Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
Trung Quốc: Người khổng lồ hay chàng béo?
Hôm nay tình cờ thấy một nữ đồng nghiệp cũ đã mấy năm không gặp dắt con trai bà ta tới khám bệnh. Tôi nói, cậu bé này mới mấy năm không thấy mà bây giờ đã thành người lớn rồi; không ngờ nữ đồng nghiệp của tôi lại nói: nó không phải là người lớn mà là một thằng bị thịt, tuổi chưa nhiều mà đã lắm bệnh.
Câu nói đó làm tôi nghĩ tới Trung Quốc của chúng ta ngày nay. Không thể không tự vui mừng khi cả thế giới đều cung kính nói, đó là một người khổng lồ.Thế nhưng những người có suy nghĩ lại thấy Trung Quốc không phải là người khổng lồ của thế giới mà là anh chàng bị thịt của thế giới. Đó là vì tăng trưởng kinh tế của chúng ta không tăng cường sức mạnh đất nước, mà ngược lại còn làm cho xã hội Trung Quốc nẩy sinh vấn đề ngày càng nhiều.
Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc ngày nay không phải đến từ “Trung Quốc sản xuất” mà cũng không phải đến từ “tri thức Trung Quốc”; bởi vì trong cuộc cạnh tranh hàng hóa toàn thế giới “Trung Quốc sản xuất” vẫn chỉ là đại danh từ của hàng vỉa hè. Còn “tri thức Trung Quốc” thì vẫn chưa ra khỏi cửa nước mình, “tri thức Trung Quốc” vẫn chưa là sức sản xuất. Nêu như vậy thì tăng trưởng kinh tế của chúng ta đến từ đâu.? Thì ra kinh tế nhà đất đã trở thành điểm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Đúng là khi nhà đất đứng đầu thế giới thì mức tăng trưởng GDP của chúng ta cũng đứng đầu thế giới.
Thứ hai, kinh tế nhà đất của chúng ta không mang lại sự gia tăng của cải của toàn xã hội mà đã trở thành con đường vơ vét toàn diện của cải của dân chúng Trung Quốc; vì thế kinh tế nhà đất càng phát tài, dân chúng Trung Quốc càng nghèo. Tất nhiên là đi cùng tình trạng trên là đã có một số kẻ giầu phất. Chính là nhà đất đã làm cho xã hội Trung Quốc sản sinh ra, bồi dưỡng nên, một số tỷ phú Trung Quốc còn giầu hơn tỷ phú Mỹ và thế giới; hơn nữa lại giầu phất rất nhanh. Những tỷ phú này sau khi giầu rồi, không phát triển kinh tế Trung Quốc bền vững mà mang tiền ra nước ngoài tiêu pha. Chính là do của cải xã hội chúng ta lưu động đơn hướng như vậy, nên đã làm cho tổng của cải của xã hội Trung Quốc nhanh chóng giảm bớt, khiến dân chúng đã nghèo, ngày càng nghèo thêm.
Thứ ba, tiền chuyển nhượng đất đai làm cho chính quyền thu lợi to lớn, khiến chính quyền cành tăng nhanh đầu tư. Được sự kích thích của điểm nóng nhà đất, đầu tư chính phủ đã từ số không hồi đầu cải cách mở cửa nhanh chóng tăng lên đến trên 90%; có nơi về cơ bản, trong đầu tư thực tế đã có tới 100% là của chính quyền. Điều quan trọng hơn là chính phủ đầu tư không phải là hạng mục tăng trưởng kinh tế mà toàn bộ những hạng mục đầu tư đã lấy đầu tư xây dựng cơ bản làm chính; mặc dù những hạng mục này cũng có thể đẩy nhanh tăng trưởng GDP xã hội, nhưng đã làm cho chỗ nào cũng có hiện tượng tài sản xã hội nhàn rỗi và lãng phí, vì nó chỉ có đầu vào chứ không sản xuất, trên 80% hạng mục của chính phủ có thu hoạch bằng không. Chính vì thế nó làm cho nước lớn kinh tế chúng ta càng ngày càng béo, đồng thời lại làm cho sức mạnh đất nước chúng ta càng ngày càng yếu.
Thứ tư, qui mô đầu tư chính phủ càng ngày càng lớn nhưng kèm theo đó là hủ bại càng ngày càng nhiều; hủ bại đã thành giọng điệu chính trong xã hội chúng ta. Trong xã hội hủ bại thì phân hóa hai cực là thể hiện chủ yếu nhất. Kết quả là các phần tử hủ bại càng ngày càng giầu còn dân chúng thì càng ngày càng nghèo. Điều quan trọng hơn là hủ bại đã làm cho quan niệm về pháp chế bằng không; từ đó dẫn tới việc xâm chiếm lợi ích quốc hữu hoặc xâm chiếm lợi ích dân chúng trở thành hiện tượng xã hội phổ biến. Trong một xã hội mà sự phẫn nộ của dân chúng ngày một gia tăng, liệu có thể nâng cao sức mạnh đất nước không?
Thứ năm, mặc dù tài sản quốc gia không ngừng gia tăng, nhưng đó chỉ là sự gia tăng trống không, bởi vì lợi ích gia tăng đó đã bị những kẻ có quyền xâm chiếm. Trước hết tiêu dùng công của xã hội nước ta đã đứng đầu thế giới. Trên thực tế tài sản quốc gia đã trở thành đối tượng của tiêu dùng công. Thứ hai, nhân viên công vụ của Trung Quốc càng ngày càng nhiều, trở thành đội ngũ công vụ viên có tỷ lệ cao nhất trên thế giới, đội ngũ công vụ viên của chúng ta hiện nay đã vươn tới cán bộ thôn. Ngoài ra cấp bực của họ càng ngày càng cao, cán bộ hương, trấn đã trở thành đơn vị cấp phòng( trước đây cấp huyện mới ngang cấp phòng) .Đội ngũ khổng lồ công vụ viên đó chẳng có ai phát triển kinh tế, họ chỉ trông chờ vào thu thuế để sống. Công vụ viên của chúng ta là địa chủ, nhà đất đã nuôi sống họ.
Thứ sáu, tài nguyên của Trung Quốc chỉ có thể nuôi sống 200 triệu người, vì vậy tuyệt đại đa số dân chúng dã trở thành những người tự tìm lấy con đường ra, đã có nhiều người tới nước ngoài làm thuê nhưng chưa thấy xuất hiện hiện tượng làm quan kiếm tiền của người nước ngoài . Do tài nguyên chỉ có thể nuôi sống 200 triệu người, nên dân chúng chỉ có thể tự tìm đường ra, nhiều người dân cảm thấy mình là người thừa, số người muốn có quốc tịch nước ngoài càng đông, khái niệm quốc gia trong lòng người dân ngày càng mờ nhạt, người muốn hiến thân vì tổ quốc ngày một ít. Thử nghĩ xem một xã hội như vậy có thể có được lực ngưng tụ không?.
Ngoài ra của cải tinh thần nhanh chóng suy giảm đã là hiện tượng phổ biến của người Trung Quốc.
Quan chẳng vì nước mà chỉ kiếm lợi vì mình, dân cũng chẳng vì nước mà chỉ nghĩ làm thế nào để tự mưu sinh.
Trong tình trạng tinh thần đó, nhiệt tình xã hội chúng ta thể hiện ra chỉ là sự thể hiện thấp nhất của sức mạnh đất nước mà thôi!
Uông Hoa Bân(Trung Quốc)
Dương Danh Dy (gt)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét