(GDVN)- Washington nghĩ rằng tình huống Việt Nam đang đối mặt cũng giống như Ukraine, Mỹ có thể tỏ ra hết sức giận giữ nhưng sẽ không làm gì hơn.
BBC News ngày 8/5 dẫn lời Mark Mardell, một biên tập viên Bắc Mỹ của đài này phân tích, có quan điểm cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một số thành công nhất định trong việc ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng thực tế điều này rất hạn chế.
Ngay sau chuyến công du châu Á của ông Obama vừa kết thúc, Trung Quốc đã kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với 80 tàu hộ tống, bao gồm 7 tàu quân sự. Việt Nam đã phản ứng rất mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của mình theo luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án động thái này của Trung Quốc là "khiêu khích" và vô ích đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực. Washington bày tỏ quan ngại đặc biệt về những hành vi nguy hiểm của Trung Quốc đe dọa các tàu của Việt Nam trong vùng biển này.
Nước Mỹ dưới chính quyền ông Obama có thể tỏ ra hết sức giận giữ, thậm chí đưa ra nhiều lời đe dọa, nhưng Washington sẽ chẳng làm gì nhiều hơn những lời nói.
Mark Mardell lưu ý, Mỹ có mối quan hệ đồng minh quân sự vớiPhilippines và Nhật Bản, 2 nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Obama đã nói rằng người Mỹ sẽ đứng sau lưng họ, cũng giống như ông cam kết đứng sau bảo vệ các nước Baltic vì họ là thành viên NATO.
Nhưng Ukraine thì không, vì Kiev không nằm trong khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Cũng như vậy, Mỹ không có thỏa thuận liên minh quan sự với Việt Nam, mặc dù quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Ngay sau chuyến công du châu Á của ông Obama vừa kết thúc, Trung Quốc đã kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với 80 tàu hộ tống, bao gồm 7 tàu quân sự. Việt Nam đã phản ứng rất mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của mình theo luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án động thái này của Trung Quốc là "khiêu khích" và vô ích đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực. Washington bày tỏ quan ngại đặc biệt về những hành vi nguy hiểm của Trung Quốc đe dọa các tàu của Việt Nam trong vùng biển này.
Nước Mỹ dưới chính quyền ông Obama có thể tỏ ra hết sức giận giữ, thậm chí đưa ra nhiều lời đe dọa, nhưng Washington sẽ chẳng làm gì nhiều hơn những lời nói.
Mark Mardell lưu ý, Mỹ có mối quan hệ đồng minh quân sự với
Nhưng Ukraine thì không, vì Kiev không nằm trong khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Cũng như vậy, Mỹ không có thỏa thuận liên minh quan sự với Việt Nam, mặc dù quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Đó là lý do tại sao các nhà ngoại giao ở Washington nghĩ rằng tình huống Việt Nam đang đối mặt cũng giống như Ukraine, Mỹ có thể tỏ ra hết sức giận giữ nhưng sẽ không làm gì hơn. Trung Quốc đang theo dõi các động thái tại Ukraine rất chặt chẽ, Mark Mardell bình luận.
Christopher Helman, một nhà phân tích đến từ Texas hôm 8/5 bình luận trên Forbes về sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và phản ứng của Mỹ.
Theo ông, mặc dù không ai hy vọng chính quyền Obama sẽ đối phó với hành động xâm lăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng nếu tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) xem các giàn khoan của nó như "lãnh thổ quốc gia di động" thì Cục Quản lý năng lượng liên bang Mỹ cần áp dụng một số giám sát đặc biệt khi CNOOC xin giấy phép để khoan dầu ngoài khơi bờ biển Mỹ.
CNOOC đã giành được 200 điểm thăm dò tại vịnh Mexico mua lại của Canada trị giá 19 tỉ USD.
Ernest Bower và Gregory Polling từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, ít ai nghiêm túc mà lại tin là Obama sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hoạt động của các giàn khoan CNOOC.
Christopher Helman, một nhà phân tích đến từ Texas hôm 8/5 bình luận trên Forbes về sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và phản ứng của Mỹ.
Theo ông, mặc dù không ai hy vọng chính quyền Obama sẽ đối phó với hành động xâm lăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng nếu tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) xem các giàn khoan của nó như "lãnh thổ quốc gia di động" thì Cục Quản lý năng lượng liên bang Mỹ cần áp dụng một số giám sát đặc biệt khi CNOOC xin giấy phép để khoan dầu ngoài khơi bờ biển Mỹ.
CNOOC đã giành được 200 điểm thăm dò tại vịnh Mexico mua lại của Canada trị giá 19 tỉ USD.
Ernest Bower và Gregory Polling từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, ít ai nghiêm túc mà lại tin là Obama sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hoạt động của các giàn khoan CNOOC.
Obama đã không làm gì khi chính quyền Syria vượt "giới hạn đỏ" do ông đặt ra. Moscow cười khi Mỹ tuyên bố áp đặt biện pháp trừng phạt sau sự kiện sáp nhập Crimea trong khi Iraq quay trở lại nội chiến, Iran vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân của mình.
Bắc Kinh cũng có thể cố gắng tìm mọi cách thay đổi hiện trạng trong khi Washington bị phân tâm bởi khủng hoảng Ukraine, tình hình Nigeria và Syria. Nếu Trung Quốc tin rằng Washington đang phân tâm, thì những hành động vừa rồi ở phía nam quần đảo Hoàng Sa có thể để lại hậu quả dài hạn cho khu vực và toàn cầu, Christopher Helman bình luận.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc kéo giàn khoan ra Hoàng Sa (bất hợp pháp). Họ đã làm điều tương tự năm 2012, Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC khi đó tuyên bố, giàn khoan di động cỡ lớn HD 981 là "lãnh thổ quốc gia di động và vũ khí chiến lược" của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông từ Học viện Quốc phòng Úc bình luận, Trung Quốc dường như đã lựa chọn các địa điểm hoạt động để gây tổn hại tối đa cho Việt Nam. Có một nguy cơ các nước khác chỉ đơn giản xem như đây không phải vấn đề của họ, bởi Hoàng Sa không phải Trường Sa (nhiều bên tranh chấp).
Chuyên gia Ian Storey từ Singapore nói với Reuters, ông không tin rằng Việt Nam đang trong tâm trạng lùi bước mặc dù phải đối mặt với áp lực từ "kẻ thù lịch sử" của mình.
"Chúng tôi có thể dự đoán căng thẳng tăng cao một vài tháng nữa, mà tôi tin rằng có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Việt kể từ sau cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 đến nay".
Bắc Kinh cũng có thể cố gắng tìm mọi cách thay đổi hiện trạng trong khi Washington bị phân tâm bởi khủng hoảng Ukraine, tình hình Nigeria và Syria. Nếu Trung Quốc tin rằng Washington đang phân tâm, thì những hành động vừa rồi ở phía nam quần đảo Hoàng Sa có thể để lại hậu quả dài hạn cho khu vực và toàn cầu, Christopher Helman bình luận.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc kéo giàn khoan ra Hoàng Sa (bất hợp pháp). Họ đã làm điều tương tự năm 2012, Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC khi đó tuyên bố, giàn khoan di động cỡ lớn HD 981 là "lãnh thổ quốc gia di động và vũ khí chiến lược" của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông từ Học viện Quốc phòng Úc bình luận, Trung Quốc dường như đã lựa chọn các địa điểm hoạt động để gây tổn hại tối đa cho Việt Nam. Có một nguy cơ các nước khác chỉ đơn giản xem như đây không phải vấn đề của họ, bởi Hoàng Sa không phải Trường Sa (nhiều bên tranh chấp).
Chuyên gia Ian Storey từ Singapore nói với Reuters, ông không tin rằng Việt Nam đang trong tâm trạng lùi bước mặc dù phải đối mặt với áp lực từ "kẻ thù lịch sử" của mình.
"Chúng tôi có thể dự đoán căng thẳng tăng cao một vài tháng nữa, mà tôi tin rằng có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Việt kể từ sau cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 đến nay".
Mặc dù có thể Mỹ và các bên liên quan sẽ có những phản ứng khác nhau, nhưng các bên đều thừa nhận đây là hành động leo thang gây hấn, khiêu khích có chủ ý của phía Trung Quốc. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông sẽ không có gì lay chuyển được
PV.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét