Pages

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Đại sứ TQ ở Mỹ công kích Việt Nam

Trung Quốc bác bỏ đòi hỏi rút giàn khoan HD-981
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam trong vụ giàn khoan trên Biển Đông trong dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh không nhượng bộ.
Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng vì vụ giàn khoan HD-981 mà Trung Quốc hạ đặt tại khu vực biển Hoàng Sa.


“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.
“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.
Trong cuộc phỏng vấn dài trên CNN, ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc lại các hòn đảo trên biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, là “lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”.
Đại sứ Trung Quốc cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama xem lại chiến lược lược tái cân bằng ở châu Á -Thái Bình Dương.
“Mấu chốt của chiến lược tái cân bằng là duy trì quan hệ tốt đẹp với mỗi quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là với Trung Quốc.”
Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.

Truyền thông, ngoại giao

Gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh ở Miến Điện hôm 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phê phán Việt Nam.
Đại sứ Thôi Thiên Khải từng chức Thứ trưởng Ngoại giao TQ
Ông Thường Vạn Toàn nói Việt Nam “không nên đã sai lại càng sai, trở thành sai lầm lớn”.
Trên mặt truyền thông, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để biện hộ cho Trung Quốc.
Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”.
“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.
“Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”
Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc “việc chính phủ Việt Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật vô cùng gây sốc”.
Đánh giá vận động ngoại giao – truyền thông của Trung Quốc, một nhà báo Việt Nam lo ngại “các đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho đến nay không thấy động tĩnh gì”.
Ông Nguyễn Vạn Phú, Tổng thư ký tòa soạn Thời báo Kinh tế Sài Gòn, viết trên Facebook rằng “hệ thống truyền thông của chúng ta lại loay hoay với những màn rất xưa cũ”.
“Cửa sổ thông tin thường hé ra rồi khép lại rất nhanh. Nếu không tận dụng thì cơ hội khó quay trở lại,” ông Phú lo ngại.

Không có nhận xét nào: