Pages

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Rào cản tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn vốn đầu tư nhưng lại đóng góp cho GDP ít hơn khối tư nhân
Đại sứ quán Anh ở Hà Nội hôm 14/11 đã công bố báo cáo phân tích về tiến trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam.
Một trong các nguyên nhân khiến chính phủ Anh quan tâm vấn đề này, là việc giảm sở hữu kinh tế của nhà nước ở Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp Anh dễ tiếp cận thị trường hơn.

Bản báo cáo thể hiện sự lạc quan về dại hạn trước tiến trình tái cấu trúc DNNN - một trong những cải cách cơ cấu vô cùng quan trọng tại Việt Nam.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, quá trình này vẫn tiến triển hết sức chậm chạp.

Gánh nặng kinh tế

Theo một số thống kê, Việt Nam đã tiến bộ trong việc cắt giảm DNNN, bắt đầu từ những năm 90.
Vào năm 2001, DNNN chiếm 60% tổng vốn đầu tư và đóng góp 38% GDP. Cho đến năm 2012, con số này giảm xuống lần lượt còn 38% và sau đó là 33%.
Tuy nhiên, DNNN vẫn là gánh nặng cho phát triển kinh tế, mảng đầu tư công, khu vực ngân hàng và tính bền vững tài khóa.
Những DNNN hoạt động không hiệu quả đang kiểm soát phần lớn đường tiếp cận và thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng, cản trở hiệu quả của đầu tư công.
Bản báo cáo cho rằng số tiền DNNN vay để đầu tư vào những lĩnh vực ngoài ngành đang chiếm phần lớn số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.
Theo Sứ quán Anh, vì không còn nhiều biện pháp tài chính, tiền tệ cđể ó thể kích thích tăng trưởng, lãnh đạo Việt Nam nhận thức rằng tái cơ cấu DNNN là một trong những chìa khóa cải thiện kinh tế, trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng 2016.
Đàm phán về Hiệp định Tự do thương mại EU-Vietnam (FTA) và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.

Cổ phần hóa, thoái vốn

Hai bước đi chính trong chương trình cải tổ của chính phủ là giảm sở hữu của DNNN thông qua cổ phần hóa, thoái vốn, và nâng cao tính hiệu quả của DNNN.
Tuy nhiên, cả hai quá trình này đều diễn ra chậm chạp.
Hiện chỉ có 71 DNNN được cổ phần hóa so với mốc mục tiêu đặt ra là 432 doanh nghiệp cho năm 2014 và 2015.
Việc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay chỉ mới thu về 2.23 nghìn tỷ đồng Việt Nam (64 triệu bảng), thấp hơn một nửa so với mức được kỳ vọng.
Sứ quán Anh nhận xét các lợi ích chính trị chằn chịt và cơ cấu sở hữu DNNN phúc tạp đang là trở ngại chính.
"Khi mà các bộ ngành và chính quyền địa phương thường xuyên tham gia vào sở hữu DNNN, những mâu thuẫn về lợi ích thường xuyên hiện hữu, trở thành chướng ngại cho tiến trình cải cách", báo cáo viết.
"54% các DNNN được điều hành bởi chính quyền địa phương, 27% dưới sự chỉ đạo của các bộ ngành và 19% được xếp vào nhóm “tập đoàn kinh tế và các tổng công ty”."
"Các DNNN cũng tỏ ra ì ạch khi thoái vốn ngoài ngành vì tình hình kinh tế khó khăn trong mấy năm qua. Chính phủ đã đề ra kế hoạch thoái vốn trong 2014 và 2015 là 20 nghìn tỷ đồng. Nhưng đến nay các DNNN mới chỉ thoái vốn được 3.5 nghìn tỷ".

Tham gia của nước ngoài

Bản báo cáo nhận định chính phủ Việt Nam đã thừa nhận cần có sự tham gia của nước ngoài để đẩy mạnh quá trình cải cách. Mặc dù Việt Nam đang nỗ lực hơn để thu hút nước ngoài tham gia cổ phần hóa, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giảm lo ngại của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, kết luận phân tích cũng cho rằng Việt Nam nên xem xét nâng mức giới hạn sở hữu cổ phần 49% cho khối ngoại, hoặc có những biện pháp để công nhận giá trị của đầu tư nước ngoài mang lại như khoa học công nghệ hay chuyển đổi tri thức.
"Với việc chính phủ tiếp tục nắm giữ phần lớn cổ phần ở DNNN, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn nghi ngại về hiệu quả của doanh nghiệp sau IPO cũng trọng lượng của cổ đông nắm thiểu phần trong doanh nghiệp", báo cáo có đoạn.
Báo cáo kết luận việc giảm sở hữu nhà nước với nền kinh tế sẽ không chỉ đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của Việt Nam, mà còn có lợi cho những công ty nước ngoài như của Anh quốc trong việc tiếp cận thị trường.

Không có nhận xét nào: