Pages

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Chế Độ Chính Trị Nào Cho Việt Nam Sau Khi Cộng Sản Ra Đi

"...Đây là câu hỏi nhiều người đã nêu lên và cần phải giải đáp thật rõ ràng, chi tiết, để tránh những tranh chấp “hậu cộng sản” tương tự như đang xảy ra tại các nước mới được giải phóng như Lybia, Ai Cập và Ukraine. Nếu không khắc phục được vấn đề này thỉ đấu tranh vẫn cứ tiếp diễn, không biết bao giờ mới chấm dứt..."



Tại Việt Nam, đảng cộng sản thường dủng mánh lới đánh đồng ngôn ngữ để tuyên truyền gian lận. Họ đã nêu ra những khẩu hiệu vô nghĩa lý rất phản động để đánh lạc hướng nhận định của quần chúng, chẳng hạn như “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”, hoặc “con đường xả hội chủ nghĩa là con đường Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã chọn”.

Sự thật là Đảng CSVN chưa bao giờ đi chung một con đường với nhân dân. Con đường mà ông Hồ đã chọn là con đưỡng xã hội chủ nghĩa theo mẫu hình Stalinít đưa Liên Xô đến chỗ phá sản và sụp đổ. Trung Quốc cũng đã chia tay với nó, và đang bước sang giai đoạn phát triển “tư bản mới” với mẫu hình Dân Chủ Xã Hội.

Con đường mà nhân dân Việt Nam chọn là con đướng “Độc Lập, Dân Chủ Pháp Trị và Tự Do Hiến Định”. Con đường đó là chính lộ của nhân loại văn minh. Nó là một chế độ chính trị do dân bầu lên và tôn trọng những giá trị phổ quát của con người, một nền “dân chủ phóng khóang” được phần lớn các dân tộc trên thế giới coi như hình thức dân chủ tối hậu của nhân loại. Từ ngày Liên Xô sụp đổ, chưa thấy xuất hiện một hình thức chính quyền nào tốt hơn.

Sự khác biệt về văn hóa không nhăn cản sự xích lại gần nhau trong việc công nhận những giá trị phổ quát liên quan đến dân chủ. Những nước có văn hóa hoàn toàn khác nhau đã chấp nhận những giá trị đó. Chấp nhận không phãi vì Tây phương đã làm như vậy mà vì những hậu quả tốt chúng mang lại.

Chế độ Pháp Trị (Rule of law)

Chính quyền được lập nên không phải để kiểm soát mọi việc liên quan đến đời sống của người dân. Sắc thái đặc biệt của dân chủ là tự do (freedom). Đại diện của dân được bầu lên là để mang lại và bảo vệ tự do chứ không phải để duy trì độc tài hay chuyên chế. Chính vì lý do này mà mọi quyền chính quyền dân chủ phải hạn chế quyền cai trị của mình. Đạo luật nhân quyền ( bill of rights) có tác dụng định nghĩa mọi hình thức tự do cần bảo vệ mà chính quyền không được vi phạm.

Dân chủ không phải là một tôn giáo hay một ý thức hệ truyền bá và răn dạy đức hạnh. Tự dokhông có nghĩa là đức hạnh (virtue) nên vẫn chấp nhận những kẻ cuồng tín về tôn giáo hay chính trị như các công dân bình thường trong xã hội. Khi một chế độ dân chủ mới thành lập thỉ ưu tiên hàng đầu là phải chú trọng đến các thiết chế tự do chứ không phải các vấn đề văn hóa.

Tự do đồng thời cũng mang ý nghĩa bình đẳng (equality) . Dân chủ đòi thực hiện bình đẳngcho mọi công dân bất kể là nam hay nữ, màu da hay sắc tộc.

Luật pháp được đặt ra để bảo đảm sự công bình. Luật pháp có từ trước khi dân chủ ra đời nhưng được dân chủ chấp nhận, coi như tinh chất (essence) của chế độ. Trong nước phải cóluật pháp thì người dân mới biết đâu là quyền hạn của mình và đâu là tự do của người khác đễ không lạm dụng hay vi phạm.

Dân chủ đã tước quyền làm luật của vua và trao cho quốc hội. Đây là một bước dân chủ hóarất lớn vì khi sang tay quốc hội luật pháp phải được thảo luận kỹ càng trước khi được ban hành. Tuy nhiên luật pháp vẫn có thể bị lỗi thời hay lạm dụng. Cho nên luật lúc nào cũng phải được viết lên bởi những đại diện do dân bầu và có quyền bình đẳng. 

Những mẩu hình pháp trị.

Pháp trị là cách cai trị bằng luật pháp. Dưới chế độ pháp trị, việc hành xử quyền hành của Nhà Nước cũng như của mọi cá nhân trong xả hội đều bị hạn chế bởi luật. Hai trọng điểm nằm trong chế độ pháp trị cần ghi nhận là sự hạn chế quyền hành của Nhà Nước và ý niệm hiến định. 

Sự phát triển của lịch sử nhân loại cho thấy có hai mẫu hình pháp trị.

Mẩu hình thứ nhất có thể tìm thấy trong lịch sử Anh quốc. Ở Anh, luật pháp xuất hiện từ cuộc đấu tranh giữa nhà vua và quốc hội. Thời cổ, quốc hội thường căn cứ trên các luật tự nhiêncủa truyền thống để hạn chế quyền hành nhà vua. Luật tự nhiên là luật đến từ lẽ phải hoặc lương tâm. Luật này được coi cao hơn luật thực chứng (positive law) là những luật do triều đình đặt ra.

Người dân Anh lý luận rằng vì luật tự nhiên cao hơn luật thực chứng nên nhà vua phải tuân hành luật này. Cả quốc hội cũng phải chịu sự chi phối của luật tự nhiên. Luật tự nhiên và một số nguyên tắc truyền thống được người Anh gọi là Hiến Pháp Bất Thành Văn. Điểm quan trọng cần ghi nhận là dân Anh dành quyền xét vấn đề hợp hiến cho quốc hội chứ không để trong tay các tòa án tư pháp. Với nguyên tắc này, người ta nói ở Anh “quốc hội có quyền chúatể” (Parliamentary Sovereignty).

Mẫu hình thứ hai là mẫu hình của Hoa Kỳ. Mẫu hình này thêm vào mẩu hình của nước Anh một Hiến Chương Thành Văn ( Written Constitution ) và trao quyền xét định tính hợp hiến cho tòa án tư pháp. Quyền này gọi là thẩm quyền “tái xét định tính hợp hiến của hành động quốc hội” (judicial review of legislative action). 

Như vậy, ở Anh và ở Hoa Kỳ, hiến pháp là chúa tể vì không ai được đứng trên hiến pháp. Tư tưởng này gọi là Tư Tưởng Lập Hiến (Constitutionalism). Tư tưởng Lập Hiến quan trọng ở chỗ nó đưa ra một số lãnh vực quan trọng liên quan đến “nhân quyền” mà Nhà Nước tuyệt đối không được vi phạm.

Lập Hiến là căn bản của định chế pháp trị và đồng thời cũng gắn liền với chế độ dân chủ. Nói khác, nếu không có dân chủ thì không có pháp trị. Mẫu hình pháp trị của Hoa Kỳ hiện nay đã mang tính phổ quát.

Nếu trong một chế độ mà vẫn còn những cá nhân hay đảng phái chính trị đứng trên hiến pháp thì chế độ đó không thể được gọi là “pháp trị”. Những chế độ đó chỉ là những chế độ “pháp quyền” (rule by law) . Đây là một lầm lẫn cố ý mà những người cộng sản thường hay lạm dụng.

Nguyên tắc “tam quyền phân lập”

Việc cầm quyền ở các nước dân chủ được chia thành ba ngành. Đó là ngành hành pháp, (chính quyền) có nhiệm vụ soạn thảo chính sách và áp dụng luật, ngành lập pháp (quốc hội) có trách nhiệm làm luật, ấn định thuế khóa và kiểm soát hành pháp, ngành tư pháp (các tòa án) có nhiệm vụ xét xử các vụ vi phạm luật Sự tách biệt quyền lực này đựa trên nguyên tắc “kiểm soát và cân bằng” (checks and balances).

Nguyên tắc tam quyền phân lập là tư tưởng của một nhà xã hội Pháp nổi tiếng trong thời kỳ Khai Sáng là Nam Tước Montesquieu. Tư tưởng này nằm trong tác phẩm cuối cùng của ông mang tên De L’Esprit Des Lois (Tinh Thần Luật Pháp) xuất bản năm 1748. Ông là nhà nhân chủng học đầu tiên đã hoàn tất một công trình nghiên cứu về sự hỗ tương tác động giữa các định chế bên trong xã hội loài người.

Montesquieu chia xã hội Pháp thời đó thàng ba giai cấp : giai cấp quân vương, giai cấp qúy tộc và giai cấp thường dân. Ông cũng phân biệt trong xã hội hai loại quyền : quyền chúa tể(sovereign) và quyền hành pháp (administration).

Trong quyền hành pháp, ông phân chia thàng ba ngành : ngành lập pháp, ngành hành pháp và ngành tư pháp. Ông cho rằng ba ngành này phải được tách rời khỏi nhau để không bên nào ảnh hưởng được bên nào, không bên nào có quyền hành lớn hơn bên nào dù là ở thế “một chọi một” hay “hai chọi một”.

Danh phẩm De L’Esprit Des Lois đã được hoan nghênh và ngưỡng mộ khắp Âu Châu, đắc biệt là tại Anh Quốc. Tại Hoa Kỳ tác phẩm này cũng đã được danh nhân lập quốc James Madisontrích dịch nhiều lần trong những bài tham luận đấu tranh của ông. Câu nói của Montesquieumà James Madison thuộc nằm lòng là : “Chính quyền phải được tổ chúc cách nào để không ai sợ ai”. Câu này, về sau, đã được các nhà lập quốc Mỹ đưa vào hiến chương của Hiệp Chủng Quốc.

Phân lập theo chiều dọc

Ngày nay, ngoài sự phân lập theo chiều ngang như mô tả ở trên người ta còn chú ý đến cả một sự phân lập theo chiều dọc. Sư phân lập này là hậu quả của mối quan hệ giữa nhân quyền và phát triển chính trị.

Ai cũng biết rằng giờ đây, nhân quyền là căn bản để tạo sự ổn định, sự phát triển khả trì và sự gia tăng phúc lợi toàn dân. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cho thấy họ đã cố gắng tôn trọng nhân quyền như một yếu tố không thể thiếu của tiến trình phát triển. Kinh nghiệm này phải được coi như kim chỉ Nam cho những nước đang phát triển noi theo.

Bước quan trọng đầu tiên là phải “công nhận nhân quyền” (recognition). Công nhận nhân quyền là phải tách rời chính trị và kinh tế, Nhà Nước và xã hội dân sự, vấn đề công và tư. Lý do của sự tách rời này gồm hai luận thuyết .

Thứ nhất, tách rời Nhà Nước khỏi xã hội dân sự để thẩm quyền của Nhà Nước không bao trùm và bóp nghẹt toàn bộ đời sống của xã hội. Nhà Nước tuyệt đối phải trở về với không gian chính trị và các lãnh vực công.

Thứ hai, sau khi có sự tách rời này, người dân và xã hội dân sự phải được tự do phát triển theo lợi ích của từng cá nhân và đoàn thể ngoài sự can thiệp của chính quyền. Từ sau Thế Chiến II, sự cản trở lớn nhất cho quá trình tiến đến dân chủ của các nước đang phát triển là sự thiếu độc lập và hữu hiệu của một xã hội dân sự. 

Nói khác, phải kiên quyết dẹp bỏ độc quyền chính trị của Nhà Nước trên các lãnh vực xã hội và riêng tư để xây dựng một xã hội dân sự hoàn toàn độc lập. Ý niệm thiết lập hoặc tái lập xã hội dân sự là một sự phân lập theo chiều dọc, khác với sự phân lập theo chiều ngang của Montesquieu.

Những yếu tố cấu thành một xã hội dân sự ngày nay gồm một chính quyền đại nghị, một nền kinh tế hỗn hợp sở hữu công cộng-tư nhân và một định chế quốc gia phúc lợi.Đó là những tiêu chuẩn dân chủ căn bản cần đạt được.

Chủ nghĩa Tự Do Hiến Định ( Constitutional Liberalism)

Từ lâu nay, một số đông người đấu tranh cho dân chủ thường không phân biệt giữa hai khái niệm dân chủ và tự do. Sở dĩ như vậy là vì tại các nước dân chủ Tây phương hai yếu tố đó được ghép chung với nhau để tạo nên một chủ thuyết chính trị mà họ trân qúy noi theo là chủ thuyết Dân Chủ- Tự Do (Liberal Democracy).

Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa Đảng có cạnh tranh để thiết lập bộ máy cầm quyền do dân bầu ra mà không bị áp đặt thì ta gọi đó là một quốc gia dân chủ. Còn Tự Do, theo nghĩa truyền thống là các quyền tự nhiên bất khả chuyện nhượng của con người. Những quyền này bảo vệ tính độc lập và tự chủ của một cá nhân trước những chèn ép chính trị, xã hội, tôn giáo… Chính vì trách nhiệm bảo vệ quan trọng đó mà các quyền này được khuyến khích ghi vảo hiến pháp nên gọi là Tư Do Hiến Định.

Chủ nghĩa Tự Do Hiến Định cũng như tất cả các biến thể của nó, đều công nhận con người có những quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng vả cần có một đạo luật cơ bản (hiến pháp) để hạn chế quyền lực của chính quyền, nhằm bảo vệ những quyền thiêng liêng đó. Cái làm thành nét đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền Âu Châu và Bắc Mỹ với các nước khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà là Tự Do Hiến Định.

Sau diễn tiến dân chủ lòng tin thường được tạo lập nhưng lòng tin ấy lại làm mất cảnh giác nơi quần chúng và tình trạng này sinh ra lạm quyền, Sự lạm quyền này sẽ quay lại chống tự do.Con đường dân chủ chống tự do trở thành một đường vòng. Chỉ trong một xả hội có Tự Do Hiến Định vững chắc thì sự biến chất của quyền lực mới được kiềm chế và mới có thể ngăn chặn đường vòng phản hồi chống tự do.

Hiện nay, các chế độ Dân Chủ Phi Tự Do (Illiberal Democracies) vẫn còn là một con số khá đông. Dân chủ thiếu Tự Do Hiến Định mang theo nó sự sói mòn chủa tự do, sự lạm dụng của quyền lực, sự chia rẽ sắc tộc và cơ hội chiến tranh. Do đó, vấn đề lãnh đạo quốc gia trong Thế Kỷ 21 chủ yếu là vấn đề đấu tranh cho Tự Do Hiến Định.

Tiêu biểu cho mô hình “Dân Chủ Tự Do Hiến Định” là chế độ chính trị Hoa Kỳ. Nêu ra mô hình chính trị này là để nhắc nhở rằng truyền thống Tự Do Hiến Định là một kinh nghiệm qúy báu của nền chính trị Tây phương mà nhân loại cần rút tiả.

Các thành tố chính yếu của chế độ dân chủ tự do

Trong thời đại dân chủ ngày nay, những thành tố chính yếu của chế độ dân chủ tự do không mấy xa lạ nhưng vẫn cần nhắc lại.

Thứ nhấtdân chủ tự do là một chính quyền do dân bầu. Dân chúng quyết định qua bầu cử ai là người lãnh đạo ngành hành pháp (tổng thống, thủ tướng), ai là những người đại diện trong quốc hội (lập pháp). Trong bầu cử ai được nhiều phiếu hơn sẽ thắng cử. Ứng cử viên phải biết rằng nếu họ không làm đúng những gì hứa hẹn lúc tranh cử thì lần sau sẽ không được dân tín nhiệm nữa.

Thứ haidân chủ tự do đòi hỏi một hiến pháp. Quốc hội làm luật nhưng hiến pháp là đạo luật cao nhất. Hiến pháp phải được toàn dân biết rõ để tuân hành chứ không phải chỉ được thông báo qua loa. Hiến pháp có thể được điều chỉnh nhưng thủ tục điều chỉnh rất khắt khe. Đặc biệt trong chế độ pháp trị, không ai được đứng trên hiến pháp.

Thứ ba, dân chủ tự do đòi hỏi nhân quyền (human rights). Nội dung hiến pháp, ngoài các nguyên tắc về điều hành sinh hoạt xã hội, còn bao gồm cả Đạo Luật Nhân Quyền (Bill Of Rights). Nhân quyền là những quyền bẩm sinh của con người như tự do lập ngôn, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tôn giáo…Cũng phải kể cả quyền bình đẳng của công đân trước pháp luật, chẳng hạn như quyền không bi bắt bỏ tù vỉ những tư tưởng chính trị. Tất cả những quyền này tạo nên một không gian bất khả xâm phạm đối với hành pháp và chỉ được thay đổi bằng một thủ tục nghiêm ngặt như thủ tục tu chính hiến pháp.

Thứ tư, dân chủ tự do đòi hỏi phải xây dựng một Xã Hội Dân Sự (hay Xã Hội Công Dân), nghĩa lả những hội đoàn làm đủ mọi việc công ích và độc lập với công quyền. Những tổ chức này là những phương tiện để giới hạn quyền hành của Nhà Nước, để giúp cho dư luận quần chúng có trọng lượng, và để giúp cho xã hội có đủ sức mạnh chống lại sự độc đoán tùy tiện của những người lãnh đạo.

Xã Hội Dân Sự có những nét đặc thù chính như : một nền kinh tế thị trường, những phương tiện thông tin và truyền thông tự trị, những chuyên viên tinh thông về chính trị và kỹ thuật, với đầy đủ khả năng đánh giá các chính sách và hoạt động của công quyền trên mọi lãnh vực.

*

Tại VIệt Nam ngày nay, vấn đề đấu tranh dân chủ đã đạt được đôi chút tiến bộ, mặc dầu đang bị đàn áp quyết liệt. Dù sao thì cũng phải nhìn nhận rằng chế độ chính trị tại Việt Nam bây giờ đã xa rời mẫu hình Stalinít một cách đáng kể. Sự sụp đổ của các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô đã trở thành động cơ thường trực thúc ép dân chủ hóa trong nộ bộ Đảng CSVN.

Thế hệ trẻ sinh trưởng từ thời gian “Mở Cửa” giờ đây đã khôn lớn, có tầm nhìn vượt ra khỏi lãnh tổ của tổ quốc, và biết sử dụng “giá trị lập ngôn” để đòi hỏi những điều chính đáng cho cuộc sống của cá nhân và của dân tộc.

Nền dân chủ sẽ đến nhanh hơn khi có sự chuyển giao thế hệ và chế độ chính trị tương lai của Việt Nam sẽ phải là một chế độ “Dân Chủ Tự Do Hiến Định” mà cấu trúc đã được phân tích như mô tả ở trên./.

Nguyễn Cao Quyền
Báo Tổ Quốc

Không có nhận xét nào: