Pages

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Ngoại giao VN “xông đất” lãnh đạo Asean



Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, đã từng là đại diện của phái đoàn Việt Nam tại LHQ.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh sắp tiếp quản ghế Tổng thư ký Asean.
Ông Lê Lương Minh, 60 tuổi, sẽ là người Việt đầu tiên đảm nhiệm vai trò đại diện cho 10 quốc gia tại các diễn đàn ngoại giao đa phương khu vực và quốc tế cho nhiệm kỳ 2013-2017.

Kể từ khi thành lập vào năm 1976, 10 năm sau khi Asean được thành lập, Ban Thư k‎ý Asean từng được xem là nơi có vai trò điều phối theo “cơ chế lỏng”.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, đã từng là đại diện của phái đoàn Việt Nam tại LHQ, sẽ chuyển tới trụ sở Ban Thư k‎ý Asean tại Jakarta nơi ông sẽ làm việc với khoảng 260 nhân viên.
Thực ra Ban Thư k‎ý lúc đó không phải là tổ chức có thể kiểm soát các hoạt động và đặt ra nghị trình cho Asean bởi các ngoại trưởng và các ủy ban Asean của từng nước thành viên vẫn đóng vai trò lấn át.

Người ta cho rằng công việc của Tổng thư ký từng nặng về vai trò như "một kênh thông tin", hay nói cách khác là “người đưa tin cao cấp” giữa thủ đô các nước.
Sau khi Asean thông qua Hiến chương của khối vào năm 2008, vai trò và nhiệm vụ hành chính của Ban Thư k‎ý được mở rộng với ngân sách hàng năm khoảng 15 triệu đôla.
"Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh, trong đó có những vấn đề lớn của quốc tế như duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề xung đột ở các khu vực"
Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam
Vai trò của Tổng Thư k‎ý cũng được gia tăng, tức là kể từ đó có thể có tiếng nói đại diện cho Asean.
Tuy nhiên cũng có ‎ý kiến cho rằng Hiến chương Asean chưa định nghĩa một cách rõ ràng chức năng của các cơ quan trong Asean và vì vậy chưa phát huy được hiệu quả tại một tổ chức mà hiện dùng tới 10 thứ ngôn ngữ để trao đổi, nhóm họp tới hàng trăm cuộc lớn nhỏ hàng năm.
"Thực thi nhiệm vụ Tổng thư ký ASEAN không hề dễ dàng, nhất là trước những cơ hội và thách thức, cả từ truyền thống cũng như những thách thức mới nảy sinh”, ông Ngô Quang Xuân cựu Đại sứ Việt Nam tại LHQ được truyền thông trong nước dẫn lời.
Tuy nhiên ông Xuân bày tỏ tự hào về người đồng nghiệp khi đảm nhiệm qua nhiều lần mà ông mô tả là “xông pha trận mạc” tại các lò tôi luyện tại LHQ và WTO, hai cơ chế quan trọng của ngoại giao đa phương.
Trong khi đó Bộ trưởng Phạm Bình Minh được báo VietnamNet dẫn lời nói "Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh, trong đó có những vấn đề lớn của quốc tế như duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề xung đột ở các khu vực" .
‘Cầm cân nảy mực’
Asean đối thoại với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Một trong những yếu tố được xem là rào cản trong hợp tác giữa các nước Asean với nhau và giữa Asean với bên ngoài chính là nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước thành viên.
Nếu trước đây chủ để cải cách của Miến Điện luôn phủ bóng lên các hội nghị thượng đỉnh của khối thì tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông gần đây là trở ngại hợp tác rõ ràng.
Những gì diễn ra tại BấmPhnom Penh trong lần họp Thượng đỉnh gần đây đã gây Bấmmột số bất bình, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.
Không giống như Campuchia, Brunei, nước sẽ nắm ghế chủ tịch luân phiên Asean tới đây, sẽ được đặt ra nghị trình họp cho cấp bộ trưởng cho tới hội nghị thượng đỉnh của giới lãnh đạo khối.
Với dân số chỉ khoảng 400 ngàn, Brunei cũng là quốc gia tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông và giới quan sát trong vùng nói Brunei có thể có lập trường mạnh hơn với những tuyên bố của Trung Quốc.
Trên phương diện kinh tế, Asean sẽ vẫn phải tiếp tục tăng tốc để hướng tới khuôn khổ hợp tác có tên Cộng đồng Kinh tế Asean, vốn đã và đang bị trễ theo lịch nghiêm trọng.
Bất ổn kinh tế thế giới, Hoa Kỳ, và cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực dùng euro sẽ vẫn có tác động tới nhiều nơi trong đó có các nước Asean, nơi trao đổi mậu dịch và dịch vụ lớn với các đối tác này.
Giới quan sát cho rằng 2013 sẽ là năm có tính mấu chốt đối với Asean. Những thách thức từ năm trước chưa giải quyết xong còn đó và tranh chấp chủ quyền chưa hết căng thẳng.
Đó là chưa kể tới nhân quyền, chủ đề mà một số nước thành viên bị phương Tây coi là có những vi phạm nghiêm trọng mặc dù Asean đã thông qua Bấmtuyên bố về nhân quyền.

Không có nhận xét nào: