Giáo Già (Danlambao) - ...Cái gì đã khiến sức khỏe Phùng Quang Thanh đang “không có vấn đề gì” bỗng “chuyển sang từ trần”. Phùng Quang Thanh chết và chết ở đâu?
Tại sao đảng, nhà nước và Bộ Quốc Phòng lại không chính thức thông tin Bộ trưởng Quốc phòng chết; mà lại cho một kẻ ẩn danh "xì" tin cho DPA?
Câu trả lời là: Họ mượn uy tín của hãng thông tấn DPA để gián tiếp nói cho ai tin sao cũng được(!); để cái chết do “viên đạn oan nghiệt” ai đó đã bắn vào bụng Phùng Quang Thanh chỉ là một thứ “tin đồn”? Nhưng lại là thứ tin đồn có chủ đích xuất phát từ Trung quốc...
*
Một viên chức quân đội CSVN ẩn danh cho Thông Tấn Xã Đức (DPA) biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã qua đời, vào ngày Chủ nhật, 19-7-2015, tại bệnh viện Georges Pompidou, Pháp quốc, nơi ông đang được điều trị: "He died Sunday at Georges Pompidou Hospital, the military source told DPA. The source declined to be named as he is not authorized to tell media."
Ngay sau đó, tin được đài BBC loan báo cho biết bản tin của báo Quân đội Nhân dân sáng 20/7, được một số báo khác của CSVN đăng lại, nói rằng: "Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của Lữ đoàn Thông tin 26, Quân chủng Phòng không-Không quân (20-7-1965/20-7-2015) Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống của Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 2, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân (20-7-1995/20-7-2015), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng" [chết rồi còn chúc mùng]. Mặt khác, Báo Pháp luật TP HCM cũng dẫn Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, bác bỏ tin của DPA. Ông Tuấn nói với BBC Việt ngữ ngày 20-7-2015 rằng ông Thanh "chữa bệnh tốt rồi" và cho hay hôm qua, tức Chủ nhật 19/7, ông có liên lạc với ông Phùng Quang Thanh... “sức khỏe ông Thanh không có gì” [chết rồi còn liên lạc].
Diễn biến đầy mâu thuẫn của sự kiện khiến Giáo Già nghĩ ngay đến các mốc thời gian liên quan đến sức khoẻ của Tướng Thanh. Xin được ghi lại vắn tắt như sau:
- Ngày 27/6/2015 Tin được Nguyễn Thùy Trang xác nhận là tất cả các nguồn tinBộ trưởng Bộ Quốc phòng CS Việt Nam Phùng Quang Thanh bị ám sát tại Paris là có thật. Ông bị bắn vào bụng, chỉ trúng một viên, ở khu vực gần Quận 13, được nhanh chóng đưa vào nằm ở bệnh viện Quân Đội Pháp Val-de-Grâce Hospital gần đó để chữa trị...
- Ngày 29/6 trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ vắng mặt Phùng Quang Thanh.
- Sáng 1/7/2015, tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức cũng không có sự hiện diện của ông Thanh.
- 12 giờ tối ngày 1/7/2015, báo Tuổi Trẻ Online dẫn nguồn Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh “đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần”.
- Ngày 2/7/2015, báo Tiền Phong dẫn nguồn từ tin khả tín của mình nói ôngPhùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật và “hiện sức khỏe tiến triển tốt”.
- Ngày 3/7/2015, báo Tri Thức Trẻ dẫn nguồn từ Giáo sư Phạm Gia Khải, Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho biết ông Phùng Quang Thanh đã tiến triển tốt sau ca mổ và gọi điện về nhà cho ông Khải.
- Ngày 6/7/2015, báo Đời Sống & Pháp Luật bị Bộ Thông Tin và Truyền Thôngphạt 30 triệu đồng vì đăng tiểu sử của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh [vì theo lệ thường chết rồi mới đăng tiểu sử].
- Ngày 14/7/2015 báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin ông Phùng Quang Thanh gửi tham luận tới hội thảo khoa học với chủ đề “Tăng cường phối hợp giữa Lực lượng CAND và QĐND trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và quốc phòng”...
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian và Phùng Quang Thanh tại trụ sở BQP Pháp ở thủ đô Paris hôm 19/6/2015. Photo courtesy of Đất Việt |
Nhìn qua những ngày tháng và hành động lúng túng “chửa cháy” của các cấp cán bộ CSVN, người ta không thể không thấy sự bối rối của Đảng và Nhà nước trước một thực tế chúng không dám nhìn nhận là Phùng Quang Thanh đang là khách mời của Chánh phủ Pháp; và lần cuối cùng Thanh xuất hiện trước công chúng là ngày 19-6-2015. Lúc đó báo chí nhà nước đưa tin ông sang Âu Châu và được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp kiến.
Bản tin của trang mạng chính thứcVietnam Plus cũng có bài tường thuật chi tiết kèm hình hai vị bộ trưởng gặp nhau ở Bộ Quốc phòng Pháp, thủ đô Paris, bức hình cho thấy ông Thanh khỏe mạnh bình thường; và báo chí nhà nước không đề cập gì tới việc Đại tướng Phùng Quang Thanh trở về Việt Nam sau chuyến đi Châu Âu. Nó không phủ nhận được chuyện Nguyễn Thùy Trang nói là Thanh bị ám sát.
Vậy ai ám sát. Ai muốn giết Phùng Quang Thanh khi Thanh đang là “con gà đá” một mực trung thành với Trung quốc và có tên trong phái đoàn của Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ gặp Tổng thống Obama.
Phùng Quang Thanh và Thủ tướng Ấn - Narendra Modi |
Tuy chưa có những bằng chứng cụ thể, nhưng nhìn vào sự kiện Thanh không có dấu hiện “ho hen” gì, trước khi đi Pháp Thanh đã lên đường sang Ấn Độ, vào ngày 25.05.2015, để bắt tay với Thủ tướng Ấn Narendra Modi, người bị coi là “kẻ Trung quốc không ưa”. Đã vậy, Thanh lại còn ung dung đi Pháp ký các thỏa hiệp quân sự và bàn việc mua vũ khí của Pháp, cho dầu không được cả 2 bên tiết lộ các chi tiết; và cũng không có “thông cáo chung” theo thông lệ.
Vậy thì cái gì đã khiến sức khỏe Phùng Quang Thanh đang “không có vấn đề gì” bỗng “chuyển sang từ trần”. Phùng Quang Thanh chết và chết ở đâu?
Tại sao đảng, nhà nước và Bộ Quốc Phòng lại không chính thức thông tin Bộ trưởng Quốc phòng chết; mà lại cho một kẻ ẩn danh "xì" tin cho DPA? Câu trả lời là: Họ mượn uy tín của hãng thông tấn DPA để gián tiếp nói cho ai tin sao cũng được(!); để cái chết do “viên đạn oan nghiệt” ai đó đã bắn vào bụng Phùng Quang Thanh chỉ là một thứ “tin đồn”? Nhưng lại là thứ tin đồn có chủ đích xuất phát từ Trung quốc.
Điểm cần ghi nhận là cái chết của tướng Thanh diễn ra đúng vào thời điểm cuộc chạy đua quyền lực trước đại hội đảng lần thứ 12 đang diễn ra hết sức khốc liệt. Nó cũng diễn ra ngay sau khi Thanh đi Pháp, sau khi đi Ấn Độ, để tìm cách “thoát Trung”. Nó cũng đúng lúc Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ gặp Obama, mà dư luận cũng đồn đoán rằng Trọng cũng đang tìm đường “thoát Trung”. Nên viên đạn nằm trong bụng Thanh đúng là viên đạn cảnh cáo kẻ “phản Trung”. Nó cũng là viên đạn cảnh cáo Trọng đừng có manh nha “thoát Trung” khi gặp Obama.
Phải chăng đó là sự tái diễn của vở tuồng Nguyễn Bá Thanh, kẻ đang làm bí thư Đà Nẵng, theo lời gọi của ông Nguyễn Phú Trọng ra trung ương để nhận nhiệm vụ mới là trưởng ban Nội Chính Trung Ương. Vừa nhận chức vụ mới, với quyền uy “bài trừ tham nhũng” tuyệt cao, ông đã vội vàng tuyên bố “hốt hết” bọn tham nhũng. Ông đã nắm trong tay rất nhiều “hồ sơ lớn” của những tay tham nhũng gộc, trong đó có những “con gà lớn của Trung quốc”, điển hình như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà dư luận được biết khối tài sản khổng lồ bị phanh phui, nên Nguyễn Bá Thanh phải bị Trung quốc loại trừ, trước hết là không được vào Bộ Chánh trị và sau đó là bị “nhiễm phóng xạ”... chờ chết [xem hình], cho dù Đảng và Nhà nước có tận lực “chửa cháy” bằng cách gắn lên miệng ông câu nói láo trên giường bịnh chờ chết là "tao có chi mô".
Nhớ lại chuyện cũ; chuyện Tướng lãnh quốc phòng bị thanh toán là chuyện rất thường xảy ra nhiều vụ ‘đột tử’ hay 'tai nạn' đáng ngờ; đặc biệt là trước thời điểm diễn ra các kỳ đại hội đảng. Điển hình như:
1. Thượng tướng Chu Văn Tấn, mất năm 1984. Do có liên quan đến vụ uỷ viên bộ chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Cộng, tướng Chu Văn Tấn bị đảng CS cách chức hết chức vụ, bị giam lỏng và quản thúc xa gia đình cho đến ngày qua đời.
2. Đại tướng Hoàng Văn Thái, ‘đột tử’ rạng sáng ngày 2/7/1986 khi sắp sửa được đưa lên giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng. Tướng Hoàng Văn Thái là thông gia và đồng thời cũng là người thân cận với đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước khi chết, tướng Hoàng Văn Thái còn trăn trối với vợ: ‘Người ta giết tôi’.
3. Đại tướng Lê Trọng Tấn, ‘đột tử’ ngày 5/12/1986 khi đang giữ chức thứ trưởng bộ quốc phòng. Tướng Lê Trọng Tấn cũng được coi là một người thân cận với tướng Giáp, ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế bộ trưởng bộ quốc phòng sau cái chết trước đó vài tháng của tướng Hoàng Văn Thái.
4. Thượng tướng Đinh Đức Thiện, chết vì ‘tai nạn giao thông’ vào ngày 21/12/1986, tuy nhiên có tin nói ông này chết vì ‘lạc đạn’. Tướng Đinh Đức Thiện là em ruột của Lê Đức Thọ và cũng là anh ruột của Mai Chí Thọ, họ đều là những kẻ thủ chính trị của phe tướng Giáp.
5. Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, mất ngày 13/11/2010. Cái chết của tướng Nguyễn Khắc Nghiên gây nhiều đồn đoán trong dư luận lúc bấy giờ về khả năng bị ám sát, nhất là vào thời điểm chỉ còn 2 tháng là diễn ra đại hội đảng lần thứ 11. Khi ấy, tướng Nghiên cũng được cho là ứng cử viên nặng ký thay cho vị trí bộ trưởng quốc phòng của đại tướng Phùng Quang Thanh.
Nguyễn Xuân Phúc và Trương Lệ Cao |
Có lẽ nhận thấy viên đạn kết liễu cuộc đời Phùng Quang Thanh chưa đủ trọng lượng khiến bọn thái thú “thoát Trung” e sợ nên ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng du Mỹ về nước chưa kịp tỉnh táo, Tập Cận Bình đã hối hả dàn dựng cho một trong 7 nhân vật quyền lực nhất trong bộ chính trị Trung Cộng là uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ lên đường sang Hà Nội, ngày 16-7-2015, để gặp ngay 2 uỷ viên bộ chính trị CSVN là phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; với dự kiến hôm sau, 17/7/2015, gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chuyến đi của Trương Cao Lệ quá vội vã, nó chỉ được thông báo vài ngày sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm Mỹ. Mặt khác, lịch trình của họ Trương cũng diễn ra khá gấp gáp, trong thời gian vỏn vẹn 2 ngày tại Hà Nội; nên mặc dù được giải thích là sang thăm theo ‘lời mời của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc’, nhưng thực tế nó là chuyến đi tuỳ tiện, hoàn toàn trái với các thông lệ ngoại giao, đặt giới chóp bu Hà Nội lâm vào tình thế bị buộc phải tiếp đãi và phải lên tiếng mời Tập Cận Bình sang Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Như vậy, mục đích thật sự của vị khách không được mời Trương Cao Lệ khi đến Hà Nội là gì? Phải chăng là để nhắc lại viên đạn trong bụng Phùng Quang Thanh như vẫn còn đó; với lời hứa tiếp tục chống lưng cho phe thân Tàu, vốn đang suy yếu theo sự hớt hãi thất sắc của Nguyễn Chí Vinh (không còn dám lên tiếng hát Tàu theo lệ cũ), sau sự “vắng mặt” của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh?
22.07.2015
Giáo Già
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét