Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011
Khen các anh rất khó
Mẹ Nấm – Tôi thử làm một cuộc tìm kiếm nho nhỏ, trong chuyên mục Pháp Luật trên trang VNExpress từ tháng 1 năm 2011 cho đến nay cùng cụm từ “chiến sĩ công an tốt 2011″ trên Google, nhằm tìm kiếm thông tin thật khách quan, cho bài viết dưới đây của mình.
Kết quả sơ bộ như sau:
* Tháng 1/2011:
Chiến sĩ trẻ đam mê nghề “hiệp sĩ” bắt cướp
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/01/3ba24eee/
Giây phút sinh tử dưới làn đạn của kẻ buôn ma tuý
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/01/3ba24eb8/
Trung uý bị loại ngũ vì lùm xùm chuyện mượn tiền dân
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/01/3ba24f56/
Hải Phòng: Dân biểu tình bị công an đánh gãy tay.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=125698&z=2
Công an đánh dân như xã hội đen
http://laodong.com.vn/tin-tuc/cong-an-xa-danh-dan-nhu-xa-hoi-den/29012
*Tháng 2/2011:
Đường vào tù của ba công an
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/02/3ba25ecb/
Người chiến sĩ công an hết lòng vì nhân dân(*)
http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=25744
Ba cảnh sát bị chém khi áp giải tội phạm truy nã(**)
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/02/ba-canh-sat-bi-chem-khi-ap-giai-toi-pham-truy-na/
Cảnh sát đặc nhiệm truy đuổi cướp trên phố(***)
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/02/canh-sat-dac-nhiem-truy-duoi-cuop-tren-pho/
*Tháng 3/2011:
Nguyên thiếu uý làm chết người nhận án 7 năm tù
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/nguyen-thieu-uy-lam-chet-nguoi-nhan-an-7-nam-tu/
Nghệ An: Công an đánh người đổ máu, dân kéo đến biểu tình
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/03/nghe-cong-anh-nguoi-o-mau-dan-keo-en.html
Hai cảnh sát bị kết tội cướp tài sản
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/hai-canh-sat-bi-ket-toi-cuop-tai-san/
Trung tá công an bị tố đánh dân gãy cổ
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/trung-ta-cong-an-bi-to-danh-dan-gay-co/
Cựu trung tá công an bị bắt để điều tra việc đánh dân
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/cuu-trung-ta-cong-an-bi-bat-de-dieu-tra-viec-danh-dan/
Để tránh cho người đọc có “cái nhìn u ám” (chữ của mấy ảnh) về ngành công an, tôi xin miễn phần bình luận. Xấu tốt thế nào, người đọc những bài báo trên có thể tự rút ra kết luận cho riêng mình.
Chỉ mới ngắm nghía sơ qua bộ “sưu tập chiến công” của các anh do báo lề phải thống kê thôi dù chưa thể gọi là đầy đủ, thì đã thấy có lắm chuyện không thể giấu diếm như thế. Nếu tính cả “chiến công” chẳng làm gì trước những bất công trong xã hội với đầy đủ “việc làm” nữa, thì có lẽ con số thống kê trên của tôi chỉ là số lẻ. Đấy là chưa kể đến chuyện đổi trắng thay đen, mà dân hay gọi là án tại hồ sơ, tạm thời không được tính đến trong bộ “sưu tập” này vì rườm rà quá xá.
Không nên “bi quan” quá bởi còn có sự so sánh tuyệt đối thế này nhé!
Lực lượng công an nhân dân, được ví như thanh kiếm và lá chắn của xã hội. Nói một cách khác, các anh là công cụ bảo vệ. Số lượng con người trong ngành của các anh không lớn lắm – xuất thân của các anh là từ dân. Nếu thử làm phép “bổ đầu chia xôi” thì người ta sẽ thấy tỉ lệ vi phạm pháp luật của những người thừa hành luật pháp khá cao so với các ngành khác. Hay nói không ngoa cho lắm, nghĩa là hơi hơi thôi, các anh phạm tội ác hơi nhiều.
Xét xử khách quan hay chủ quan, công khai hay xử kín đó là nhiệm vụ của pháp luật.
Riêng với cá nhân tôi, thiết nghĩ, những người công tác trong ngành công an – được xem như những người thừa hành pháp luật, hẳn phải là người biết luật rất rõ, mà còn phạm luật, thì ngoài các biện pháp cảnh cáo, cách chức, khai trừ còn phải bị xử phạt ở khung hình phạt cao nhất để có tác dụng răn đe làm gương cho toàn xã hội.
Nhìn lại vụ án “Tử vong ở trụ sở công an tại Bắc Giang” (1) năm ngoái, toà tuyên án 7 năm tù giam cho cựu thiếu uý công an Nguyễn Thế Nghiệp, không thấy nhắc tới trách nhiệm có liên quan của 4 người khác là Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thế Nghiệp và Diêm Đăng Quyết như các báo đã đăng (2).
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định về các hành vi gây chết người như sau:
Một số hành vi khác, cũng làm chết người, nhưng không coi là hành vi của tội giết người như:
• Hành vi đúng luật: Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép (phòng vệ chính đáng, thi hành án tử hình người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…)
• Hành vi trái luật: Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, hành vi vô ý làm chết người, hành vi bức tử, hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, hành vi giết con mới đẻ, hành vi giết người do tinh thần bị kích động mạnh, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng… (3)
Điều 93 – Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định:
Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Như vậy việc xử phạt Nguyễn Văn Nghiệp 7 năm tù giam, có thể được xem là xét ở mức hình phạt thấp nhất theo khoản 2 – điều 93 BLHS. Ở đây người ta không xét đến điểm K – khoản 1 : “Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp”.
Tôi không muốn tin rằng, luật pháp có thể uốn cong, nhưng nếu cứ tiếp tục xét xử các hành vi gây chết người trong khi đang thi hành công vụ của ngành công an bằng những phiên toà tương tự như ở Bắc Giang thì sự công bằng, nghiêm minh và tinh thần thượng tôn pháp luật rõ ràng là không hề tồn tại.
Không ai có thể “rút kinh nghiệm sâu sắc” bằng việc hy sinh tính mạng của người khác như tuyên bố của ông đại tá Dương Ngọc Sáu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang được.(5)
Ngày 2 tháng 3 năm 2011, một trung tá công an tại Hà Nội lại bị tố cáo đánh dân vì người này không đội mũ bảo hiểm. Kết quả sau một tuần nằm viện, người đàn ông này đã chết vì bị gãy cổ.
Lại thêm một người nữa chết, khi có xô xát với công an, một Facebooker đã nói: “Vào tay công an, không chết cũng bị thương”. Người khác nhìn nhận xa hơn rằng: “Không kiểm soát được lực lượng âm binh này, Đảng đừng mong xã hội ổn định.”
Để người dân không phải chọn thái độ tiêu cực khi đánh giá những nỗ lực và đóng góp của ngành công an đối với xã hội, tôi nghĩ những ai can đảm chọn nghề nghiệp này ắt hẳn tự có chuẩn mực riêng cho cá nhân mình bên cạnh các tiêu chuẩn đạo đức buộc phải có của ngành nghề. Đã chọn lấy nghiệp “phục vụ” thì nên theo đuổi và sống xứng đáng với nó.
Công an phục vụ ai? Câu trả lời này – tôi xin dành lại cho các chiến sĩ công an nhân dân.
Cá nhân tôi cho rằng, nếu khi vi phạm pháp luật, những người thừa hành luật pháp đang khoác trên người bộ quần áo có đủ thứ bà rằn mà dân lỡ trao ..nhầm, thì dù chỉ phạm lỗi thôi – cũng đáng gọi là tội.
Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi tôi muốn nói rút lại lời xin lỗi thủ tướng (7) để nói với các anh rằng, khen các anh khó quá thưa các anh!
Muốn khen lắm, thực lòng muốn khen lắm cơ. Nhưng, các anh tự khen đi, còn tôi thì tôi chịu!
Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, người vừa bị công an đánh gãy cổ vì không đội mũ bảo hiểm ngày 2/3/2011 vừa qua. Nguồn: Internet.
Bài viết riêng cho DCVOnline.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét