Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Việt Nam là bên gây căng thẳng, cho dù ngày càng có nhiều chuyên gia phân tích nêu bật tính « phi pháp » và « khiêu khích » trong hành động của Trung Quốc.
Lập luận của Trung Quốc luôn luôn là vùng biển nơi họ đưa giàn khoan dầu đến hoạt động đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, và chính Việt Nam mới là nước gây sự với Trung Quốc khi có hành động phản đối điều này. Theo Thông tín viên RFI HeikeSchmidt tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa đã lại tố cáo Việt Nam là bên gây hấn :
« Lập trường của Bắc Kinh không hề suy suyển. Ngoại trưởng Trung Quốc đã lưu ý rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ngày 15 tháng 8.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Bộ trưởng Vương Nghị xác định : « Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình rất kiên định và sẽ khôngthay đổi ». Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Hà Nội là không nên làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng, đồng thời nêu bật thủ phạm duy nhất của cuộc tranh chấp hiện nay : Đó là Việt Nam.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã đánh giá là « dã man » các vụ tấn công của tàu Việt Nam. Theo Hoàn cầu Thời báo, trong năm ngày, 36 chiếc tàu Việt Nam đã mở 171 vụ tấn công vào tàu Trung Quốc.
Tờ báo đã trích lời một giáo sư Trung Quốc về luật quốc tế cho là nơi hoạt động của giàn khoan hoàn toàn không phải là vùng « tranh chấp » vì Trung Quốc đã thu hồi lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ năm 1974.
Trong bài xã luận của mình, Global Times cáo buộc thái độ « kiêu ngạo » của Hà Nội và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một nước « bị ghẻ lạnh » dưới mắt giới đầu tư nước ngoài nếu bạo loạn tiếp diễn. »
Trung Quốc như vậy vẫn lớn tiếng tố cáo Việt Nam là bên gây rối, trong khi theo các chuyên gia phân tích quốc tế, chính Bắc Kinh mới là bên khởi chiến. Trả lời phỏng vấn riêng củaBan Việt Ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer – thuộc Học viện Quốc phòng Úc - đã nêu bật tính chất khiêu khích và phi pháp trong hành động của Trung Quốc như sau :
« Động thái của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.
Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đang ở trong một tiến trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc Kinh, theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng mực nào đó có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.
Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động này đã gây căng thẳng trong khu vực.
Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong « vùng lãnh hải » của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng 12 hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động. »
Đánh giá của Giáo sư CarlThayer về hành động mới đây của Trung Quốc trên Biển Đông cũng không khác quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, theo đó chính việc Trung Quốc tự động đưa giàn khoan của họ xuống thăm dò ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng nghĩa với một hành vi khiêu khich và là nguyên nhân gây căng thẳng.
Lập luận của Trung Quốc luôn luôn là vùng biển nơi họ đưa giàn khoan dầu đến hoạt động đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, và chính Việt Nam mới là nước gây sự với Trung Quốc khi có hành động phản đối điều này. Theo Thông tín viên RFI Heike
« Lập trường của Bắc Kinh không hề suy suyển. Ngoại trưởng Trung Quốc đã lưu ý rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ngày 15 tháng 8.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Bộ trưởng Vương Nghị xác định : « Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình rất kiên định và sẽ không
Ngoại trưởng Trung Quốc đã đánh giá là « dã man » các vụ tấn công của tàu Việt Nam. Theo Hoàn cầu Thời báo, trong năm ngày, 36 chiếc tàu Việt Nam đã mở 171 vụ tấn công vào tàu Trung Quốc.
Tờ báo đã trích lời một giáo sư Trung Quốc về luật quốc tế cho là nơi hoạt động của giàn khoan hoàn toàn không phải là vùng « tranh chấp » vì Trung Quốc đã thu hồi lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ năm 1974.
Trong bài xã luận của mình, Global Times cáo buộc thái độ « kiêu ngạo » của Hà Nội và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một nước « bị ghẻ lạnh » dưới mắt giới đầu tư nước ngoài nếu bạo loạn tiếp diễn. »
Trung Quốc như vậy vẫn lớn tiếng tố cáo Việt Nam là bên gây rối, trong khi theo các chuyên gia phân tích quốc tế, chính Bắc Kinh mới là bên khởi chiến. Trả lời phỏng vấn riêng của
« Động thái của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.
Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đang ở trong một tiến trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc Kinh, theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng mực nào đó có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.
Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động này đã gây căng thẳng trong khu vực.
Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong « vùng lãnh hải » của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng 12 hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động. »
Đánh giá của Giáo sư Carl
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét