Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
Làm thế nào để sống không có Internet?!
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã cảnh báo nhiều lần rằng truy cập Internet là một điều không tưởng tại một số nước ở châu Á và Trung Đông. Trong một số trường hợp, các chế độ độc tài hay toàn trị ở các nước này giới hạn người dân truy cập vào Internet và thậm chí áp đặt hình phạt tù giam đối với những người lướt net hay viết blog.
Dưới đây là 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới mà người dân phải mạo hiểm tính mạng để sử dụng Internet:
1. Bắc Triều Tiên
Chỉ có khoảng 4% công dân Bắc Triều Tiên có thể truy cập vào Internet, nhưng đa số họ phải chịu sự kiểm duyệt quyết liệt của chính phủ. Mạng Internet ở đây được giám sát chặt chẽ, tất cả các trang web và phương tiện truyền thông đại chúng đều dưới sự kiểm soát của chính phủ. Điều này được hiểu rằng không bài blog nào được đăng, trừ những trường hợp nhất định, và sau khi nội dung mà bạn muốn đăng tải phải được đọc cẩn thận bởi đại diện của chính phủ.
2. Miến Điện
Ở nước này, cả báo chí và phương tiện truyền thông đều được kiểm duyệt cẩn thận. Số lượng truy cập Internet thường rất nhỏ trong số những dân thường. Nhưng nếu truy cập được vào Internet thì mọi bước chuyển động đều được theo dõi bởi các thành viên chính phủ, trong đó các bộ lọc và chặn truy cập vào các trang web hoặc email liên quan đến nhân quyền hoặc các đảng đối lập.
3. Cuba
Ở Cuba có ít người sử dụng Internet, nhưng nếu có ai muốn dùng Internet phải đến “điểm truy cập” của chính phủ. Và đương nhiên tất cả các hoạt động của họ đều bị theo dõi cẩn thận bằng cách chặn các IP hoặc bằng cách sử dụng các bộ lọc khác nhau. Chỉ có thành phần blogger ủng hộ chính phủ và nhân viên chính phủ mới có thể tải lên các thông tin trên Internet.
4. Ả Rập Saudi
Gần 400.000 trang web bị chặn, bao gồm cả thành phần chính trị, xã hội hoặc tôn giáo. Theo một số nghiên cứu, Saudi Arabia là một trong những hệ thống kiểm duyệt quyết liệt nhất, với mục tiêu chủ yếu là các trang web khiêu dâm, các thông tin về ma túy, cờ bạc hoặc các tôn giáo không phải thuộc Hồi giáo.
5. Iran
Những blogger dám chỉ trích chính phủ hoặc các nhân vật chính trị và tôn giáo trong nước đều bị cầm tù hoặc bị đe dọa tính mạng. Những người có trang blog cá nhân hoặc một trang trên mạng Internet phải đăng ký với Bộ Văn hóa Nghệ thuật. Chính phủ giám sát và lọc các trang web có nội dung chỉ trích chính phủ hoặc những trang có nội dung chính trị và thậm chí những người biện hộ cho quyền của phụ nữ.
6. Trung Quốc
Đây là một trong những nước có chương trình kiểm duyệt khắt khe nhất trên thế giới. Các nhà chức trách giám sát tất cả các email, ngăn chặn các trang web và xoá nội dung mà họ cảm thấy “không thích”. Hầu hết các trang web bị chặn hoặc sàn lọc có nội dung hỗ trợ độc lập cho Tây Tạng và Đài Loan, hay gợi lại cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989, hoặc những trang web gợi lên sự tàn bạo của cảnh sát. Chính phủ cũng ngăn chặn người dân truy cập vào các trang web tin tức quốc tế hoặc những người tuyên truyền tôn giáo.
7. Syria
Bất kỳ blogger nào thể hiện tư tưởng chống chính phủ được cho là “có thể gây nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia” đều bị bắt giam. Các trang web mà chỉ trích chính phủ đều được ngăn chặn và các chủ sở hữu Internet Cafe buộc phải hợp lấy thông tin của khách hàng để báo cáo cho cơ quan nhà nước.
8. Tunisia
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải báo cáo cho cơ quan chính phủ và dữ liệu cá nhân của tất cả các blogger đều được theo dõi. Các thông tin trên Internet được theo dõi rất cẩn thận và email đều được sàn lọc ở cấp quốc gia.
9. Việt Nam
Nhà chức trách tại Việt Nam đã thúc giục các công ty Yahoo, Google và Microsoft cung cấp cho chính phủ những thông tin về các blogger. Chính phủ đã tạo ra một cơ quan độc quyền giám sát các nội dung được đăng tải trên Internet, ngăn chặn các trang web chỉ trích chế độ hoặc có chứa những thông tin liên quan đến nhân quyền.
10. Turkmenistan
Đối với phần lớn cư dân ở đất nước này, việc sử dụng Internet được cho là xa xỉ vì chi phí rất cao. Đó là chính sách của chính phủ nhằm ngăn cản người dân sử dụng Internet. Nhà cung cấp Internet độc nhất hiện tại quyền thuộc sở hữu của chính phủ Turkmenistan, và họ ngăn chặn người dân truy cập vào rất nhiều các trang web. Họ cũng cẩn thận theo dõi các tài khoản Gmail, Yahoo hay Hotmail. Tất cả các trang web có thông tin về nhân quyền đều bị chặn, trong đó có cả các cơ quan báo chí quốc tế.
Theo Daily World News
Phía Trước chuyển ngữ
phiatruoc.wordpress.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét