Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc hôm thứ Tư, 18/06 vừa qua thì một giàn khoan nửa chìm nửa nổi thứ hai – mang tên Nam Hải số 9 – sẽ được kéo xuống hạ đặt gần bờ biển Việt Nam vào khoảng ngày thứ Sáu 20/06. Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam, trích dẫn Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thì hiện thời vị trí của giàn khoan đó « cách đảo Lý Sơn hơn 120 hải lý, Cồn Cỏ 130 hải lý, cách Trung Quốc 56 hải lý, vẫn thuộc vùng biển của Trung Quốc ».
Bản tin Thời sự đài truyền hình Việt Nam VTV vào hôm qua 21/6, cũng trích dẫn Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết là giàn khoan Nam Hải số 9 mà Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông đang ở tọa độ 17°37’38’’Bắc và 110°12’16’’Đông.
Các thông tin trên trùng hợp với nhận định của nhật báo Mỹ Wall Street Journal số ra ngày hôm qua khi báo này cho rằng sự chuyển dịch của ít nhất bốn giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông trong những ngày qua không nhất thiết là đáng báo động nếu căn cứ vào tần suất di chuyển của các giàn khoan trong khu vực trong quá khứ.
Nhật báo này đã phân tích thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc về sự di chuyển của 4 giàn khoan Nam Hải số 2, số 4, số 5 và số 9 để cho rằng vị trí mới của các giàn khoan đó không hề nằm trong các vùng biển có tranh chấp. Trung Quốc cũng không cho tàu đi theo bảo vệ các giàn khoan đó như trong trường hợp của giàn khoan HD-981 mà Bắc Kinh đã cho kéo sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm dấy lên tình trạng căng thẳng hiện nay.
Bản tin Thời sự đài truyền hình Việt Nam VTV vào hôm qua 21/6, cũng trích dẫn Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết là giàn khoan Nam Hải số 9 mà Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông đang ở tọa độ 17°37’38’’Bắc và 110°12’16’’Đông.
Các thông tin trên trùng hợp với nhận định của nhật báo Mỹ Wall Street Journal số ra ngày hôm qua khi báo này cho rằng sự chuyển dịch của ít nhất bốn giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông trong những ngày qua không nhất thiết là đáng báo động nếu căn cứ vào tần suất di chuyển của các giàn khoan trong khu vực trong quá khứ.
Nhật báo này đã phân tích thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc về sự di chuyển của 4 giàn khoan Nam Hải số 2, số 4, số 5 và số 9 để cho rằng vị trí mới của các giàn khoan đó không hề nằm trong các vùng biển có tranh chấp. Trung Quốc cũng không cho tàu đi theo bảo vệ các giàn khoan đó như trong trường hợp của giàn khoan HD-981 mà Bắc Kinh đã cho kéo sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm dấy lên tình trạng căng thẳng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét