Cổ phiếu có thể lên xuống thất thường, nhưng nhiều căn biệt thự, trong đó có căn biệt thự ở ngõ 27 Xuân Diệu rộng 500m2 và những siêu xe ông Kiên đang sở hữu có giá trị hàng trăm tỷ đồng thì quả là gây choáng váng với nhiều người.
Khó ai có thể biết, bầu Kiên (tức ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu, trú tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội) - nhân vật nổi tiếng trong làng bóng đá và cũng nổi tiếng trong ngành tài chính vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ, đã làm ăn, “kinh doanh trái phép” những gì mà khối tài sản nổi cũng như khối tài sản tính bằng cổ phiếu trong các ngân hàng có cổ phần của ông Kiên lại “khủng” đến như vậy. Số cổ phiếu ACB do ông Kiên nắm giữ năm 2011 khoảng 759 tỷ đồng, đứng thứ tư trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu có thể lên xuống thất thường, nhưng nhiều căn biệt thự, trong đó có căn biệt thự ở ngõ 27 Xuân Diệu rộng 500m2 và những siêu xe ông Kiên đang sở hữu có giá trị hàng trăm tỷ đồng thì quả là gây choáng váng với nhiều người.
Như số báo trước chúng tôi đã đưa tin, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Liên quan đến vụ án này, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng ACB đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để điều tra về các hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo thông tin mà Báo CATP Hồ Chí Minh thu thập được, ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép. Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng.
Ngay sau khi ông Kiên bị bắt giữ, cánh phóng viên đã có mặt xung quanh khu vực nhà ông, khu đất được mệnh danh là đất kim cương của Hà Nội, thời kỳ sốt đất có giá tới 500-600 triệu đồng/m2. Thực ra, giới bất động sản thường nói với nhau rằng, đất ở khu vực này là vô giá, bởi những đại gia sở hữu đất ở đó là chỉ mua thêm chứ ít ai có ý định bán đi. Ngôi biệt thự của ông Kiên có ba mặt tiền ven hồ Tây, tường rào cao tới 3m, lúc nào cũng có ba vệ sĩ canh chừng, quả là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Biết là không thể vào được bên trong, một số phóng viên đã tìm cách trèo lên cao để chĩa máy ảnh vào chụp bể bơi bên trong căn biệt thự có diện tích đến 100m2. Vì hàng xóm của ông Kiên cũng toàn “đại gia”, luôn kín cổng cao tường nên dường như họ không hề hay biết về ông hàng xóm đầu bạc của mình. Một bà hàng xóm gần đó cho biết, thỉnh thoảng có thấy một ông bụng phệ, tóc bạc trắng đi bách bộ từ ngôi nhà đó ra ngoài. Bà ta không biết đó là bầu Kiên cho đến hôm được đứa con trai nói cho biết đó chính là người đàn ông đã đăng đàn chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam có tên là Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là “bầu Kiên”. Nhưng sự xuất hiện của ông Kiên đối với những người hàng xóm là rất mờ nhạt vì thỉnh thoảng họ mới nhìn thấy ông này, dù ông Kiên đã sống ở căn biệt thự này khoảng năm năm nay. Hôm cơ quan điều tra khám xét nhà ông Kiên, chỉ có một số ít người dân tò mò đứng ngoài bàn tán, vì mọi việc đều được diễn ra trong khuôn viên ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Ba anh vệ sĩ tỏ vẻ khó chịu khi bị cánh phóng viên nhòm ngó. Một trong ba người này đã có động thái khiếm nhã và định “xử lý” một anh phóng viên nhiệt tình nhất đang ôm máy chụp hình. Khi thấy hàng chục phóng viên nam ngồi trong quán nước gần đó đồng loạt đứng lên, anh bảo vệ lại vội vàng chui tọt vào bên trong ngôi biệt thự.
Nguyễn Đức Kiên
Thực ra, tên tuổi bầu Kiên chỉ thực sự nổi và được người dân biết từ khi ông này lên tiếng chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam bằng những ngôn từ rất sốc trong hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Các vị trong Liên đoàn bóng đá hôm đó ngồi lặng thinh, tái mặt khi bị bầu Kiên nói toạc những khuất tất của bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, và mắng xa xả đội ngũ trọng tài. Với vai trò là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB nhưng ông Kiên không nổi như những ông bầu khác, thậm chí bạn bè ông Kiên nói rằng ông này khá kín tiếng và cũng ít nói. Vì thế, việc ông Kiên cướp diễn đàn và phát biểu dữ dội trong hội nghị tổng kết khiến họ thực sự sốc. Cũng từ sau cú “chém phần phật” ở lễ tổng kết này mà tên tuổi bầu Kiên được nhiều phóng viên biết tới hơn, thậm chí, nếu cần một tiếng nói nào đi ngược lại với những quan điểm bảo thủ của VFF, là phóng viên nghĩ tới bầu Kiên và bốc máy gọi cho ông ngay lập tức. Sau vụ “chém gió” là vụ tranh chấp bản quyền truyền hình với AVG, nói theo kiểu showbiz thì bầu Kiên “bỗng dưng nổi tiếng” nhờ những scandal rất đáng chú ý không hiểu do vô tình hay cố ý. Sự tiếp tay của báo giới cũng như sự quyết liệt của ông Kiên khiến VFF phải đồng ý cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF), điều này đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam.
Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh... Trong số cổ phiếu nắm giữ của ACB, bầu Kiên đã san sẻ một ít cho người thân đứng tên, vì nhiều lý do tế nhị. Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Kiên thường đến Sân vận động Hàng Đẫy bằng một chiếc xe Bentley Continental Flying Spur, đeo biển 56P-5888 và được cho là mới mua thêm một Rolls-Royce Phantom rồng, biển số 51A-33688. Tính sơ sơ hai chiếc xe này cũng có giá trị hơn 40 tỷ đồng.
Sau khi ông Kiên bị bắt, nhiều lãnh đạo ngân hàng có cổ phần của ông Kiên đã lên tiếng đẩy “ông bầu tai tiếng” này theo kiểu “không liên quan” với ngân hàng mình. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn của ACB nói đây là việc cá nhân của ông Kiên, từ lâu ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải là thành viên HĐQT của ngân hàng. Đại diện Vietbank cũng nói, ông Kiên chỉ là một cổ đông bình thường như những cổ đông khác. Đại diện Eximbank thì cho biết, ông Kiên chỉ nắm giữ 0,21% cổ phần trong Eximbank. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là tầm ảnh hưởng của ông Kiên trong giới ngân hàng...
Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh... Trong số cổ phiếu nắm giữ của ACB, bầu Kiên đã san sẻ một ít cho người thân đứng tên, vì nhiều lý do tế nhị. Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Kiên thường đến Sân vận động Hàng Đẫy bằng một chiếc xe Bentley Continental Flying Spur, đeo biển 56P-5888 và được cho là mới mua thêm một Rolls-Royce Phantom rồng, biển số 51A-33688. Tính sơ sơ hai chiếc xe này cũng có giá trị hơn 40 tỷ đồng.
Sau khi ông Kiên bị bắt, nhiều lãnh đạo ngân hàng có cổ phần của ông Kiên đã lên tiếng đẩy “ông bầu tai tiếng” này theo kiểu “không liên quan” với ngân hàng mình. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn của ACB nói đây là việc cá nhân của ông Kiên, từ lâu ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải là thành viên HĐQT của ngân hàng. Đại diện Vietbank cũng nói, ông Kiên chỉ là một cổ đông bình thường như những cổ đông khác. Đại diện Eximbank thì cho biết, ông Kiên chỉ nắm giữ 0,21% cổ phần trong Eximbank. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là tầm ảnh hưởng của ông Kiên trong giới ngân hàng...
(DDDN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét