Pages

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

“Vì sao tôi đi lính?”: Câu chuyện của những quân nhân Mỹ gốc Việt.

Hoà Ái, phóng viên RFA

Các quân nhân Mỹ gốc Việt trong 7 binh chủng của quân đội Hoa Kỳ

Các quân nhân Mỹ gốc Việt trong 7 binh chủng của quân đội Hoa Kỳ
 Hội quân nhân Mỹ gốc Việt




Nhân dịp Hòa Ái được mời đến tham dự lễ hồi hưu của các sĩ quan Hải quân tại thành phố Hampton, tiểu bang Virginia, được gặp gỡ với rất nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt. Hòa Ái cũng đã gặp gỡ một vài trong số họ để tìm hiểu vì sao họ quyết định trở thành những người lính và binh nghiệp là sự nghiệp của cuộc đời họ.

Trước tiên, Hòa Ái có dịp được nói chuyện với Binh nhất Jack Phan. Xin chào Jack Phan.
Binh nhất Jack Phan: Xin chào chị Hòa Ái.
Hòa Ái: Jack Phan cho Hòa Ái hỏi thăm hiện Jack Phan đang phục vụ trong binh ngũ nào và được bao lâu rồi?
Binh nhất Jack Phan: Thưa chị, em phục vụ trong Quân lực Hoa Kỳ, binh chủng Lục quân. Được 3 năm rồi.
Hòa Ái: Vì sao Jack Phan lại quyết định trở thành một người lính?
Binh nhất Jack Phan: Ông ngoại em tham gia vào Lục quân của VNCH trước đây cho nên em tham gia vào Lục quân của Hoa Kỳ như là một ước mơ. Khi em vào lính thì em được tham gia trong nhiều khóa huấn luyện, được nhiều quyền lợi như công việc, được cho đi học, được giúp đỡ về tài chính…Em rất cảm ơn Lục quân Hoa Kỳ cũng như nước Mỹ và ông ngoại em đã cho em tiếp bước con đường binh lực.
Hòa Ái: Từ khi giấc mơ manh nha trong đầu cho đến va chạm thực tế thì Jack Phan cảm thấy thế nào?
Binh nhất Jack Phan: Sau khi tham gia vào lính, trở thành một người lính thì em hoàn toàn trở thành một người khác so với con người mình trước đây cũng như những người đồng trang lứa với mình. Em trưởng thành hơn, chính chắn hơn. Em rất hãnh diện được vào lính cũng như đứng tại đây được gặp những người như chị và những người lính xung quanh mình. Cảm ơn chị.
Hòa Ái: Cảm ơn em rất nhiều. Thưa quý vị, bên cạnh Hòa Ái lúc này là Trung tá Bộ binh Paul Ưng. Mời quý vị cùng gặp gỡ với ông. Xin được chào Trung tá Paul Ưng.
Trung tá Bộ binh Paul Ưng: Chào em.
Hòa Ái: Xin hỏi Trung tá phục vụ trong quân đội bao nhiêu năm?
Trung tá Bộ binh Paul Ưng: Được 32 năm.
Sau khi tham gia vào lính, trở thành một người lính thì em hoàn toàn trở thành một người khác so với con người mình trước đây cũng như những người đồng trang lứa với mình. Em trưởng thành hơn, chính chắn hơn
Binh nhất Jack Phan
Hòa Ái: Hòa Ái rất hân hạnh được gặp gỡ và được nghe chia sẻ về dòng họ Ưng của ông là những công thần ngày xưa dưới Triều Nguyễn đã góp công mở mang bờ cõi của VN và thế hệ cha chú của ông cũng trong Quân lực VNCH. Có phải truyền thống gia đình mà ông cũng trở thành một người lính?
Trung tá Bộ binh Paul Ưng: Cũng đúng một phần là vì tôi lớn lên trong gia đình được biết ông cố, ông sơ hồi xưa là tướng của triều. Trong gia đình, cô, chú và ba của tôi cũng trong quân đội luôn. Một phần tôi đi lính cũng vì truyền thống gia đình.
Hòa Ái: Câu hỏi tò mò của Hòa Ái không biết ông đi lính một phần cũng vì sở thích phiêu lưu để thỏa chí tang bồng hay không?
Trung tá Bộ binh Paul Ưng: Đúng. Một phần tôi thích đi lính vì đi lính Quân đội của Mỹ thường chúng tôi đi rất nhiều nước. Chúng tôi đóng quân ở Đức, Đại Hàn, Nhật, Afghanistan, Iraq…Tôi thích đi nước này nước nọ để học hỏi những truyền thống cũng như phong tục của nước ngoài để hấp thụ lối sống của họ giúp mình hiểu biết hơn. Tôi rất thích du lịch.
Trung tá hải quân Tuấn Nguyễn (thứ 2 từ trái), trung tá hải quân Quốc Trần (thứ 4 từ trái)
Trung tá hải quân Tuấn Nguyễn (thứ 2 từ trái), trung tá hải quân Quốc Trần (thứ 4 từ trái) tại buổi lễ hồi hưu (Nguồn: Trung tá HQ Tuấn Nguyễn)
Hòa Ái: Có lẽ 32 năm trong quân đội ông đã đặt chân đến nhiều nơi và gặp gỡ rất nhiều người nhưng ngay giây phút này nếu nói về một kỷ niệm thú vị nhất thì là kỷ niệm nào, thưa ông?
Một phần tôi thích đi lính vì đi lính Quân đội của Mỹ thường chúng tôi đi rất nhiều nước. Chúng tôi đóng quân ở Đức, Đại Hàn, Nhật, Afghanistan, Iraq…Tôi thích đi nước này nước nọ để học hỏi những truyền thống cũng như phong tục của nước
Trung tá Bộ binh Paul Ưng
Trung tá Bộ binh Paul Ưng: Tôi có rất nhiều kỷ niệm nhưng điều tôi ngạn nhiên là hồi tôi đang ở Iraq đánh giặc thì được đi nghỉ phép. Lúc đó tôi về VN thăm gia đình. Khi đó trong hồ sơ tôi khai là Đại úy của sĩ quan Mỹ. Và khi gặp Hải quan (VN) thì họ hỏi tôi và tôi trả lời đang đánh giặc ở Iraq. Tôi ngạc nhiên là nhân viên Hải quan này gọi những người bạn, đồng nghiệp lại hỏi tôi đánh giặc thế nào. Tôi kể sơ lược cho họ nghe. Có vẻ Họ có vẻ rất thích nghe những chuyện này. Tôi rất ngạc nhiên!
Hòa Ái: Xin được cảm ơn chia sẻ của ông với quý thính giả.
Trung tá Bộ binh Paul Ưng: Cảm ơn em.
Hòa Ái: Và bây giờ mời quý vị cùng gặp gỡ với Trung tá Hải quân Quốc Trần. Xin phép được chào Trung tá Quốc Trần.
Trung tá Hải quân Quốc Trần: Thưa chào cô.
Hòa Ái: Hôm nay, Hòa Ái được đến tham dự buổi lễ giải ngũ của Trung tá và trong giây phút Trung tá nhận lá cờ Hoa Kỳ giải ngũ sau 30 năm phục vụ trong binh chủng Hải quân thì Trung ta có nhớ đến cảm giác của mình trong ngày đầu tiên nhập ngũ không dạ?
Trung tá Hải quân Quốc Trần: Thật không ngờ mình nhận được lá cờ đó. Cũng có nhớ đến lúc xưa mới vô mình còn trẻ cứ ngơ ngáo với tinh thần mở to mắt để cố gắng học hỏi. Lúc đó cái gì cũng lạ lẫm, mình hồi hộp dữ lắm.
Hòa Ái: Đã 30 năm phục vụ trong Hải quân, Trung tá chia sẻ vì sao trở thành người lính?
Trung tá Hải quân Quốc Trần: Ba của Quốc trong lính VNCH. Quốc nhìn thấy sự khổ cực của dân VN mình, qua đây có cơ hội được sống tự do. Lúc đó Quốc còn trẻ, thấy ba vô Bộ binh, anh cả vô Trường Không quân thì Quốc vô Hải quân.
Lúc đó có nhiều cảm xúc lẫn lộn với nhiều ký ức trong đầu. Khi tàu chạy về sông Sài Gòn thì mình cứ tưởng tượng lúc đánh giặc khổ, dân mình cố thoát ra khõi hoàn cảnh sống đó
Trung tá Hải quân Quốc Trần
Hòa Ái: Thưa Trung tá, đã 30 năm qua, ông nhận thấy đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ trở thành người lính của mình?
Trung tá Hải quân Quốc Trần: Giấc mơ này được thành hiện thực cũng vui. Điều vui nhất là mình phụ được những người mình hướng dẫn. Vài năm sau mình thấy người đó tiến bộ được xuất sắc.
Hòa Ái: Hòa Ái cũng được biết vào năm 2005, Trung tá là quân nhân Mỹ gốc Việt đầu tiên với vai trò Hạm phó trên chiếc tàu đầu tiên của Hoa Kỳ cập cảng Sài Gòn sau chiến tranh VN, cảm giác của Trung tá khi đó ra sao?
Trung tá Hải quân Quốc Trần: Lúc đó có nhiều cảm xúc lẫn lộn với nhiều ký ức trong đầu. Khi tàu chạy về sông Sài Gòn thì mình cứ tưởng tượng lúc đánh giặc khổ, dân mình cố thoát ra khõi hoàn cảnh sống đó. Đổi qua, đổi lại…Bây giờ mình trở về, mọi sự được bình an. Trở về VN, mình chia sẻ với người dân VN biết tự do nghĩa là gì.
Hòa Ái: Xin được cảm ơn chia sẻ của Trung tá hôm nay.
Vừa rồi là chia sẻ của các quân nhân Mỹ gốc Việt vì sao họ trở thành người lính. Với mục đích chọn lựa binh nghiệp là sự nghiệp của cuộc đời họ tuy có khác nhau, xuất phát điểm có khác nhau nhưng họ có cùng một điểm chung lý tưởng phục vụ Tổ quốc Hoa Kỳ để tri ân quốc gia này đã giang tay đón họ về, những người tị nạn VN, đã tạo cho họ có cuộc sống mới cũng như cho họ cơ hội trở thành những công dân danh dự góp bàn tay bảo vệ nền tự do dân chủ không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên toàn thế giới.
Hòa Ái tường trình từ thành phố Hampton, tiểu bang Virginia
.

Không có nhận xét nào: