Pages

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Cuộc chiến Trung - Mỹ: Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh bại?

Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, nhưng nó vẫn còn lộ rõ nhiều yếu điểm. PHoto COurtesy: Harry J. Kazianis
 
Cali Today News - Nói trắng ra: một cuộc chiến Mỹ - Trung Quốc sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Nhiều người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người, chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra xung đột vũ trang.
 
Nhưng may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an tâm. Bởi vì những nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mới là mối quan tâm lớn nhất của thời đại này. Vậy bằng cách nào mà Trung Quốc có thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ và các lực lượng đồng minh?
 
Nhờ vào quãng thời gian đầu tư qui mô lớn kéo dài suốt hơn 20 năm qua, quân đội Trung Quốc đã không còn là một quân đội hạng ba yếu ớt mà đã trở thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai trên hành tinh này. Và với trọng tâm là các hệ thống vũ khí quân sự hiện đại, Trung Quốc dường như đang phát triển những công cụ chiến tranh cần thiết để chuẩn bị cho cuộc chiến (nếu có) với Mỹ. Có thể nói phương châm hiện nay của Bắc Kinh: chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ.
 
Bài viết này sẽ xem xét những thách thức mà Trung Quốc sẽ đối mặt khi chống lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh chắc chắn đã có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington khi chiến tranh nổ ra, những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt cũng không phải là ít. Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng quân sự mạnh hàng đầu của hành tinh này - hay một số người còn gọi là cỗ máy chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại. Vậy những nhân tố nào sẽ giúp cho Hoa Kỳ đánh bại Trung Quốc? 
 
Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới. Trung Quốc cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm - điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Trung Quốc cũng đang cho xây dựng hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người lái... Có thể nói Trung Quốc cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là trên lý thuyết.
 
Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy? Làm thế nào để Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật? Chắc chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo? Bắc Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay không? Câu trả lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì tất cả chỉ là một mớ hỗn độn, tạp quân mà thôi.
 
Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:
 
"Vai trò của phần  mềm 'software' (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội Trung Quốc đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ nhà giải toả tâm trạng."
 
Easton tiếp tục:
 
"Trong khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Trung Quốc, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa - không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng ký khác trong khu vực -  thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung Hoa đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân đội luôn 'đi theo đường lối của đảng'. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản - vốn thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."
 
Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở Trung Quốc, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt, thì nhân tố quân đội Trung Quốc chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực sự đóng một vai trò then chốt. 
 
Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm trong chiến đấu bằng cách 'cùng nhau chiến đấu'. Chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân...) là cách tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.
 
Trung Quốc cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Trung Quốc. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation - một viện nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận - có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Trung Quốc không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Trung Quốc:
 
"Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc đã xác định rằng việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Trung Quốc và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."
 
Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với Trung Quốc: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Trung Quốc trong thời gian dài 10 - 20 năm trong tương lai.
 
Chúng ta đều biết Trung Quốc có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là 'mượn' các thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Trung Quốc sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Trung Quốc cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Trung Quốc có phải là một mối họa hay không. 
 
Các tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là quân đội Trung Quốc có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.
 
Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến thuật cho tương lai.
 
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Trung Quốc không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi. 
 
Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể đại bại trong cuộc so găng quân sự với Mỹ!
 
Linh Lan (Theo Nationalinterest.org)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

CHỨC QUYỀN TỪ TÁ TRỞ XUỐNG TRĂM TRIỆU MỘT NẤC ,CÒN CAO CHỨC HƠN NỮA TÍNH BẰNG ĐÔ LA .VŨ KHÍ NHÁI THÌ KIẾN THỨC HẠN HẸP KÈM TÍNH ĂN BẨN ĂN BỚT LÀM GÌ CÓ HÀNG CHẤT LƯỢNG QĐỘI ĐÓI CHÁNH ỦY QÚA NO SỢ CHẾT CHƯA ĐỤNG TRẬN CÒN SỦA VANG TRỜI ĐẤT NỔ CÁI ĐÙNG TRỐN MẤT TIÊU .TÀU CỘNG TẬP CHỈ GIỎI HÙ DỌA LŨ CƯỚP VNAM THÔI.