng cửa, và các loại phương tiện bị cấm lưu thông nhằm giúp cho bầu trời Bắc Kinh thông thoáng hơn, và trở thành một cảnh quan tuyệt đẹp mang tên “cuộc diễu hành đầy màu xanh”; chim bồ câu bị cấm bay lung tung, và nhiều con khỉ được huấn luyện để tiêu diệt các tổ yến; những người sống trong khu vực diễu hành không thể rời khỏi nhà, mở cửa sổ, hoặc đi ra ban công của họ.
Lễ kỷ niệm chiến thắng Chiến tranh thế giới II của ĐCSTQ đã bị các nhà bình luận và người dân Trung Quốc chỉ trích rất mạnh mẽ vì họ cho rằng đây chẳng khác nào một hành động ngạo mạn. Các nhà sử học đồng ý rằng Quốc Dân Đảng đã đóng góp phần rất lớn vào cuộc chiến [đánh bại Nhật Bản], trong khi những người cộng sản thì cấu kết với lực lượng quân sự của họ để phá hoại Quốc Dân đảng, và thậm chí còn tiếp tay với Nhật Bản.
Năm 1949, chỉ  4 năm sau khi chiến tranh kết thúc, những người cộng sản đã đánh bại quân đội Quốc Dân Đảng để nắm quyền kiểm soát Trung Quốc và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, cuộc diễu hành rất qui mô vào ngày 3 tháng 9 là cách mà ông Tập Cận Bình muốn đưa ra một tuyên bố về ý định của mình đối với thế giới. Có thể ông Tập muốn cảnh báo các nước láng giềng và Mỹ nên cân nhắc khi nhìn vào tình hình quân sự hiện nay của Trung Quốc
Robert Lawrence Kuhn, một doanh nhân người Mỹ và là nhà báo rất nổi tiếng về bình luận những vấn đề của ĐCSTQ, đã nói với Tân Hoa Xã rằng cuộc diễu hành cho ta thấy “sự tôn trọng lịch sử” và “yêu chuộng hòa bình” của Trung Quốc.
Nhưng, như đoạn video, ông cũng ám chỉ một mối đe dọa
“Trung Quốc là một quốc gia biết cách tự lực cánh sinh và nó có một khả năng quân sự độc lập để phát triển theo hướng riêng của mình. Nó công khai cho thấy rằng điều này thì không cần thiết phải che dấu”, Kuhn nói với Tân Hoa Xã. Cuộc diễu hành làm cho ta có “cảm giác ăn mừng sự nổi dậy một cách rất mạnh mẽ của Trung Quốc trong cục diện thế giới”.
Người dân Trung Quốc vẫn đang bị “nhồi sọ” bởi các vở kịch truyền hình được chuyển thể nói về Thế chiến II –  trong đó mô tả người Nhật là những người tàn ác – giờ đây họ lại bị các phòng ban tuyên truyền của địa phương thúc giục họ phải xem những bộ phim miêu tả những hành động anh hùng của Hồng quân trong suốt cuộc chiến tranh.
Trước khi chiếu những nội dung chính của đoạn phim quân sự “đảo Battle” dài 5 phút, có 2 dòng thoại liên tục nhấp nháy trên màn hình: “Một quốc gia hùng mạnh có thể bị phá hủy nếu nó hiếu chiến. Trong thời bình, nếu đất nước bị lâm nguy, cả dân tộc phải vùng lên chiến đấu”, được các diễn viên người Trung Quốc hô to. “Chúng tôi yêu hòa bình với một niềm đam mê, nhưng sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trong tương lai”.
Trong một cảnh của đoạn video này, một tàu sân bay của kẻ thù đang chống trả vô ích trước một loạt cơn mưa tên lửa, đạn pháo của Trung Quốc đang nã liên tục. Các đầu đạn hạt nhân đã phát nổ và phá hủy từng chiếc máy bay, hết chiếc này đến chiếc khác. (Quốc gia duy nhất có tàu sân bay trên Thái Bình Dương là Mỹ).
Trước lúc bình minh, quân đội Trung Quốc dốc hết sức mạnh tổng hợp của mình ầm ầm nã đạn pháo tiêu diệt hoàn toàn căn cứ của kẻ thù đang đóng quân trên hòn đảo, và lá cờ của ĐCSTQ đang tung bay trên một tòa tháp.
“Có phải mục tiêu là đang nhắm vào Mỹ, đúng không? Tôi thấy nhiều tên lửa F22 và hệ thống tên lửa đất đối không tối tân Patriot” – một cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi.
“Tôi thì nghĩ rằng tôi đã thấy rất nhiều tên lửa F22 và F16”, một người khác nói.