By: Nguyễn Bắc Truyển
Ngày 25/9/2013, phiên tòa sơ thẩm xử bốn người dân vùng Sóc Trăng với tội danh "gây rối trật tự công cộng" với án phạt từ 10 tháng đến 1 năm. Nếu xét về mức án phạt thì đây không phải là vụ án "nghiêm trọng", có lẽ bị can và gia đình cũng an lòng chấp nhận cho số mệnh.
Nhưng đối với một người có chút kiến thức về luật pháp sẽ cảm thấy, đúng ra những người dân chân lấm tay bùn đó không nên bị bắt và kết án một cách tùy tiện như vậy. Theo những người dân trong vùng cho biết, vào khoảng tháng 2/2013, Lý Thị Danh, Lâm Thị Loan, Lý Minh Hảo, Tăng Pho La cùng với hàng trăm đồng bào người Khmer tại Sóc Trăng, Bạc Liêu đến chùa Ta Sết để phản đối Ban tôn giáo tỉnh Sóc Trăng trục xuất các vị sư ra khỏi chùa chỉ vì họ mở trường dạy tiếng Khmer, trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài...
Sau đó là các vụ bắt bớ xảy ra vào tháng 5/2013. Từ khi bị bắt cho đến khi xét xử gia đình chưa từng được gặp mặt những người bị bắt. Trong bốn bức tường nhà giam, đối diện cả một hệ thống tư pháp nặng về đàn áp hơn là bảo vệ công lý, những đòn thẩm vấn khi thì nhẹ nhàng, khi thì đe dọa và thế là những người dân chân chất với chuyến tù đầu tiên rơi vào bẫy điều tra là điều dễ hiểu. Ký tên nhận tội, xin khoan hồng, từ chối luật sư, không kháng án. Đó là những cái bẫy mà hệ thống tư pháp giăng ra, mục đích là đàn áp người dân chứ không phải bảo vệ nền công lý.
Ngày 27/9/2013, bốn người dân tộc Khmer gồm hai vị Sư, Lieuny và Thạch Thuol; hai người dân, Thạch Tha và Thạch Phum Rich sẽ bị xét xử với tội danh "trốn đi nước ngoài chống chính quyền nhân dân", "tổ chức đưa người vượt biên". Hai vị sư bị trục xuất ra khỏi chùa Ta Sết, nay phải đối diện với vành móng ngựa. Bổn cũ lặp lại, tất cả đều từ chối luật sư, mặc dù gia đình cố gắng tìm luật sư để bảo vệ công lý cho họ.
Tất cả những người này cũng không được gặp gia đình hay luật sư từ khi bị bắt cho đến ngày xét xử. Thông tin được che đậy, bưng bích, không ai được biết gì về số phận của họ sau song sắt nhà tù. Chỉ có thông báo của tòa án cho luật sư biết là họ tự biện hộ và không cần luật sư. Trời ơi! tiếng Việt họ nói còn không rành thì làm sao có thể biện hộ trước một vị quan tòa người Kinh, ngay như có thông dịch thì làm sao họ đủ lý
lẽ và sự am tường về luật pháp để giải tội cho mình, chưa kể đến tam sao thất bổn khi qua thông dịch.
Một nền tư pháp công chính, luôn đứng về người yếm thế. Biết bênh vực cho những người dân đen không may bị kết án và tạo mọi điều kiện để họ tiếp cận tối đa với những luật lệ bảo vệ họ. Còn đằng này, không biết thì cho chết luôn. Miễn sao các viên chức hoàn thành công việc để còn thăng quan tiến chức. Đó không phải là tội ác thì là gì? Thật đáng buồn cho dân nước tôi!
Bùi Minh Hằng Blog.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét