Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

BỊ “CÁCH MẠNG HOA NHÀI” ĐẨY LUI – BẮC KINH LO VÁ VÍU “ĐỒNG THUẬN BẮC KINH”

Tổng Hợp Tin Tức ngày 27-4-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

Ngày 28-1-1979, quan chức cao cấp nhất nước Tàu Cộng, lần đầu tiên chính thức công du “tham quan” nước Mỹ, được chào mừng với 19 phát súng cà-nông long trọng. Quan chức ấy là Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu Bình. Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống Jimmy Carter tỏ ra chiều chuộng tối đa quan chức này : một ống nhổ to tướng bằng đồng, được lau chùi bóng loáng, chờ sẵn nơi tiếp khách của Tổng Thống Mỹ, để thỏa mãn nhu cầu khạc nhổ thường xuyên của ông Đậu Nhất Hổ Xã Hội Chủ Nghĩa. Tiểu Bình có “hỗn danh” này, vì hơi bị thiếu chiều cao, giống như nhân vật “lùn” và chuyên “độn thổ” trong truyện Thủy Hử. Tuy khạc nhổ xoèn xoẹt trước mặt khách, hơi bị coi là thiếu văn hóa theo phong cách ngoại giao Tây Phương, nhưng khi đã có “đồng thuận” chiến lược chi chi đó, thì “ba cái lẻ tẻ” này, phải – và nên – coi là ngoại giao “xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Quốc”. Đó là cái bước đầu tiên, dẫn đến những cấu kết “có tính chiến lược” hơn, cắt nghĩa cái sau này được gọi là “Đồng Thuận Bắc Kinh”. Các nhà đầu tư và các công ty đa quốc Mỹ, đua nhau nhảy vào thị trường Tàu, trong khi Tàu Cộng ra mặt cấu kết chặt chẽ với tư bản Mỹ, làm ra vẻ nhất quyết thôi cộng sản, và chỉ hạn chế tự do dân chủ trong ngắn hạn. Trong nội bộ, Tàu Cộng cắt nghĩa thái độ “bám đuôi tư bản” với “lý luận” đi vào giai đoạn quá độ của Lê-nin. Phía Mỹ cắt nghĩa chủ trương “nuôi ong cộng sản trong tay áo tư bản” bằng cách biện bạch rằng Mỹ “làm ngơ” cho Tàu Cộng vào kinh tế thị trường mà không cần phải có “tự do dân chủ ngay”, chẳng qua cũng như Mỹ bấy lâu giúp các nước đang phát triển khác, thuộc “thế giới thứ ba”, theo cái mà mọi người vẫn gọi là “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” – The Washington Consensus. Hệ quả nhãn tiền của các “lý lẽ tréo ngoe” này, là rất nhiều nước, từ Trung Đông qua Châu Phi, luôn cả Nam Mỹ, sau khi hưởng ưu đãi của “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn”, trở nên giàu sụ; các nhà độc tài trở thành bạo chúa, luôn cấu kết với nhau, cha truyền con nối “cố bám quyền lực”, trở thành “ụ cản”, gây bất ổn cho sự phát triển của kinh tế thị trường. Tệ hại hơn, chủ nghĩa Đại Hán bành trướng, với đà xâm thực toàn cầu “nhanh và mềm”, nhân cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2007-2008, đã bộc lộ ý đồ muốn đem “Đồng Thuận Bắc Kinh” thay thế “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” sắp xếp lại trật tự thế giới. Trong tình huống đó, “Cách Mạng Hoa Nhài” đã bùng nổ; Mỹ “xử lý” một số “đồng minh đáng xấu hổ” của Mỹ, trong khi Tàu Cộng “không rét mà run”, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trở lại năm 1979, đúng 20 ngày sau khi Tiểu Bình “khạc nhổ” vào nền ngoại giao “thực lợi” – pragmatic – của Mỹ, ngày 17-2-1979, Tàu Cộng đem quân đánh sang Bắc Việt, với danh nghĩa “giáo trừng” – nói là “ dạy cho bọn “côn đồ” VN một bài học”. Liên Xô tuy có hiệp ước “an ninh hỗ tương” với Cộng Hòa XHCNVN, nhưng đã không trực tiếp can thiệp, chỉ “chi viện” cho đảng csvn một mình làm “nghĩa vụ quốc tế”, tiếp tục làm “lính đánh thuê”, sa lầy lụn bại ở cả phía Bắc lẫn ở chiến trường Kampuchea. Mỹ chọn thái độ “tọa sơn quan hổ đấu”. Tuy không chủ trương chiếm Bắc Việt, nhưng nhân cơ hội này, Tàu Cộng đánh chiếm một số đảo vùng Trường Sa. Tàu đã mon men cả đến Phú Quốc, vì hạm đội Liên Xô bất động, nhưng Mỹ không bằng lòng, nên Tàu chỉ đánh mà không chiếm đảo này. Hoàng Sa thì VGCS đã “cúng cụ” Tàu, từ lâu trước khi Tàu đụng độ với Hải Quân VNCH ở đây. Tội bán nước của VGCS đã rành rành, không thể chối cãi.

Liên Xô sụp đổ; VGCS lâm cảnh “chó mất chủ”, nhưng có cơ hội bằng vàng, núp theo Mỹ mà “thoát thân” khỏi kiếp tôi đòi. Chúng đã không chọn con đường tự chủ. Chúng thà mất nước chứ không mất đảng. Chúng kéo nhau sang Thành Đô, một tỉnh biên giới Tàu, nói là “chuyển sang hoà bình”, thực chất là “trói mình chuộc tội”, bán nước để cầu sinh. Từ đó, VN trở thành “một bộ phận” của nước Tàu, dần dà bị Tàu xâm thực bằng “thế lự̣c mềm”. Từ nội trị cho đến ngoại giao, nhất nhất chúng đều “sao chép” Tàu. Trong khi đó, Tàu nhờ bịp được Mỹ, nêu khẩu hiệu “giàu có là vinh quang”, triệt để lợi dụng những ưu đãi của Mỹ và đồng minh, theo mô thức hiện đại hóa của Nhật thời “duy tân”, trở thành một nước tư bản “rừng rú”, không khác gì phát xít Đức và Nhật trước Thế Chiến II. Trong Chiến Tranh Lạnh, Tàu cũng như Liên Xô, thường tuyên truyền lên án Mỹ là “thực dân mới”. Nay thì Tàu đã “giàu có là vinh quang” dưới cái dù của Mỹ, bành trướng ảnh hưởng qua Trung Á, Trung Đông và Châu Phi, đang bị “Cách Mạng Hoa Nhài” lên án là “thực dân mới”, e không còn kịp “giải tỏa hiềm nghi” để trở lại thời “ngậm thẻ qua sông” như trước. Tàu đang đ̣ứng trước những mối họa đến từ quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Quy luật ấy buộc rằng phát triển đến một mức nào đó, phải trả lại tự do cho dân, và dân chủ hóa chế độ.

Đối phó theo “tập quán chuyên chính”, Tàu đang cố gắng mượn lại chủ nghĩa dân tộc, một mặt đẩy mũi nhọn ra nước ngoài, diễu võ giương oai, tranh chấp chủ quyền bất cứ nơi nào có cơ hội, tạo căng thẳng bên ngoài, mong dân Tàu vì “tự ái dân tộc” mà quên đi – hay tạm gác qua một bên – những bất công, thiệt thòi mỗi người đang nhẫn nhục chịu đựng ở trong nước; mặt khác, cảnh giác tối đa, triệt hạ mọi mầm mống đối kháng từ trong trứng; ưu tiên thắt chặt “nguồn” thông tin và “công cụ” thông tin. Đối ngoại, nhất là với Mỹ, cái mồm thật cứng, nhưng cái lưng thật dẻo, dùng lợi nhuận mà “phân hóa” các tập đoàn kinh doanh, tìm mọi cách “tạo ra và khai thác mâu thuẫn” chính trị nội bộ Mỹ. Mặt khác, không quên sở trường “ném đá giấu tay”, đẩy Mỹ vào thế mắc kẹt hoặc “sa lầy” ở các nơi khác, đưa đến giảm nhiệt, hoặc loãng sức ép đối với Tàu. Đối lại, Mỹ lần lượt vô hiệu hóa mọi trò diễu võ giương oai của Tàu, mà không mắc sai lầm nào, kích thích tự ái dân tộc Tàu. Dùng các biện pháp “thông minh “ – smart – Mỹ quay ngược mũi nhọn “gai góc” kinh tế tài chính về trong nước Tàu, dồn Tàu vào thế bộc lộ hết nhược điểm mọi mặt, có thể dẫn đến biến động xã hội bất cứ lúc nào, khiến Tảu phải xuống nước “đối thoại”, tuy còn tỏ ra miễn cưỡng. Khi Mỹ đã đặt việc “xử lý” Tàu Cộng vào tầm mức “quyền lợi quốc gia”, với cảnh giác phải giải quyết cho được “trước khi quá muộn”, thì việc ấy phải là trung tâm, với ưu tiên về mọi phương diện. Sở dĩ Mỹ chưa thể đưa ra những đòn mạnh mẽ hơn, là vì, sau khủng hoảng 2007-2008, sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục, lại sắp bước vào năm tranh cử, là năm chính trị Mỹ bao giờ cũng yếu. Nhờ thế, Tàu còn có thời gian để cù cưa vá víu, và cái đuôi của Tàu, VGCS, còn có cơ hội “câu giờ” với những trò “diễu dở” bầu cử quốc hội, hay hội thảo Biển Đông, rồi … hội luận về Hiến Pháp.

Từ “bên Tàu” sang đến “bên Ta”, từ Liên Xô qua Đông Âu, quy luật khách quan vẫn là : hạ tầng cơ sở kinh tế tư bản, thì thượng tầng kiến trúc không thể là cộng sản, hay bất cứ hình thức chuyên chế nào. Lời cảnh báo của Janos Kornai vẫn luôn ứng nghiệm. Bất cứ bạo quyền nào cũng sống nhờ tham nhũng và chết vì tham nhũng.

Không có nhận xét nào: