Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

HÀNG HÁN, KHÔNG HÀNG TÀO

Hồi đó trong các trại tù Cải Tạo vào khoảng năm 1978, vào những buổi tối, trước lúc 9 giờ, chúng tôi thường túm năm chụm ba kể chuyện Kiếm Hiệp của Kim Dung, Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc.Lợi dụng những lúc đó, chúng tôi thường thêm lời bàn “Mao Tôn Cương” vào cho nó có ý nhị và trau dồi kiến thức chính trị với nhau.
“Hàng Hán, không hàng Tào”là câu truyện trong “Tam Quốc Chí” lúc mà Quan Vân Trường bị khốn ở Thổ Sơn, nhìn quanh chỉ còn vài chục binh tốt, với nhiệm vụ bảo vệ “nhị tẩu”, Cam phu nhân và My phu nhân, vợ của Lưu Huyền Đức. Chung quanh Thổ Sơn quân Tào vây trùng trùng điệp điệp, chim chóc cũng không thoát được. Quan vân Trường cầm thanh long đao, cưỡi ngựa Xích Thố, uy nghi đứng chặn lối duy nhất lên Thổ Sơn, tỏ ý quyết tử chiến. Bỗng thấy Trương Liêu, bộ tướng thân cận của Tào Tháo, đến dụ hàng. Vân Trường quát:

-“Nếu hạ được ta, ta sẽ tự xử, ngươi đừng hòng mua chuộc được ta”

Nói xong vung Long Đao lên, quyết chiến. Trương Liêu vội vàng xuống ngựa và nói:

-“Xin Quan hầu bớt giận, xin cho Liêu này bầy tỏ một đôi lời, rồi muốn chém hay mổ tùy ngài định liệu, nói xong vất khí giới xuống đất tỏ ý thực tâm cầu hòa. Liêu nói tiếp:

-“Ngài là bậc đại anh hùng vang danh thiên hạ, ai mà không kính mộ, nay ngài chỉ nghĩ đến quyên sinh mà quên nghĩa cả Vườn Đào thật đáng tiếc! Ngài không bảo vệ được “Nhị Tẩu” đó là lỗi với huynh trưởng, tội với quân vương, chưa biết tin tức Lưu sứ quân và Trương tướng quân ra sao đã vội hy sinh thân mình là lỗi lời thề kết nghĩa. Một mai họ tập họp quân binh, phất cờ quật khởi thì lấy ai là người đắc lực phù trợ đến nỗi hỏng cả cơ đồ vương bá mà các ngài đã từng thề thốt tại Vườn Đào thì cái tội quyên sinh vô nghĩa ngày hôm nay ai gánh chịu cho? Cúi xin Quan hầu nghĩ lại nên lưu cái thân ngàn vàng hữu dụng đó cho Lưu sứ quân dùng mai sau. Đây mới là kế vẹn toàn của những bực anh hùng, biết thức thời mới là tuấn kiệt. Thưa ngài.

Quan Vân Trường cúi đầu ngẫm nghĩ mà rằng:

-“Được ta bằng lòng đầu hàng nhưng phải có ba điều kiện:

1-Hàng Hán chứ không hàng Tào.

2-Phải lấy lễ mà đối xử với hai chị của ta.

3-Nghe tiếng anh ta ở đâu, ta sẽ bỏ mà đi tìm”.

Tào Tháo nói với Trương Liêu rằng:

-“Ta chấp thuận điều một, vì Tào là Hán và Hán là Tào không có gì phân biệt.

-Điều hai ta cũng chấp thuận, vì trong quân ta có nam nữ khác biệt, trên dưới phân minh, biệt đãi những anh hùng hảo hán. Đó là bản tánh của ta.

- Còn điều thứ ba thì hơi khó, vì ta trọng đãi hắn để làm gì? Khi nghe tin Lưu Bị ở đâu hắn bỏ ta mà đi?

Trương Liêu bèn thưa rằng:

-“Thừa tướng chỉ cần bưng bít tin tức của Lưu Bị, hắn không biết tin làm sao mà đi. Trong khi đó thừa tướng đãi ngộ hắn gấp trăm gấp ngàn lần Lưu Bị: rượu ngon gái đẹp, quan chức lớn, danh lợi nhiều, lâu ngày chầy tháng hắn sẽ quên hết chuyện kết nghĩa, đến bấy giờ thừa tướng có đuổi hắn đi, hắn cũng chẳng muốn đi. Hiện tại giữ hắn ở đây, ly gián tình huynh đệ của hắn, mai sau dù hắn có tìm đến với Lưu Huyền Đức vị tất “tình kết nghĩa Vườn Đào đó” còn nguyên vẹn và cao cả như bây giờ. Xin thừa tướng nghĩ lại”.

Đây là vấn đề chính danh (hay chính nghĩa) trong chính trị. Tào Tháo thì cho rằng: “Tào là Hán, và Hán là Tào”. Tuy hai mà là một, đây là lý luận ngụy biện, tiếm danh, lừa dối thiên hạ.

Nhưng Quan vân Trường biết ý đó nên dù ở thế hạ phong (đầu hàng) nhưng muốn có chính danh, vì vốn người nhà Hán, con cái nhà Hán, thì về với Hán là lẽ đương nhiên, phân biện thật rõ ràng:

“Hán và Tào khác biệt nhau, hai họ khác nhau, hai danh xưng khác nhau, hai người hoàn toàn khác biệt.

Hán là Hán Hiến Đế là vị vua trị vì nước Tầu bấy giờ, là đại diện cho dân Trung Hoa, là quyền uy duy nhất của nước Tầu mà không ai có thể tiếm xưng được. Tào là Tào Tháo, là cá nhân, phục vụ với chức thừa tướng cho vua Hán Hiến Đế. Dù thế nào chăng nữa thì cũng không thể là Hán hiến Đế được. Nói tóm lại Tào Tháo là thừa tướng nhà Hán nhưng thực chất chỉ là tên giặc nhà Hán, lấy danh nghĩa nhà Hán để khuynh đảo thiên hạ, uy hiếp Hiến Đế, sai bảo các quan và trị vì muôn dân. Nếu ai phản đối lấy quyền vua ra xử trị”.

Bây giờ ta bàn đến chuyện nước ta:

“Ngay từ mùa thu năm 1945, Hồ chí Minh với bè lũ Cộng sản, muốn lấp liếm, ngụy biện ẩn dưới danh nghĩa “giải phóng dân tộc” để âm thầm thực hiện đường lối “chuyên chính vô sản” theo chủ thuyết Mác Lê. Cho nên chúng cứ bắt dân phải học tập: “Đảng là dân tộc, là đất nước. Vì đảng là đại diện duy nhất của dân tộc, của đất nước. Vì đảng tranh đấu cho quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước. Đảng vì dân mà đấu tranh, từ dân mà ra sức, cho nên đảng là dân, dân là đảng, dân và đảng là một khối đồng nhất bất khả phân”.

Đến bây giờ chúng đã chiếm được cả nước chúng mới lộ mặt nạ, lấy tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và bắt mọi người phải học tập và công nhận:

“Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”

“Yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước”

Có nghĩa là: nước Việt Nam là Xã Hội Chủ Nghĩa, dân tộc Việt Nam là Xã Hội Chủ Nghĩa. Con người Việt Nam là con người Xã Hội Chủ Nghĩa.

Và chúng ta cũng nên nhớ câu khẩu hiệu (ta đối với Trung cộng): “Sông liền sông, núi liền núi, vừa là đồng chí vừa là anh em”Câu này rất độc địa, dã tâm quá rõ ràng và chờ đến ngày đẹp trời nào đó, chúng vất hai chữ Việt Nam đi rồi tùy chúng thêm vào thí dụ: Cộng Hòa Nhân Dân Việt Trung …đến lúc đó thì “ bừng con mắt dạy thấy mình tay không”.

Cho nên mục đích chúng ta là phải phân tách rõ ràng cho anh em biết: Yêu nước là yêu nước Việt Nam. Yêu nước là yêu dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam là nước mà vua Hùng đã dầy công xây dựng từ bốn ngàn năm. Dân tộc Việt Nam đã có mặt trên giải đất chữ S này hơn 4000 năm chứ không phải là dân tộc Xã Hội Chủ Nghĩa. Nước Việt Nam cũng không phải là nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là một đảng phái của một nhóm người theo chủ thuyết cộng sản đệ tam, nắm chính quyền thi hành chính sách độc tài toàn trị.Tất cả chỉ là bịa đặt, lừa đảo, ngụy biện, nhất thời không bền”.

Trích “Hàng Hán, Không Hàng Tào” trong KHẢO LUẬN V Ề Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, Chuy ện T ình Ph ạm L ãi T ây Thi c ủa D ư ơng thanh Phong và những thi phẩm cổ kim khác, tác giả Dương thanh Phong xb2010

Không có nhận xét nào: