Pages

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Đường sắt cao tốc có nên làm?


Thái Bình

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam tưởng đã đi vào dĩ vãng bởi Quốc hội không đồng ý. Nhưng thực tế không phải vậy, những người có trách nhiệm vẫn triển khai lập dự án.
Báo Giao thông vận tải ngày 18/09/2012 trong phần “tổng hợp báo chí về ngành giao thông vận tải” đưa tin:
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ có vận tốc 250 km trở lên.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ có vận tốc 250 km trở lên.
“Báo Tuổi trẻ (18/9) có tin “Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD” cho biết: Ngày 17/9, Tổng công ty Đường sắt Việt nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã họp tại TP HCM với một số tỉnh thành phía Nam về phương án phát triển đường sắt Bắc – Nam. Về việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đoàn nghiên cứu JICA đề xuất Việt Nam nên lựa chọn xây dựng trước hai đoạn đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh (dài khoảng 300 km) và TP HCM – Nha Trang (khoảng 370 km) với tốc độ 300 km/giờ và tổng kinh phí khoảng 21,4 tỉ USD. Theo đề xuất của đoàn nghiên cứu, tới năm 2013 sẽ hoàn thành nghiên cứu khả thi và trình Quốc hội phê duyệt dự án. Với hệ thống đường sắt hiện hữu, đoàn nghiên cứu JICA đề xuất cải tạo theo hướng phát huy năng lực chạy tàu (tăng từ 32 đoàn tàu lên 50 đoàn tàu) và giảm thời gian chạy tàu Hà Nội – TP HCM (và ngược lại) từ 28 giờ xuống còn 25,4 giờ. Chi phí để thực hiện phương án này khoảng 1,8 tỉ USD”.

Như vậy đã rõ mặc dù bị Quốc hội khoá trước bác bỏ, nhưng dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam vẫn tiến hành triển khai lập dự án bình thường.
Vấn đề đặt ra là Quốc hội có phải là cơ quan quyền lực cao nhất của ta như hiến định không, hay chỉ là hình thức? Bài báo trên cho biết: “Theo đề xuất của đoàn nghiên cứu, tới năm 2013 sẽ hoàn thành nghiên cứu khả thi và trình Quốc hội phê duyệt dự án”, trường hợp Quốc hội bác lần nữa thì chi phí lập dự án với số tiền không nhỏ được tính vào đâu? Lấy từ tiền thuế của dân hay ngành đường sắt tăng giá vé để người dân gánh?
Những người rất mê đường sắt cao tốc BắcNamcó phải vì nhu cầu vận tải đặt ra trong tương lai hay vì động cơ khác? Để hiểu về nhu cầu vận tải ta hãy điểm lại các công trình giao thông vận tải BắcNamđã có và đang tiến hành thi công:
1/ Đường sắt Bắc Nam đang sử dụng.
2/ Đường quốc lộ 1A đã có quyết định của Thủ tướng mở rộng từ Hà Nội đến Cần Thơ (một số đoạn đã hoàn thành, đang mở rộng).
3/ Cao tốc Bắc Nam phía đông đang làm, đã hoàn thành đoạn Hà Nội – Ninh Bình, đang thi công đoạn Sài Gòn – Dầu Dây, chuẩn bị thi công đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đang lập dự án đoạn Dầu Dây – Bình Thuận…
4/ Đường Hồ Chí Minh đang gấp rút hoàn thành, có hai nhánh đông và tây, nhiều đoạn tuyến có kế hoạch nâng thành cao tốc.
Nếu đưa vào khai thác sớm thì dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ khó thu hồi vốn.
Nếu đưa vào khai thác sớm thì dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ khó thu hồi vốn.
Như vậy giao thông tuyến Bắc Nam đang có và sẽ hình thành về đường bộ là 3 đường, nếu tính cả đường nhánh đường Hồ Chí Minh thì nhiều đoạn có 4 đường song song, cộng với tuyến đường sắt và đường hàng không hiện có, liệu có cần đường sắt cao tốc?
Đặc điểm địa hình Việt Nam ta dài và nhỏ về chiều ngang, chỗ nhỏ nhất ở Quảng Bình chỉ trên 40 km mà đã có tới 3-4 đường bộ cùng đường sắt song hành và đường không (chưa tính đường thuỷ), nếu thêm đường sắt cao tốc thì quá lãng phí.
Trong tương lai gần chưa nên làm đường sắt cao tốc Bắc Nam. Hiện tại nên ưu tiên đẩy mạnh cải tạo, mở rộng quốc lộ 1A đoạn Hà Nội – Cần Thơ để tăng năng lực vận tải, giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông, sau đó tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc phía đông; đường Hồ Chí Minh làm sau cùng hoặc có thể giãn tiến độ, vì hiện nay mặc dù Tổng cục Đường bộ Việt Nam bắt các Sở GTVT các tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp vận tải hành khách phải lưu thông trên đường Hồ Chí minh, nhưng lưu lượng các phương tiện giao thông tại đây rất ít, nếu tập trung vốn vào hoàn thành không phát huy được hiệu quả cũng lãng phí.
Hà Nội, ngày 24/09/2012
T.B.
BoXitVN.

Không có nhận xét nào: