Pages

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Từ Tân Cương tới Biển Đông

Tàu ngầm kilo Hà Nội ở Cam Ranh hồi tháng 1/2014
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam
"Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
Nhà nghiên cứu này cũng giải thích thêm Trung Quốc có chiến lược "cây cung và mũi tên".


Cánh cung bao gồm cả các vùng núi cao của Trung Quốc trong đó có Tân Cương và Tây Tạng.
Dây cung chính là các tỉnh duyên hải được tập trung phát triển.
Mũi tên là sự tổng hợp của các phương tiện vận tải, đường không, đường bộ và đường thủy, nối những vùng biên cương xa của Trung Quốc với các tỉnh nhìn ra biển.
Mới đầu năm nay Bắc Kinh tuyên bố khoản đầu tư tới Bấmgần 100 tỷ đô la riêng cho ngành đường sắt.
Và cũng trong tháng 1/2014, Trung Quốc Bấmcông bố GDP của Quảng Đông, tỉnh nhìn thẳng ra Biển Đông, là 1000 tỷ đô la, bằng với GDP của Mexico hoặc Indonesia.
Giới nghiên cứu Việt Nam đã biết chiến lược biển này của Trung Quốc từ lâu dù các chiến thuật cụ thể như đưa dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông hiện nay, có thể gây những bất ngờ.

VN 'chẳng thể làm gì'

Trung Quốc đưa giàn khoan vào cách đảo Lý Sơn chừng 220km trong bối cảnh quốc tế và chính quốc nội của họ có nhiều diễn biến phức tạp.
Phương Tây đã chỉ có thể đứng nhìn Nga sáp nhập Crimea, nơi Tổng thống Vladimir Putin của Nga vừa hạ cánh xuống đúng ngày chiến thắng Phát-xít 9/5.
"Mỗi ngày trôi qua Trung Quốc lại củng cố thêm vai trò quản lý của họ và Việt Nam không thể thắng được về mặt pháp lý. Trung Quốc tiếp tục xây dựng và phát triển Tam Á, Hải Nam, Phú Lâm, tiếp tục sản xuất thêm tàu hải quân."
Giáo sư Carl Thayer nói với BBC về Hoàng Sa hồi tháng Ba
Từ hồi tháng Ba nhà nghiên cứu Việt Nam có tiếng người Úc, giáo sư Carl Thayer, đã Bấmbình luận với BBC về Crimea:
"Nó giống như Hoàng Sa của Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua Trung Quốc lại củng cố thêm vai trò quản lý của họ và Việt Nam không thể thắng được về mặt pháp lý.
"Trung Quốc tiếp tục xây dựng và phát triển Tam Á, Hải Nam, Phú Lâm, tiếp tục sản xuất thêm tàu hải quân.
"Việt Nam sẽ chẳng thể làm gì được."
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong khi đó vừa kết thúc chuyến thăm tới bốn nước châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines mà thông điệp chính theo BấmCNN là "chúng ta ở bên họ" trong tranh chấp với Trung Quốc.
Hành động của Trung Quốc cũng diễn ra một tháng sau khi Hà Nội tổ chức 'lễ thượng' cờ hai tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam hôm 3/4.
Đích thân Thủ tướng BấmNguyễn Tấn Dũng đã dự lễ thượng cờ 'cấp quốc gia' cho hai tàu ngầm HQ 182 Hà Nội và HQ 183 TP Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh ở Khánh Hòa, theo báo chí Việt Nam.
Chiếc tàu ngầm thứ 3, HQ 184 mang tên Hải Phòng, theo dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm nay trong khi ba chiếc còn lại sẽ được giao trong hai năm 2015-2016.

25 năm Thiên An Môn

Giàn khoan của Trung Quốc cũng xuất hiện trên Biển Đông vào thời điểm trong nội bộ Trung Quốc đang có những vấn đề phức tạp.
Sự bất mãn của người thiểu số ở Tân Cương tiếp tục gia tăng và được thể hiện ra qua những xung đột bạo lực.
Các hoạt động đánh dấu 25 năm Thiên An Môn đã bắt đầu ở Hong Kong
Cuộc đối đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang và phe cánh của ông này vẫn đang tiếp diễn.
Và ngày 4/6 này sẽ đánh dấu tròn 25 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn.
Hiện chưa rõ những lý do chính xác nào khiến Trung Quốc chọn thời điểm và địa điểm hiện nay để đặt giàn khoan khổng lồ của họ.
Nhưng dường như họ đã chuẩn bị cho những hành động như thế này từ nhiều năm về trước.
Về phía Việt Nam, hành động mua sáu tàu ngầm Kilo của Nga với hợp đồng ký kết cách đây năm năm khó có thể nhằm mục tiêu nào khác ngoài việc khiến Trung Quốc phải dè chừng hơn trong cách hành xử của họ trên Biển Đông.
Nhưng Trung Quốc có dè chừng không và dè chừng tới đâu thì các diễn biến xung quanh giàn khoan lần này sẽ hé lộ ít nhiều về cách hành xử của Bắc Kinh trong tương lai.
Quý vị có ý kiến gì về các bài phân tích, tổng hợp trên trang BBC Tiếng Việt, xin gửi về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.

Không có nhận xét nào: