Người Hy Lạp xuống đường ăn mừng sau khi đa số người dân bỏ phiếu "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý "liệu Hy Lạp có nên chấp nhận những điều khoản kèm theo khoản cứu trợ quốc tế". Hy Lạp đang cần quốc tế cứu trợ, nhưng đảng cầm quyền vận động người dân nói "Không" với các điều khoản, mà họ cho rằng là "làm nhục" Hy Lạp. Các nhà quan sát bên ngoài nói rằng việc đảng cầm quyền và đa số người dân nói "Không" có thể dẫn tới việc Hy Lạp sẽ bị đá ra khỏi khối EU.
Mảnh đất thích hợp nhất để gieo mầm CNCS là nghèo đói và tuyệt vọng - Konrad Adenauer, Thủ tướng đầu tiên Tây Đức sau thế chiến II.
Sau hàng chục năm sống trên mức cho phép, có nghĩa là xài quá số tiền làm ra, Hy Lạp rơi vào tình trạng chúa Chổm, nợ hơn tổ đỉa.
Người dân và quan chức Hy Lạp về hưu sớm với lương hưu đủ lai rai.
Để được vào khối euro, Hy Lạp đã nói dối nhiều năm về mức thâm hụt ngân sách không quá tiêu chuẩn 3%.
Trước khả năng sụp đổ kinh tế, năm 2010, Hy Lạp thú thực tình trạng nói dối và hệ luỵ của nó. Hy Lạp kêu gọi châu Âu giúp đỡ.
Châu Âu quyết định xoá nợ cho Hy Lạp 140 tỷ euro (GDP của Hy Lạp khoảng 220 tỷ euro).
Và họ cũng bơm vào Hy Lạp trong nhiều đợt với tổng số 322 tỷ euro với lãi suất hữu nghị so với chỉ số tin tưởng kinh tế Hy Lạp thấp tè.
Ngày nay, Hy Lạp phải trả từng phần vốn nợ và tiền lãi. Hy Lạp đã không trả 1.6 tỷ euro đúng hạn ngày 30/06. Có nghĩa bước đầu của phá sản.
Quen hưởng thụ, từ mấy năm nay phải thắt lưng buộc bụng và không chịu nổi, tháng 1 vừa qua, người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu cho đảng cực tả SYRIZA của ông Aléxis Tsípras. Đảng này hứu hẹn bỏ thắt lưng buộc bụng và bảo đảm "sổ hưu"....
Cào mặt ăn vạ và vu khống đổ thừa
Lên nắm quyền, Aléxis Tsípras lúc đầu tuyên bố ăn quỵt, không trả nợ, nếu EU muốn họ ở lại. Sau đó Aléxis Tsípras doạ đưa hồ sơ đòi tiền Đức (300 tỷ euro, khoảng bằng tiền Hy Lạp nợ) với lý do vì Đức đã vay tiền và không trả các nhà băng Hy Lạp thời đệ nhị thế chiến. Đức đã bác bỏ, vì lúc thống nhất 2 miền Đông - Tây năm 1990, Đức đã ký với tất cả các Chính phủ và đã trả hết nợ trên danh nghĩa một nước Đức duy nhất.
Từ mức phát triển 2.3%, sau 6 tháng cầm quyền Alexis Tsipras đưa kinh tế Hy Lạp phát triển xuống còn 0.8%.
Để giữ quyền lực bằng tạo xã hội loạn lạc, Alexis Tsipras đổ lỗi cho bộ 3 cho Hy Lạp vay tiền: ECB (nhà băng trung ương châu Âu), IMF (quỹ tiền tệ Quốc tế) và Liên hiệp châu Âu (EU).
Alexis Tsipras nói Hy Lạp đã chịu thiệt với những điều kiện A, B, C trong đàm phán với bộ 3. Nhưng trên thực tế, chúng rất xa với những điều kiện mà bộ 3 thoả thuận với chính phủ cũ của Hy Lạp khi họ xoá một phân nợ và cho vay tiền tiếp. Trong khi, Alexis Tsipras nói với dân Hy Lạp rằng bộ 3 không thiện chí và chỉ muốn áp đặt chính sách thắt lưng buộc bụng. Như vậy, Alexis Tsipras đâu có muốn đàm phán. Mà chỉ muốn tiền, rồi nếu được thì loè người dân là công của họ, đặng giữ quyền lực. Cũng như chính quyền Việt Nam thích tiền phương Tây nhưng mở miệng ra là ăn cháo đái bát, lên án tư bản!
Điều đó chẳng khác Bắc Hàn đổ lỗi cho việc dân họ bị chết đói vì phương Tây và Nam Hàn không chịu cung phụng lương thực. Trong khi họ tập trung kinh tế cho sản xuất vũ khí.
Sợ người dân rút hết tiền, Alexis Tsipras đã ra lệnh đóng cửa các nhà băng. Nhưng sau đó thì lại đổ cho ECB... không bơm tiền. :D
Trong khi đó ECB vẫn bơm tiền đều đặn. Chỉ trong tuần qua, người dân Hy Lạp đã rút ra 5-6 tỷ euro.
Alexis Tsipras còn kích động lòng tự hào dân tộc mù quáng để bỏ phiếu cho y trong cuộc trưng cầu ý dân hôm nay. Và y đã đạt kết quả.
Nhưng người dân Hy Lạp sẽ phải trả giá vì quyết định hời hợt của mình. Bộ ba ECB, IMF và EU sẽ không phải là con bò sữa để Alexis Tsipras rút ruột.
Nhiều người dân Đức, nước đầu tàu của EU, sẵn sàng mất số tiền của họ trong số nợ của Hy Lạp để dứt bỏ hẳn vấn đề Hy Lạp. Hy Lạp rời UE, cũng chẳng làm họ buồn. Họ đã phải thắt lưng buộc bụng để giúp Hy Lạp, họ đã làm hết khả năng.
Thế giới cũng muốn giúp Việt Nam chống lại bành trướng Trung Quốc, nhưng nếu người dân Việt không muốn hay không hành động để thay đổi chính quyền bán nước, thì họ cũng đành chịu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét