Pages

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Đập thủy điện Sông Tranh 2 trong thế dầu sôi lửa bỏng


Công nhân đang sửa đập thủy điện Sông Tranh 2 (REUTERS)
Tú Anh
Dòng sông Thu Bồn phát nguyên từ cao nguyên Kontum chảy ra biển ở cửa Đại, Đà Nẵng có một đoạn mang tên Sông Tranh thuộc tỉnh Quảng Nam. Từ khi đập thủy điện sông Tranh hoàn thành đầu năm 2011, người dân sống trong cơn ác mộng : không biết lúc nào đập vỡ cuốn theo sinh mạng của con người.
Hiện tượng đập bị rò rĩ bị nghi ngờ là do « keo » Trung Quốc thiếu chất lượng cộng với động đất liên tục « hơn 58 vụ » tính từ giữa năm 2011 không kể hơn 15 vụ vào đầy tháng 9. Câu hỏi « khi nào thì đập vỡ ? » của cựu thứ trưởng Thụy lợi Vũ Trọng Hồng từ tháng tư đến nay không được chính phủ trả lời. 

Đập thủy điện Sông Tranh -2 do thầu Trung Quốc xây dựng đi vào hoạt động với tổ máy đầu tiên đầu năm 2011 . Nhưng ngay sau đó, tình trạng rạn nứt « nước chảy thành suối » đã gây hoang mang trong công luận. Trong những ngày đầu tháng 9 người dân Quảng Nam lo âu thêm vì hàng loạt vụ động đất . Theo các chuyên gia tại Việt Nam cho biết từ giữa năm 2011 đến tháng 8 năm nay đã xảy ra 58 vụ « động đất kích thích » với tầng suất và độ chấn động càng ngày càng tăng.
Trong những ngày đầu tháng 9, hàng loạt tiếng « nổ » gây hư hại nhà cửa và làm dân chúng sợ hãi. Điện lực Việt Nam, cơ quan chủ đầu tư qua tuyên bố của ông Lưu Thế Biểu , Phó ban quản lý xây dựng công ty điện lực Việt Nam vẫn thản nhiên khẳng định « dù động đất mạnh hơn mức thiết kế thì đập vẫn an toàn ». 
Đoàn chuyên viên từ Hà Nội gửi xuống, sau nhiều ngày « khảo sát » cũng kết luận « người dân nên bình tĩnh ứng xử » nhưng xác nhận là « đất đá trong đới đứt gãy, dịch trượt phát sinh động đất ». Theo báo chí trong nước, từ dân đến chính quyền tỉnh Quảng Nam đều không tin vào những lời trấn an mà họ biết là thiếu trách nhiệm. Trước khi gửi đến thính giả ý kiến phân tích của kỹ sư năng lượng Đặng Đình Cung tại Paris, RFI mời quý vị theo dõi những suy nghĩ và ý kiến đóng góp của nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi về nguy cơ vỡ đập. 
« … từ lúc nước thấm chảy xối xả thì nói an toàn rồi, bây giờ trám bít tàm tạm , nước còn chảy thì cũng tiếp tục nói là an toàn. Đến khi động đất liên tục xảy ra thì cũng bảo là an toàn. Có lẽ đến khi đập vỡ thì họ mới nói là không còn an toàn nữa. Cái này thì cũng rõ ràng, chủ đầu tư thì muốn thu lợi nên khôngcho xa nước. Cho nên họ cố sống cố chết nhưng đến lúc vỡ đập thì đến thủ tướng cũng không dám chịu trách nhiệm… tôi nghĩ rằng trong các lãnh vực nhạy cảm thì không nên chọn thầu Trung Quốc, ngay từ thời « môi răng » mà họ còn giúp đỡ theo kiểu « năm cha bảy mẹ » huống hồ gì bây giờ… đập xây rồi thì bây giờ phải làm gì, tôi nghĩ là phải không cho tích nước , không tích nước thì khôg có thủy điện nhưng không thể đổi thủy điện để lấy một cái thảm họa ». 
Theo các chuyên gia tại Việt Nam như Giáo sư Vũ Trọng Hồng thì ông hoài nghi chất « keo » của Trung Quốc sử dụng trong kỷ thuật « bê tông đầm lăng »không tốt, « nếu chỉ độ hai năm là chết ». Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, đại học Bách Khoa Đà Nẵng nhận định là « gốc đập, đáy đập và nền đập » không chịu đựng nổi « động đất kích thích do tích nước ». Ông cho biết « thân đập đã rệu rạo ». Giờ lại thêm hiện tượng sạt lở « bờ vai » rất nguy hiểm.
Trong lịch sử thủy điện thế giới , do tiết kiệm vật liệu, đập thủy điện Ý Gleno chỉ sau một tháng hoàn thành vào năm 1923 bị vỡ giết chết 356 dân làng. 40 năm sau, đập Vejont, cách Venise 100 km, vào đêm 09/10/1963 bị « trượt » kéo theo 260 triệu mét khối đất đá xuống hạ nguồn với vận tốc 110km/giờ giết chết 1900 người . Trước đó đã xảy ra hiện trượng « động đất và tiếng nổ » tương tự như đập sông Tranh.
Kỹ sư Đặng Đình Cung, chuyên gia Pháp về năng lượng tỏ ra rất lo âu. Ông giải thích vì sao phải nhanh chóng di tản dân chúng theo yêu cầu của dân địa phương. 
« …. Trọng lượng nước trong hồ ép xuống lớp địa chất dưới lòng hồ thì bao giờ cũng có một chút động đất nhưng ồi sẽ ổn định. Nhưng nếu lớp địa chất không vững chắc thì có nơi sẽ lún, có nơi sẽ gẩy, theo tôi hiểu đó là tình hình ở đập Sông Tranh, và nó rất nguy hiểm. Bên Ý (đập Vajont, năm 1963) trước khi vỡ , người ta cũng nghe tiếng rạng nứt, trên báo gọi là tiếng nổ, như chuyện ở Quảng Nam. Chuyện này đã xảy ra rồi và cái làng ở hạ nguồn đã bị xóa sổ (356 người chết)…. Phải di tản dân , phải trút hết nước. Chính quyền cứ nói an toàn, an toàn trong khi họ « nghiên cứu » thì lỡ vỡ đập thì sao… họ đi ngược một cách phi lý… ».  
Theo ông Trần Xuân Thọ, trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam thì phái đoàn chuyên gia trung ương cho ông biết thì phải « cần ba năm » mới hoàn tất bản nghiên cứu cấp nhà nước về động đất ở Trà My. Quả bom nổ chậm đã bị « kích ngòi » ; liệu chính quyền và dân tỉnh Quảng Nam thụ động ngồi chờ lệnh từ Hà Nội hay cần phải có thái độ nào « hợp lý nhất » để bảo toàn sinh mạng của mình ?

Không có nhận xét nào: