Pages

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

ĐẦU NĂM CON MÈO, CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG XI ĐÃ CAN ĐẢM

Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã không tháo gỡ cho nền Kinh tế Việt Nam theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế, mà ngược lại còn tiếp tục trói buộc nền Kinh tế trong quyền lực độc tài độc đảng Chính trị.

Thực vậy, Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 đã viết rõ rệt:

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế. Khi mà đảng viên giữ quyền độc tài Chính trị từ Trung ương đến Tỉnh, Quận…, thì khi có quyền làm Kinh tế, những đảng viên này giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay gia đình mình.

Một đàng thì Nhà Nước đưa ra và tài trợ những Công ty, Tổng Công ty nhà nước để nắm chủ đạo nền Kinh tế với quyền lực độc đảng, một đàng thì những cá nhân đảng viên, với quyền Chính trị trong tay, nắm những họat động kinh tế gọi là tư doanh, nhưng với quyền thao túng chính trị độc đóan quyết định đặc quyền đối với những tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Đảng và Nhà Nước CSVN còn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines).

Như vậy, cả một hệ thống sử dụng quyền lực Chính trị độc tài để nắm trọn nền Kinh tế Quốc gia:

- Hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.

- Những cá nhân đảng viên CSVN, với quyền Chính trị độc đóan từ Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN.

Một hệ thống Kinh tế như vậy, do quyền lực Chính trị độc tài thống trị, từ cá nhân đảng viên đến những tập đòan dưới danh nghĩa nhà nước, mang đến những yếu kém, nếu không nói là phá họai, được tóm tắt ở những điểm sau đây:

* Thiếu hiệu năng bởi vì những tác nhân Kinh tế thiếu khả năng hay thiếu cố gắng sáng tạo, mà chỉ dùng quyền lực nắm những ưu tiên Kinh tế thu lợi cho cá nhân.

* Thiếu tính tóan căn cơ Tài chánh trong họat động kinh tế để có kết quả tương xứng. Nếu thua lỗ, thì có Tài chánh nhà nước bù đắp.

* Lãng phí ngân sách vì đây là tiêu tiền rồi tính sổ cho nhà nước chịu. Mà tiền nhà nước lại là tiền từ dân.

* Lợi dụng quyền lực Chính trị và quyền chủ đạo Kinh tế để ăn hối lộ, làm tham nhũng. Vì là độc đảng, nên hối lộ, tham nhũng được đảng che chở cho nhau.

Những điểm tóm tắt về những yếu kém hay phá họai Kinh tế trên đây được chứng minh bằng những gương Lịch sử để dẫn đến kết luận rằng phải tản quyền Kinh tế nếu muốn phát triển trong bền vững và lâu bền. Chính vì vậy mà trong suốt những năm trường viết về Kinh tế Việt Nam, chúng tôi luôn luôn kêu gọi DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành để Việt Nam có thể phát triển.

Đảng CSVN nhộn nhịp sửa soạn Đại Hội Dảng kỳ XI. 22 nhà Trí thức, cựu Lãnh đạo, cựu đảng viên đóng góp làm thế nào để tháo gỗ cho trình trạng đình trệ của nền Kinh tế Việt Nam, uyển chuyển hội nhập với tiến triển xã hội dân sự Việt Nam đã nhiều năm tiếp cận với bên ngoài vào theo kịp những tương giao kinh tế/ thương mại của Thế giới được toàn cấu hóa. Chúng tôi chú tâm theo dõi những đóng góp này.

Nhưng từ khi thấy Hội Nghị Trung ương 12 đảng CSVN quyết định

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”,

thì tôi không thèm đọc những gì viết về Đại Hội đảng kỳ XI nữa. Đây là quyết định giữ lại nguyên đống phân để những giòi bọ THAM NHŨNG LÃNG PHÍ tha hồ sinh ra tràn lan đục khoét. Điều quan trọng là hốt đi đống phân, tức là cái Cơ chế CSVN hiện hành. Mà đã quyết định giữ lại đống phân, thì việc họp Đại Hội đảng để lựa chọn thay đổi chỗ cho những con giòi không có gì phải tha thiết mà theo rõi. Con giòi nào cũng giống con giòi nào. Con giòi Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư hay con giòi Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng thì cũng là những con giòi giống hệt nhau, cần gì phải để ý phân biệt chúng trong đống phân Cơ chế. Nếu phải quan tâm, là phải hốt đi đống phân, chứ không phải quan tâm đến con giòi này rúc chỗ nào, con giòi kia rúc chỗ khác.

Sự góp ý của 22 Trí thức, cựu lãnh đạo hay cựu đảng viên mà ông BÙI TÍN coi là túi khôn để đảng nghe mà uyển chuyển sữa đổi cho phù hợp, thì tôi vẫn không coi đây là túi khôn mà là túi nguy hiểm cho Quê Hương Việt Nam bởi vì nếu đảng lắng nghe mà sữa đổi, thì đảng CSVN vẫn còn kéo dài thời gian nữa với cái Cơ chế độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, nghĩa là đống phân còn đó, chỉ xịt chút nước thơm theo lời góp ý cho đỡ thối mà thôi.

Hội Nghị trung ương 12 đảng đã quyết định chắc nịch:

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Đại Hội đảng XI khen tặng nhau là đảng ta “KIÊN ĐỊNH “ giữ đúng

“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”

như Hội Nghị trung ương 12 CSVN đã chỉ dạy. Đây là một quyết định TỰ SÁT và tôi ca tụng đảng CSVN đã can đảm chọn con đường tự sát để Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam được nhờ. Còn nếu Đại Hội nghe theo cái “túi khôn“ của 22 nhà Trí thức, cựu đảng viên, cựu lãnh đạo, mà uyển chuyển kéo dài cái đống phân Cơ chế hiện hành, thì Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam còn phải kéo dài những khổ cực nữa.

Thực vậy, trước Đại Hội đảng, Kinh tế VN tụt dốc trầm trọng, Lạm phát tới 11.7%, Vật giá tăng vọt, Phá giá Tiền tệ, Kinh tế quốc doanh thua lỗ, quốc tế đánh hạ điểm tin tưởng Tín dụng cho Việt Nam. Việc tụt dốc Kinh tế này lại nằm trong tình trạng các Thị trường Liên Âu và Hoa kỳ cạn kiệt Mãi lực mà xuất cảng của Việt Nam tùy thuộc vào đó.

Đồng thời cuộc Cách Mạng của Tunisie và đang lan rộng ra các nước độc tài phải là sự cảnh cáo gần kề cho Việt Nam.

Cái đống phân Cơ chế CSVN đã cạn kiệt. Đảng và Đại Hội đảng phải biết rằng đây là đống phân đã khô. Nhưng những con giòi THAM NHŨNG LÃNG PHÍ vẫn còn KIÊN ĐỊNH giữ lại đống phân khô mà chui rúc. Chính vì điểm này mà tôi khen Đại Hội đảng CSVN can đảm.

Đầu năm CON MÈO, cũng vào dịp mà Đại Hội đảng CSVN vừa chấm dứt, tôi xin chào mừng và cám ơn đảng CSVN đã can đảm KIÊN ĐỊNH chọn con đường ngắn nhất vào TỬ HUYỆT để Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam đỡ khổ.

Các Lực Lượng Quốc nội Việt Nam sẽ đứng lên giúp cho sự lựa chọn KIÊN ĐỊNH của đảng CSVN mau vào lỗ MỒ càng sớm càng hay.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva 27.01.2011

Không có nhận xét nào: