Theo AFP, chặng Hàn Quốc mang giá trị biểu tượng cao nhất của bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong chuyến Á du này . Ông Chuck Hagel sẽ tham dự lễ kỷ niệm 60 năm liên minh quân sự sau hiệp ước đình chiến 1953, kết thúc chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên mà quân lực Mỹ đã đóng vai trò then chốt, bảo vệ được một nửa bán đảo trước làn sóng « chí nguyện quân » Trung Quốc.
Ngay vào ngày đầu tiên tức là ngày thứ Hai, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Hàn Quốc Kim Kwan-Jin thăm vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 38, quan sát một cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và qua hôm sau dự khán cuộc diễn binh của quân đội Hàn Quốc nhân Ngày Quân lực.
Thứ Tư, bộ trưởng quốc phòng Mỹ chứng kiến lễ bàn giao quyền tư lệnh lực lượng 28.500 quân Mỹ tại Hàn Quốc giữa tướng James Thurman và tướng Curtis Scaparrotti. Liên minh Mỹ-Hàn quy định trong trường hợp chiến tranh với Bắc Triều Tiên, tư lệnh lực lượng Mỹ sẽ chỉ huy luôn 650.000 quân Hàn Quốc.
Đây là hồ sơ gây cấn giữa Washington và Seoul. Sau 60 năm dài, Hoa Kỳ muốn trao trả trách nhiệm chỉ huy tác chiến lại cho đồng minh Hàn Quốc nhưng ý định này đã bị trì hoãn nhiều lần vì các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng. Tháng ba năm nay, Bình Nhưỡng đe dọa thế giới một cuộc chiến tranh « nhiệt hạch kinh hoàng » gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tuần lễ.
Thế nhưng và tháng năm, Tổng thống Barack Obama vẫn tuyên bố là lịch trình chuyển giao vai trò tư lệnh sẽ được thực hiện đúng theo kế hoạch là vào cuối năm 2015 trong khi Seoul muốn thêm thời gian.
Theo AFP, vấn đề trao lại quyền kiểm soát và chỉ huy quân đội sẽ được bộ trưởng Chuck Hagel thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống Hàn Quốc. Nhưng có lẽ để tránh gây tranh cãi, trên chuyến bay đưa ông sang Hàn Quốc, chủ nhân Lầu Năm Góc tuyên bố trước là trong chuyến thăm viếng này sẽ không có quyết định dứt khoát về thời điểm chuyển giao.
Với nền kỹ nghệ tân tiến, Hàn Quốc đủ sức tự chế tạo súng đạn, trọng pháo, thiết giáp, khu trục hạm, tàu ngầm và gần đây nhất là máy bay phản lực chiến đấu bán cho Indonesia. Cho nên Hoa Kỳ nhận định rằng đồng minh Bắc Á này đủ sức tự vệ, chỉ thiếu khả năng phòng chống hỏa lực tên lửa, thế mạnh thượng phong của Bắc Triều Tiên.
Về phần Seoul, tuy dựa vào sức mạnh của Mỹ, nhưng quân đội Hàn Quốc không ngừng cải tiến nội lực của mình. Vào đầu tháng 9 này, bộ quốc phòng Hàn Quốc công bố kế hoạch cải thiện khả năng phòng thủ với hai hệ thống : Hệ thống phòng không chống tên lửa KAMD và nhất là hệ thống tấn công trước bằng tên lửa « Kill chain » có thể « phát hiện và tiêu diệt vị trí tên lửa đạn đạo » ở bất cứ nơi nào tại Bắc Triều Tiên « trong vòng 30 phút ».
Tuy nhiên, Hàn Quốc cần phóng vệ tinh nhân tạo và chỉ hoàn tất kế hoạch vào năm… 2020.
Sau Hàn Quốc, ông Chuck Hagel bay sang Nhật Bản nơi mà chiến lược quốc phòng tập trung vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc. tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cùng Ngoại trưởng John Kerry sẽ có cuộc họp 2+2 và hai đồng nhiệm Nhật Bản Itsunori Onodera và Fumio Kishida.
Những chủ đề quan trọng sẽ được thảo luận gồm : Tình hình bán đảo Triều Tiên, thái độ nguy hiểm của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và một số nơi khác tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ-Nhật cũng bắt đầu xem xét lại « đường hướng chỉ đạo » trong quan hệ quân sự song phương , định nghĩa điều kiện sử dụng lực lượng 50.000 quân Mỹ trấn giữ tại Nhật Bản trong bối cảnh chiến lược « xoay trục » của Washington.
Ngay vào ngày đầu tiên tức là ngày thứ Hai, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Hàn Quốc Kim Kwan-Jin thăm vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 38, quan sát một cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và qua hôm sau dự khán cuộc diễn binh của quân đội Hàn Quốc nhân Ngày Quân lực.
Thứ Tư, bộ trưởng quốc phòng Mỹ chứng kiến lễ bàn giao quyền tư lệnh lực lượng 28.500 quân Mỹ tại Hàn Quốc giữa tướng James Thurman và tướng Curtis Scaparrotti. Liên minh Mỹ-Hàn quy định trong trường hợp chiến tranh với Bắc Triều Tiên, tư lệnh lực lượng Mỹ sẽ chỉ huy luôn 650.000 quân Hàn Quốc.
Đây là hồ sơ gây cấn giữa Washington và Seoul. Sau 60 năm dài, Hoa Kỳ muốn trao trả trách nhiệm chỉ huy tác chiến lại cho đồng minh Hàn Quốc nhưng ý định này đã bị trì hoãn nhiều lần vì các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng. Tháng ba năm nay, Bình Nhưỡng đe dọa thế giới một cuộc chiến tranh « nhiệt hạch kinh hoàng » gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tuần lễ.
Thế nhưng và tháng năm, Tổng thống Barack Obama vẫn tuyên bố là lịch trình chuyển giao vai trò tư lệnh sẽ được thực hiện đúng theo kế hoạch là vào cuối năm 2015 trong khi Seoul muốn thêm thời gian.
Theo AFP, vấn đề trao lại quyền kiểm soát và chỉ huy quân đội sẽ được bộ trưởng Chuck Hagel thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống Hàn Quốc. Nhưng có lẽ để tránh gây tranh cãi, trên chuyến bay đưa ông sang Hàn Quốc, chủ nhân Lầu Năm Góc tuyên bố trước là trong chuyến thăm viếng này sẽ không có quyết định dứt khoát về thời điểm chuyển giao.
Với nền kỹ nghệ tân tiến, Hàn Quốc đủ sức tự chế tạo súng đạn, trọng pháo, thiết giáp, khu trục hạm, tàu ngầm và gần đây nhất là máy bay phản lực chiến đấu bán cho Indonesia. Cho nên Hoa Kỳ nhận định rằng đồng minh Bắc Á này đủ sức tự vệ, chỉ thiếu khả năng phòng chống hỏa lực tên lửa, thế mạnh thượng phong của Bắc Triều Tiên.
Về phần Seoul, tuy dựa vào sức mạnh của Mỹ, nhưng quân đội Hàn Quốc không ngừng cải tiến nội lực của mình. Vào đầu tháng 9 này, bộ quốc phòng Hàn Quốc công bố kế hoạch cải thiện khả năng phòng thủ với hai hệ thống : Hệ thống phòng không chống tên lửa KAMD và nhất là hệ thống tấn công trước bằng tên lửa « Kill chain » có thể « phát hiện và tiêu diệt vị trí tên lửa đạn đạo » ở bất cứ nơi nào tại Bắc Triều Tiên « trong vòng 30 phút ».
Tuy nhiên, Hàn Quốc cần phóng vệ tinh nhân tạo và chỉ hoàn tất kế hoạch vào năm… 2020.
Sau Hàn Quốc, ông Chuck Hagel bay sang Nhật Bản nơi mà chiến lược quốc phòng tập trung vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc. tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cùng Ngoại trưởng John Kerry sẽ có cuộc họp 2+2 và hai đồng nhiệm Nhật Bản Itsunori Onodera và Fumio Kishida.
Những chủ đề quan trọng sẽ được thảo luận gồm : Tình hình bán đảo Triều Tiên, thái độ nguy hiểm của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và một số nơi khác tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ-Nhật cũng bắt đầu xem xét lại « đường hướng chỉ đạo » trong quan hệ quân sự song phương , định nghĩa điều kiện sử dụng lực lượng 50.000 quân Mỹ trấn giữ tại Nhật Bản trong bối cảnh chiến lược « xoay trục » của Washington.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét