Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011
Cách nào để chấm dứt tình trạng công an đánh chết người ở Việt Nam
Lê Thanh Thúy (Danlambao) – Dư luận phẫn nộ bùng lên chốc lát rồi lắng lại, vụ khác lại xảy ra, lại bùng lên và lắng xuống.
Gia đình các nạn nhân bị công an đến gây sức ép, cô lập. Cảm thấy đấu tranh đòi hỏi công lý là việc quá khó khăn, bởi từ bộ máy điều tra, khám nghiệm tử thi đều do cùng một hệ thống chỉ đạo. Và tất nhiên hệ thống ấy phải bảo vệ cho những kẻ gây tội ác. Bởi vì đó là lực lượng vũ trang trung thành luôn sẵn sàng bảo vệ hệ thống đó như câu slogan ”công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình”. Với đám tôi tớ trung thành đến thế, hệ thống nào nỡ trừng phạt gay gắt!?
Một lực lượng vũ trang khác là quân đội, được một nhà lý luận quân đội giải thích vai trò của quân đội với lý lẽ ” làng”: Quân đội nhân dân Việt Nam có trước nhà nước Việt Nam, do Đảng và Bác Hồ khai sinh ra, đương nhiên phải bảo vệ những người khai sinh ra mình.
Những lý luận, slogan của các lực lượng vũ trang Việt Nam cho thấy, người bị hại, gia đình nạn nhân chết do bạo lực của các lực lượng vũ trang này đừng trông mong gì vào công lý cho thân nhân mình từ hệ thống trên.
Bởi thế nhiều vụ đã đi vào quên lãng, điểm lại xem từ Bắc tới Nam, tìm kiếm trên google con số thông tin là 16.300.000 trong vòng 0,12 giây.
Viết bằng chữ là : mười sáu triệu ba trăm ngàn kết quả trong vòng 1 phần 5 giây.
http://www.google.com.vn/search?client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&channel=s&hl=vi&source=hp&q=c%C3%B4ng+an+%C4%91%C3%A1nh+ch%E1%BA%BFt+ng%C6%B0%E1%BB%9Di&meta=&btnG=T%C3%ACm+v%E1%BB%9Bi+Google
Con số đó nói lên rằng chuyện công an Việt Nam đánh chết người quá nhiều, và những câu chuyện bàn tán xoay quanh cũng quá nhiều.
Chết là hết, giữ người sống ai giữ người chết. Với quan niệm thôi đằng nào người chết cũng chết rồi, nhiều gia đình thân yếu, thế cô phải ngậm ngùi mang xác người thân đi chôn. Mặc kệ chính quyền giải thích là tai biến, đột tử, bệnh tật… lẽ phải nằm trong họng súng, lãnh tụ cộng sản vĩ đại Mao Trạch Đông từng đúc kết chân lý ấy cách đây nửa thập kỷ đến nay vẫn đúng ở những nước cộng sản.
Nếu bạn có người ruột thịt bị công an đánh chết như vậy, bạn sẽ làm gì để đòi công bằng cho người thân mình ? Viết đơn khiếu nại, mang xác lên cơ quan hành chính, căng khẩu hiệu.?
Xác thì chả để được lâu, đơn thì đợi trả lời, khẩu hiệu căng giỏi cùng vài ba hôm đó là bạn có tinh thần tranh đấu, còn không quá lắm gia đình bạn chỉ gửi đớn khiếu nại khắp nơi báo chí, cơ quan luật pháp. Rồi dăm bữa mọi sự lại vào quên lãng, cuộc sống khó khăn sẽ kéo chúng ta xa rời cơn đau đớn này. Chẳng phải có bao nhiêu trường hợp như thế rồi sao!?
Không phải chúng ta không muốn làm rõ, mà bởi vì sức của chúng ta có hạn. Vả lại chúng ta chưa thể nghĩ ra một điều gì liên kết với các trường hợp ngoài gia đình mình, người ta vẫn nói ”trong lúc tang gia bối rối” là vậy.
Nếu ở trường hợp gia đình ông Trịnh Xuân Tùng ở Trần Khát Chân – Hà Nội gia đình làm như sau:
Cho người đi gặp tất cả những gia đình có người thân bị công an đánh chết trước đó từ Bắc tới Nam, mua vé tàu xe, chịu phí ăn ở. Mời những thân nhân gia đình này mang di ảnh người thân đi dự đám tang của ông Tùng. Những người này sẽ đi trước quan tài cầm di ảnh của thân nhân mình với những tấm băng rôn nói về sự việc đại loại như Nguyễn, Trần… bị công an Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Bình đánh chết ngày…
Thiết kế một quan tài kính, có thiết bị làm lạnh, để trên xe tải không có thành đi chậm dong qua các phố hay những nơi cần đến. Trên xe quan tài ghi rõ:
- Ông, bà Nguyễn X bị công an phường, thị trấn X đánh chết ngày….
Cho người cầm phướng ghi tên tuổi công an hành hung, số nhà… đi cạnh quan tài.
Trên đường đi của đám tang, in sẵn những bài viết về các vụ án công an đánh chết người phân phát cho mọi người dân hai bên đường. Đưa cho họ mỗi người một nén nhang xin họ đưa người thân của mình đi một đoạn cho hương hồn nạn nhân được an ủi, thanh thản.
Dùng laptop có usb 3g, điện thoại cho một số thanh niên thành thạo kết nối để các nơi được chứng kiến trực tiếp đám tang.
Có lẽ chỉ cần một gia đình làm như thế, những điều không khó lắm.
Riêng chúng ta, những người dân có thể là nạn nhân trong tương lai, hãy ăn mặc chỉnh tề, lặng lẻ nối theo đoàn tang để đưa tiễn người qua cố về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Tin rằng trong tương lai cảnh công an đánh chết người dân sẽ hiếm khi tái diễn.
Lê Thanh Thúy (danlambao)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét