Tổng Hợp Tin Tức ngày 24-4-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Như mọi người dự phóng : Cách Mạng Hoa Nhài từ Tunisia và Egypt đã mau chóng lan tràn khắp Trung Đông và Bắc Phi; càng lan tràn, nó càng “biến tướng”. Khởi đi từ “Lòng Dân Chống Bạo Quyền”, nó đang biến tướng từ cả hai phía, bởi vì bản chất chính trị, kinh tế, xã hội, mỗi nước một khác.
Phía Lòng Dân : Libya, vì đa phức bộ lạc, bị đối phương khai thác, trả giá đắt và kết thúc chậm; Saudi Arabia và các đồng minh Ả Rập khác cùng cảnh ngộ, đối chọi 2 phái Hồi Giáo Sunni/Shiite tạo tình thế kẹt cứng – stalemate – cù cưa chưa dứt khoát; Syria với xã hội đa tôn giáo, điều hợp khó khăn, bị địch khai thác, có thể phải trả giá kiểu Thiên An Môn ; các nước Châu Phi khác như Sudan, Ivory Coast, Yemen, cũng đang nhùng nhằng vì những đa phức tương tự.
Phía Bạo Quyền : đơn giản hơn và dễ đánh giá hơn. Trước hết, nổi bật là đặc tính “cố bám”, trừ Ben Ali của Tunisia “sớm giác ngộ”, nên bỏ chạy từ đầu. Tuy nhiên, với “xu thế thời đại” của thế kỷ 21, không có chỗ đứng cho bạo quyền, nên bọn “cố bám”, dù gian manh đến đâu, cũng đang đứng “ngược chiều lịch sử”, trước sau cũng bị tiêu diệt. Điều đáng nói, là qua cung cách “đối phó” của chúng, và phản ứng quốc tế trước tình hình, các nhà phân tích chiến lược mọi phía đang nói đến sự chạm trán giữa “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” và “Đồng Thuận Bắc Kinh.
Sau Thế Chiến II, Đồng Minh có kế hoạch viện trợ lẫn nhau, đồng thời viện trợ luôn các nước bị chiến tranh tàn phá – kể cả những nước bại trận – để phục hồi kinh tế toàn cầu. Xu hướng “toàn cầu hóa” mọi mặt phát triển. Trong nỗ lực tái thiết hậu chiến, mô thức John Maynard Keynes lên ngôi, cho phép nhà-nước nhúng tay vào thị trường theo “kế hoạch” có giới hạn về thời gian và mức độ. Tuy nhiên, mô thức Keynes không nên lẫn lộn với mô thức kinh tế kế hoạch tập trung của hệ thống nhà-nước cộng sản.
Sau khi Liên Xô giải tán Quốc Tế 3, và được tập đoàn “đế quốc”, có tên là Đồng Minh, đem quân đánh cứu khỏi bị Hitler tiêu diệt, Stalin được chia cho toàn bộ Đông Âu, do Liên Xô chiếm đóng sau khi “giải phóng” các nước ấy khỏi tay Đức Quốc Xã, gồm luôn ½ nước Đức, Stalin có trong tay một đế quốc “vĩ đại” cổ kim chưa từng thấy, để dùng kinh tế kế hoạch nhà-nước tập trung, hết năm-năm này đến năm-năm khác, với “tầm nhìn” vô giới hạn, để làm “cách mạng thế giới” như vẫn rêu rao. Kết quả : với cái giá khoảng 100 triệu nạn nhân từ các Gulags LX đến các “bộ phận” khác của “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa”, khi Stalin chết năm 1953, quý vị “kế thừa” – từ Malenkov đến Khrushchev và Brezhnev – lãnh một gia tài mọt ruỗng, trên đà sụp đổ. Ngay khi củng cố xong quyền thế, Khrushchev đã nhìn thấy nhu cầu “đổi mới hay là chết”, mặc dầu mãi đến Đại Hội 20 ĐCS/LX mới đưa “đổi mới” thành chính sách – được Nguyễn Văn Linh ở VN “nói theo” – bị Tàu Mao lên án là “xét lại”. Bề ngoài, Khrushchev “lên gân”, đẩy chiến tranh lạnh với Mỹ lên cao độ, nhưng đồng thời cổ võ “chung sống hòa bình” với tư bản. Chiến Tranh Lạnh Tư Bản / Cộng Sản tạo thế phân tranh “lưỡng cực”, đồng thời đẻ ra nhu cầu “trái độn”, gồm những nước “cựu thuộc địa” hoặc “tân quốc gia” chậm tiến – được gọi là “đang phát triển” để tránh xúc phạm “tự ái dân tộc” – với Tàu Cộng được kéo vào làm “trái độn” lớn nhất – sau trở thành cái gọi là “thế giới thứ ba”.
Trong Chiến Tranh Lạnh, cái “thế giới thứ ba” này trở thành đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Tư Bản và Cộng Sản; Cộng Sản “xuất khẩu cách mạng”; Tư Bản đối phó bằng chính sách “be bờ” – containment – và thường xuyên “bị động”. Với thế giới “lưỡng cực” – bipolar – như trên, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữa lúc đang phất cờ “giải phóng dân tộc” đầy chính nghĩa, thay vì chọn đứng vào “thế giới thứ ba” theo nguyên tắc “dân tộc tự quyết”, lại chọn đứng vào phe “xuất khẩu cách mạng”, cho đảng cộng sản ra công khai với tên là Đảng Lao Động, với nhận định “thế giới chia làm hai phe”, và lập trường “ta đứng về phe xã hội chủ nghĩa”. Qua chọn lựa này, đảng cộng sản vn đã ôm mâu thuẫn quốc tế vào lòng dân tộc; khi mâu thuẫn ấy triển khai đến độ “không phân thắng bại”, thì kết quả tất yếu là nước Việt phải chia đôi năm 1954.
Chiến Tranh Lạnh, khi nóng lên, trở thành “chiến tranh cục bộ” – như ở Việt Nam trước và sau năm 1954 – thì có tên là “chiến tranh ủy nhiệm” – proxy war – với cả hai miền Bắc và Nam VN, bị xô vào thế “gà nhà bôi mặt đá nhau”. Sự khác biệt là : Hồ Chí Minh “tự nguyện”; Ngô Đỉnh Diệm và Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn miễn cưỡng, vì nhu cầu tự vệ.
Khi chấp nhận cho cộng sản “sống chung hòa bình”, Tư Bản thừa biết rằng cộng sản trước sau cũng chết vì kinh tế, cho nên trong Chiến Tranh Lạnh, Tư Bản chỉ cần “be bờ”, cho cộng sản cơ hội “xuất khẩu cách mạng”, rồi kiệt quệ mà chết. Cho nên, trong khi cộng sản “bành trướng”, Tư Bản “tranh thủ” các nước “đang phát triển” bằng “viện trợ kinh tế” và “giao lưu văn hóa”. Kinh tế chậm tiến muốn vươn lên, có nhu cầu “kế hoạch hóa”, do đó phải chấp nhận một thời kỳ nhà-nước nhúng tay vào kinh tế thị trường. Sự chấp nhận có giới hạn này, về sau được đặt tên là “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” – Washington Consensus. Đồng thuận này bó buộc rằng, khi đã qua ngưỡng cửa “chậm tiến” thì phải trả lại tự do cho kinh tế thị trường, bằng không, xã hội sẽ mất ổn định, đưa tới bạo loạn. Nói khác đi, “đổi mới” kinh tế mà không “đổi mới” chính trị, chỉ cần chậm trễ thôi, hãy trông gương Liên Xô. Cái mà CS Hà Nội cứ lải nhải gọi là “diễn biến hòa bình”, coi như con ngoáp ộp phải “chống”, chẳng qua chỉ là quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Vào kinh tế thị trường mà cưỡng lại nó, thì chính nó sẽ quật cho mà chết. Đó là lời cảnh báo của nhả kinh tế Hungary Janos Kornai. Ông này, từ cả chục năm trước đã sang tận Hà Nội “dạy dỗ” cho bọn “lú lẫn” cộng sản trái mùa, nhưng hình như chúng không thuộc bài.
Khi Tàu Cộng phản Liên Xô, theo Mỹ, đã được Mỹ đối xử như với các nước “đang phát triển” khác, với “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn”. Tôn trọng đồng thuận này, những nước như Ấn Độ, Brasil, Nam Phi, Nhật, Nam Hàn, Singapore … đã ra khỏi ngưỡng chậm tiến, tự do dân chủ hóa, đứng vào hàng G20, sau G7, G8. Hưởng mọi ưu đãi, Tàu mau chóng “vượt ngưỡng”; chậm hơn Liên Xô và cùng đứng trước đòi hỏi “dân chủ hóa”, Tàu đã được Mỹ “làm ngơ” sau vụ Thiên An Môn. Với 30 năm “tư bản hóa”, Tàu đã trở thành một nước tư bản. Thay vì noi gương các nước “lương thiện” kể trên, Tàu tìm mọi cách né tránh “dân chủ hóa”, dùng “thế lực mềm” bành trướng ảnh hưởng ra khắp thế giới, vượt mức cạnh tranh, trở thành “đối đầu” với thế giới tư bản, cụ thể là với Mỹ. Những nước bị Tàu mua chuộc ở Trung Đông và Bắc Phi, noi gương Tàu, đã qua vượt ngưỡng chậm tiến từ lâu, nhưng vẫn cố bám bạo quyền, trở thành những “đồng minh đáng xấu hổ” của Mỹ, nay gặp nạn “diễn biến không hòa bình”, Mỹ phải buông tay, muốn cứu cũng không được, vì cứu là trái với Lòng Dân. Biến loạn cách nước Tàu đến nửa vòng Trái Đất, mà Tàu “đối phó quá mức cần thiết”, khiến mọi người không thể không nghĩ đến sự “phá sản” của “đồng thuận Bắc Kinh”.
Cái đuôi của đồng thuận Bắc Kinh ở Việt Nam cũng đang hốt hoảng. Theo chỉ số nổi loạn – Revolting Index – của Wall Street Journal, VN còn đứng trên cả Tunisia lẫn Egypt, nhưng tại sao “Cách Mạng Hoa Nhài” chưa xảy ra ? Có người cho rằng “Việt Cộng mạnh lắm”, hó hé thì …”có mà chết”. Người khác chê dân VN chịu nhục đã quen nên không còn ý chí quật khởi. Lại có người trách tuổi trẻ VN “hèn”, chỉ biết ăn chơi phè phỡn, trong khi tuổi trẻ Egypt một tay cầm cell-phone, tay kia cẩm gạch đá, gậy gộc, đi đấu tranh chống bạo quyền. Riêng người bạn chiến đấu của Vietnam Freedom Fighters, nhà phân tích chuyên về Đông Nam Á, Michael Benge viết trên Blogg của ông bài “Vietnamese Communist’s Fear Factor is Rising”, cho rằng, với các điều kiện biến loạn quá đầy đủ, trước sau VN cũng phải có “Cách Mạng Nước Mắm”.
Theo Michael Benge, sở dĩ cộng sản vn còn sống sót đến ngày nay, là vì chúng được Mỹ o bế, che chở, với hy vọng dùng cộng sản vn “be bờ” Trung Cộng. Mỹ cho quyền lợi gì chúng cũng tóm thâu mau lẹ; Mỹ buộc hứa hẹn gì chúng cũng hứa, nhưng không bao giờ giữ lời hứa. Bị trách cứ, thì chúng giở trò “bọc nhung bàn tay sắt”, lùi lại chút đỉnh, thả bớt vài người tù không quan trọng, để được cho là “có tiến bộ”; rốt cuộc, đâu vẫn hoàn đấy. Chúng hiện đang bối rối vì khủng hoảng kinh tế; đối phó không nổi, vì tham nhũng. Chỉ cần Mỹ cứng rắn lên, buộc chúng vào thế C&D – cease and desist – ngưng bặt và không được tái diễn – chấm dứt đàn áp Nhân Quyển và ngược đãi tôn giáo. Chỉ cần Mỹ nắm vững nguyên lý cộng sản vn cần Mỹ hơn là Mỹ cần csvn, như BS Nguyễn Đan Quế đã nhắc nhở. Không có tiền đầu tư nước ngoài; không có tiền viện trợ mọi mặt; không có lợi nhuận buôn người; không có tiền trả nợ đáo hạn; chúng lấy gì nuôi bộ máy đàn áp ? In thêm tiền ra, tạo bão giá lạm phát, là mời gọi “Cách Mạng Nước Mắm” mau xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét