Kính chào qúy độc giả!
Hiện nay trên toàn thế giới đã rơi vào “hố đen” của khủng hoảng thiên tai và nhân tai. Thiên tai do thiên nhiên với tác nhân là… ông trời làm, con người… bó tay. Nhân tai do con người tạo ra nên con người có thể khắc phục được nhưng khắc phục bằng cách nào?
Cứu nguy cho nền kinh tế đang suy thoái không phải là chuyện bệnh gì thuốc đó. Những người lãnh đạo quốc gia “bộ sậu” khi thấy kinh tế nước tuột dốc thì vớ ngay cái phao “cắt giảm chi tiêu và tăng thuế”. Cắt giảm chi tiêu là sao và tăng thuế vào ai và cắt như thế nào?
Qúy độc giả thân/kính mến!
Người ta căn cứ vào mức thu nhập để đánh giá tình hình kinh tế của một nước. Trong dây chuyền Lao Động – Đồng Lương – Thuế Má, tiền là mạch máu. Tiền không phải “đẻ” thoải mái như người Trung Đông đẻ nhiều để cầm súng ra chiến trường. Vật chất không thể tự mất mà chúng chuyển hóa theo định luật bảo toàn năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Áp dụng vào con người, cũng thế. Tiền không thể in ấn tùy tiện. Nếu tiền chạy vào người này đầy túi thì ắt túi người kia phải lủng. Không thể có chuyện thế giới đại đồng để ai ai cũng “vô sản”. Vì sao nói kinh tế suy thoái? Người dân thất nghiệp. Vì sao thất nghiệp? Vì không có công việc làm? Vì sao không có công việc làm? Vì hãng xưởng đã chuyển ra nước ngoài để thuê mướn nhân công bèo, hàng chất lượng kém. Ví dụ, hiện nay, hàng hóa Trung Quốc và các nước Á Châu khác chiếm tràn ở các siêu thị có mức thu nhập “siêu” như Walmart, K-mart…. Hàng mác “USA” một đi chưa trở lại. Dân lao động không có đất sống do chính chính sách “khùng khình” của chính phủ: Cắt giảm chi tiêu và tăng thuế!
Khi cắt chi tiêu, chính phủ hay nhắm tới ngành giáo dục, lao động nhưng chính ngành giáo dục là ngành đào tạo ra những lãnh đạo tài ba, những tài năng kinh tế, những tư lệnh quốc phòng sáng suốt, tư tưởng tiên tiến cho đất nước. Vậy sao chính phủ không cắt chi tiêu ngay trong guồng máy của mình. Ví dụ lãnh đạo ra nước ngoài qúa nhiều với những chuyến công du chẳng mang lại lợi ích gì cho quốc gia. Chi tiêu thoải mái trong chiến tranh và “Mạnh Thường Quân” khắp thế giới như “anh cả làm chảnh” là bệnh “to đầu mà dại” của Hoa Kỳ. Biển thủ ngân qũy, rút ruột công trình, tiếm dụng của riêng, qúa nhiều lễ hội là bệnh “tham nhũng” ở những nước chậm tiến “nhỏ… ấy mà khôn” như Việt Nam. Những quốc gia khác không tránh khỏi tiêu cực nhưng mức độ nào tùy theo lãnh đạo của giai cấp đó tham nhiều hay ít. Cắt giảm chi tiêu, phải cắt giảm đầu nguồn nói trên trước. Cắt giảm chi tiêu phải khuyến khích tiết kiệm điện, nước, gas và đừng phung phí thức ăn, giấy má… Ngân sách giáo dục, lao động, quốc phòng, y tế… không thể cắt cái… đụp! Xem ra, cắt giảm chi tiêu là không phải thuốc tiên. Vậy tăng thuế có phải là phép màu? Thưa, cũng chẳng. Tăng thuế cho các công ty, hãng xưởng hay tăng với bất kỳ hình thức nào là… giết chết nguồn lao động, người lao động. Tăng thuế trên mặt hàng vật dụng, thực phẩm… là giết chết người tiêu dùng. Nghịch cảnh xảy ra khi đồng lương không tăng, tại sao phải trả giá cho những mặt khác tăng? Khi tỉ lệ nghịch giữa lương bổng và giá cả tăng do sức ép của thuế, kinh tế một nước bị dằn co, bị kéo mạnh ở 2 đầu khiến cho khối cầu móp méo và đến lúc nổ banh! Biểu tình ở khối Trung Đông và Ả Rập là điển hình.
Vậy có cách nào khiến kinh tế ổn định hơn? Đã nói tiền không thể in như in giấy. Trước đây, ta mua 1 ổ bánh mì với giá 1 đồng chẳng hạn. Hôm nay, ta phải trả 2 đồng. Tay chủ tiệm trước kia bán 1 ổ bánh mì 2 đô 99 có thể mua được 3 trái táo. Nay, hắn lên giá 5 đồng nhưng 5 đồng mua không được 3 trái táo nữa vì táo cũng lên giá!!. Cũng như anh bán đất 1 mét vuông giá 3 triệu 6 (lúc mua chỉ bằng 1/2) có lời nhưng đem nguyên tiền đó ra mua lô khác y như vậy thì chẳng ai thèm bán vì giá đất cứ… đến hẹn lại lên! Vậy, lên giá để làm gì? Tăng thuế để làm chi? Hai xe chạy cùng vận tốc, làm sao biết xe nào chạy nhanh hơn xe nào?
Biện pháp? Các ngài chí tôn võ lâm thế giới phải ngồi lại để quy định tiền tệ bằng cách giảm giá. Thế là ai cũng trở nên… tỉ phú vì lương 1 đô có giá trị hơn 10 đô hiện hành. Đầu nguồn nước dồi dào, sao cuối nguồn có thể không còn giọt nào? Nếu cứ tăng thuế mãi, người dân không có tiền bù nổi vào khoảng chi tiêu sau khi “thắt lưng buột bụng”, họ phải giở bùa… medicare, medicate… và chính phủ phải “mở hầu bao” rồi lấp đầy bằng cách… hút máu dân tiêu thụ. Tăng lương ở cấp số cộng đẩy giá cả tăng ở cấp số nhân. Điều đó cũng chẳng hay ho! Con kiến khi đi trên đoạn đường bị chận, nó sẽ chạy ngược trở lại. Trong nền kinh tế suy thoái vì giá cả, sao không làm ngược lại nhỉ?
Thưa qúy vị! Tiếc rằng người ta có thể nghĩ tới những điều trên trời dưới đất nhưng chẳng ai nghĩ ra trước mắt làm sao đếm được những sợi lông mi? Khi bị tiêu chảy, trong khi chờ đi bệnh viện, sao không chịu uống nước gạo rang trước tránh mất nước? Do đó,”trời mưa, đất chịu” chứ ai chịu bây giờ!
Kính chào và hẹn tái ngộ.
Tháng 7/9/2011
Ngọc Thiên Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét