Pages

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Luật sư Huỳnh Văn Đông: Các bị cáo Cồn Dầu là những nạn nhân của việc cướp đất


Nữ Vương Công Lý - Chỉ còn hơn 1 ngày nữa, các nạn nhân Cồn Dầu sẽ bị đưa ra trước vành móng ngựa để xét xử vì những hành động tội ác của nhà cầm quyền Đà Nẵng đã gây ra nhằm cướp đoạt đất đai của chính các nạn nhân.

Đây là vụ án ô nhục, kẻ cướp xét xử người công chính. Xã hội đảo điên, đạo đức hỗn loạn dưới thời kỳ cộng sản cầm quyền và giáo quyền đang bị tha hóa.
Tiếp bước Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đứng lên bảo vệ giáo dân Cồn Dầu và bị bắt vào tù, Luật sư Huỳnh Văn Đông đã nhận bào chữa cho các nạn nhân trong vụ án ma quỷ này.

Xin mời quý vị nghe Nữ Vương Công Lý phỏng vấn Luật sư Huỳnh Văn Đông, luật sư bào chữa cho các nạn nhân Cồn Dầu trong phiên tòa Phúc thẩm sáng 26/1/2011.

Luật sư Huỳnh Văn Đông cũng chính là Luật sư đã biện hộ cho 8 giáo dân Thái Hà trong phiên tòa Phúc thẩm 27/3/2009 tại Hà Đông.

- Xin Luật sư cho độc giả Nữ Vương Công Lý biết một vài vấn đề cần quan tâm qua vụ án các giáo dân Cồn Dầu.

Xin sẵn sàng và chúc các độc giả Nữ Vương Công Lý luôn bình an, hạnh phúc.

- Luật sư đánh giá thế nào về vụ án này? Đâu là nguyên nhân chính?

Ngay từ đầu, vụ án đã thể hiện được rõ bản chất của nó. Chính quyền Đà Nẵng dựng lên vụ án nhằm thể hiện sức mạnh của sự đàn áp từ chính quyền và để “răn đe” những người khác. Mục đích duy nhất là nhằm chiếm đọat đất đai của người dân một cách trái luật và san bằng xứ đạo Cồn Dầu.

- Luật sư đã tiếp xúc các bị cáo vậy xin cho biết việc họ có bị đánh đập khi tạm giam, bị tra tấn và dùng nhục hình hay không? Nếu có thì như thế nào? Điều đó vi phạm pháp luật hiện hành như thế nào?

Chúng tôi đã được tiếp xúc với các bị cáo, và qua họ cho chúng tôi biết rằng họ đã bị đàn áp, đánh đập như thế nào từ Nghĩa trang về đến đồn Công an Cẩm Lệ và trong quá trình lấy lời khai. Tôi tin những gì họ trình bày là có thật. Người bị đánh đập ít nhất là bà Nguyễn Thị Thế đến nay vẫn còn hoảng sợ mỗi khi nhắc đến hai từ “công an”.

Đơn cử chiều nay, chúng tôi có bữa cơm thân mật giữa các gia đình bị cáo với chúng tôi, nhưng khi có 4 Công an đến, bà Thế đã quăng đũa chạy trốn… nên tôi hiểu được nỗi khiếp sợ bởi những ám ảnh mà bà đã hứng chịu. Như trường hợp của ông Nguyễn Hữu Liêm, khi vừa được tại ngọai, ông ấy đã có đi vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe nhưng đã bị từ chối, ông muốn đến bệnh viện ngòai địa phương thì không được chính quyền cho phép. Điều đó nói rằng chính quyền Đà Nẵng đã có cách hành xử hết sức thô bạo với người dân của mình. Tất nhiên những vi phạm đó là trái với pháp luật Nhà nước vì tính mạng, sức khỏe của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

- Việc nhà cầm quyền Đà Nẵng cấm giáo dân an táng người chết tại nghĩa trang khi chưa có quyết định nào bằng văn bản phù hợp pháp luật, việc ngăn cấm bằng công an, vũ lực và vũ khí… có đúng pháp luật không?

Việc cấm chôn cất người chết tại Nghĩa trang Cồn dầu của chính quyền ĐN không những trái luật và vô đạo đức. Vì cho đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi chính thức nào của nhà nước đối với Nghĩa trang CD. Đi xa hơn, thì đây là dự án phát triển kinh tế của một doanh nghiệp tư nhân thìtheo luật, Doanh nghiệp phải có sự thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có đất nằm trong quy họach dự án. Nhưng ở đây, chính quyền ĐN đã thay mặt Doanh Nghiệp thực hiện hành vi nói nôm na là cướp đất của dân bán lại cho Doanh Nghiệp.

Vô đạo đức ở chỗ, đây là ý nguyện trước khi chết của bà Maria Đặng Thị Tân là được chôn gần chồng bà dù chỉ một ngày cũng được. Và con, cháu bà đã thực hiện ý nguyện đó nhưng chính quyền do có chủ truơng đàn áp ngay từ đầu nên đã dàn sẳn hàng trăm công an, CSCĐ để thực hiện hành động mất tính người như chúng ta đã thấy.

- Theo Luật sư, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thì đánh giá như thế nào về các lời buộc tội đối với các giáo dân và cách hành xử trong một nhà nước pháp quyền?

Theo chúng tôi, đây là vụ án được cố tình dựng nên, nên phiên xử Phúc Thẩm sẽ không khác phiên sơ thẩm có chăng là khác ở tên gọi và những thẩm phán. Qua tiếp xúc với hồ sơ và các bị cáo trong vụ án, tôi đã có đủ cơ sở để khẳng định các bị cáo là những nạn nhân trong vụ án – nên tội danh và mức án dành cho họ là quá bất công và vô lí. Những cáo buộc đều mang tính áp đặt nhằm vu oan cho họ.

- Theo Luật sư, quá trình tố tụng và xét xử, các cơ quan công quyền Đà Nẵng đã vi phạm pháp luật ở đây như thế nào?

Theo luật, các lời khai phải phù hợp với nhau giữa các bị cáo, nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới có thể dùng làm căn cứ buộc tội. Nhưng ngay từ giai đọan điều tra, lời khai giữa nhân chứng và bị cáo mâu thuẫ nhưng không được Công an cho đối chất. Tòa án cấp sơ thẩm đã trắng trợn tước quyền bào chữa của các bị cáo khi không cấp giấy chứng nhận cho VPLS Cù Huy Hà Vũ mà họ đã nhờ bào chữa theo pháp luật quy định được thực hiện việc bào chữa cho các bị cáo dù chúng tôi thấy VplS CHHV đã cũng cấp đầy đủ nếu không muốn nói là thừa các thủ tục pháp lý để yêu cầu tòa án Cẩm Lệ cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các ls của Vp.

- Xin cảm ơn Luật sư

1 ngày trước phiên tòa Phúc thẩm Cồn Dầu

Nữ Vương Công Lý

http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-hu%E1%BB%B3nh-van-dong-cac-b%E1%BB%8B-cao-c%E1%BB%93n-d%E1%BA%A7u-la-nh%E1%BB%AFng-n%E1%BA%A1n-nhan-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87c-c%C6%B0%E1%BB%9Bp-d%E1%BA%A5t/

Không có nhận xét nào: