Trong khi thực hiện nhiều thực nghiệm bằng thiết bị mô phỏng lái xe trên 21 người tham gia thử nghiệm lái xe ở các môi trường như đường ô tô cao tốc và trong thành phố, các phân tích đều cho thấy nghe nhạc hay hát làm cho ứng xử với các tình huống giao thông của những người nói trên suy giảm rõ rệt so với những người lái xe trong không gian yên tĩnh chỉ có tiếng động cơ.
Những lái xe bị phân tán vì âm nhạc có xu hướng lái xe chậm hơn với tốc độ cho phép, thậm chí tốc độ thất thường khi quá chậm, khi quá nhanh.
Một dấu hiệu rối loạn đáng kể của việc nghe nhạc hay hát là người lái rất hay chạy xe chệch khỏi làn đường quy định. Thời gian phản ứng trước chướng ngại vật bất ngờ gặp trên đường bị chậm đi đáng kể.
Các nhà khoa học Úc không cho đó là thảm họa, nhưng họ khuyến cáo những tay lái yêu âm nhạc, thích ca hát nên cẩn trọng hơn khi ngồi trước vô lăng. Việc nghe đài hay đĩa nhạc khi lái xe giờ đã là một việc phổ biến. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng người lái xe sử dụng gần 70% thời gian ngồi trên xe để nghe đài hay nghe nhạc. Nên nhớ là radio được gắn vào xe hơi lần đầu từ năm 1930 và thói quen này đã ăn sâu vào đại đa số người lái xe.
Nhóm nghiên cứu của Úc giờ đây muốn tìm hiểu thêm liệu các loại nhạc khác nhau có tác động như nhau đối với sự tập trung chú ý và cách ứng xử của lái xe trên đường.
Một thí nghiệm khác liên quan đến việc xử dụng điện thoại di động khi lái xe. Các nhà khoa học của Viện công nghệ Massachusetts MIT đã tiến hành thử nghiệm trên một trăm người ở nhiều độ tuổi khác nhau, thừa nhận thường xuyên sử dụng điện thoại khi lái xe. Những người này được cho kiểm tra tay lái khi không đùng điện thoại trên tay. Kết quả là những người tham gia thử nghiệm đó lái xe rất tồi. So với những người không có thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe, họ thường chạy vượt tốc độ, hay nhấn phanh hoặc ga đột ngột. Nói tóm lại đó là những tay lái kém, lái xe nguy hiểm. Nhưng một đại diện hãng bảo hiểm của Mỹ thì rút ra qua nghiên cứu này một điều « cấm sử dụng điện thoại có thể giảm đáng kể các vụ vi phạm giao thông nhưng số lượng các vụ tai nạn giao thông thì không ».
Nhưng dù sao thì những người có thói quen nói chuyện điện thoại khi lái xe thường là những tay lái ẩu.
Những lái xe bị phân tán vì âm nhạc có xu hướng lái xe chậm hơn với tốc độ cho phép, thậm chí tốc độ thất thường khi quá chậm, khi quá nhanh.
Một dấu hiệu rối loạn đáng kể của việc nghe nhạc hay hát là người lái rất hay chạy xe chệch khỏi làn đường quy định. Thời gian phản ứng trước chướng ngại vật bất ngờ gặp trên đường bị chậm đi đáng kể.
Các nhà khoa học Úc không cho đó là thảm họa, nhưng họ khuyến cáo những tay lái yêu âm nhạc, thích ca hát nên cẩn trọng hơn khi ngồi trước vô lăng. Việc nghe đài hay đĩa nhạc khi lái xe giờ đã là một việc phổ biến. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng người lái xe sử dụng gần 70% thời gian ngồi trên xe để nghe đài hay nghe nhạc. Nên nhớ là radio được gắn vào xe hơi lần đầu từ năm 1930 và thói quen này đã ăn sâu vào đại đa số người lái xe.
Nhóm nghiên cứu của Úc giờ đây muốn tìm hiểu thêm liệu các loại nhạc khác nhau có tác động như nhau đối với sự tập trung chú ý và cách ứng xử của lái xe trên đường.
Một thí nghiệm khác liên quan đến việc xử dụng điện thoại di động khi lái xe. Các nhà khoa học của Viện công nghệ Massachusetts MIT đã tiến hành thử nghiệm trên một trăm người ở nhiều độ tuổi khác nhau, thừa nhận thường xuyên sử dụng điện thoại khi lái xe. Những người này được cho kiểm tra tay lái khi không đùng điện thoại trên tay. Kết quả là những người tham gia thử nghiệm đó lái xe rất tồi. So với những người không có thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe, họ thường chạy vượt tốc độ, hay nhấn phanh hoặc ga đột ngột. Nói tóm lại đó là những tay lái kém, lái xe nguy hiểm. Nhưng một đại diện hãng bảo hiểm của Mỹ thì rút ra qua nghiên cứu này một điều « cấm sử dụng điện thoại có thể giảm đáng kể các vụ vi phạm giao thông nhưng số lượng các vụ tai nạn giao thông thì không ».
Nhưng dù sao thì những người có thói quen nói chuyện điện thoại khi lái xe thường là những tay lái ẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét