Bắc Kinh đang bị vây hãm: ngày 3 tháng 9 sẽ diễn ra cuộc diễu binh với tầm cỡ lịch sử, mà có thể dễ dàng bị lu mờ bởi một cuộc đảo chính và/hoặc khủng bố. Với vụ nổ ở Thiên Tân, cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Trung Quốc đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Năm nay, sau vụ bắt giữ và kết án cựu chiến lược gia an ninh Chu Vĩnh Khang, cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới. Cách đây vài tuần, tờ báo Caixin, thân cận với những người đáng tin cậy của Chủ tịch đương nhiệm, đã thông báo việc giám sát mọi hành động của cựu Chủ tịch Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, Trung Quốc đã bị rung chuyển bởi một loạt các vụ nổ, trong đó vụ nổ ở Thiên Tân là điển hình nhất. Một nguồn tin nội bộ của Epoch Times có quan hệ với giới chức cấp cao của Đảng cho biết các vụ nổ thực chất là một phản ứng đối với Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình, được khởi xướng từ cánh tham nhũngcứng rắn trong Đảng – được gọi là “Băng đảng Thượng Hải”, tập hợp xung quanh cựu độc tài cộng sản Giang Trạch Dân.
Nỗ lực tạo phản năm 2012 ở Bắc Kinh
Thông qua mạng lưới những người kế nhiệm, ông Giang Trạch Dân đã chỉ đạo chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay cả sau khi đã rời khỏi vị trí vào năm 2002. Hai nhiệm kỳ tiếp theo thuộc về ông Hồ Cẩm Đào nhưng cũng bị ông Giang Trạch Dân kiểm soát chặt chẽ. Ông Tập Cận Bình chính thức nắm quyền vào cuối năm 2012, đã thành công khi bước ra khỏi cái bóng của Băng nhóm của Giang và hành động một cách quyết liệt chống lại những mưu đồ của chúng. Điều này quả là không dễ dàng.
Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay Tập Cận Bình chuẩn bị lên nắm quyền, đội ngũ thân cận của Giang đã được cài cắm ở các vị trí chủ chốt trong quân đội và công an. Dưới sự lãnh đạo của ông Chu Vĩnh Khang và của ông trùm Bạc Hy Lai, ít nhất hai cuộc đảo chính đã được âm mưu tổ chức để ngăn chặn Tập Cận Bình lên nắm quyền trong Đảng. Tuy vậy chúng đều không thành công. Sau khi nắm được quyền lực, ông Tập Cận Bình đã bắt đầu một chiến dịch thanh trừng, dưới ngọn cờ chống tham nhũng, nhằm loại bỏ kẻ thù ra khỏi những vị trí chủ chốt trong Đảng. Tay chân của Giang đã trở thành nạn nhân với các tên tuổi lớn, đứng đầu là cựu Trưởng ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang, người lúc ấy đang nắm quyền điều hành Bộ công an, hệ thống tư pháp và các trại giam, trại lao động và nhiều nơi khác nữa.
Một âm mưu đảo chính nữa đã được thực hiện vào ngày 19 tháng 3 năm 2012 của chiến lược gia an ninh Chu Vĩnh Khang chống lại cặp đôi Hồ Cẩm Đào – Tập Cận Bình đã thất bại. Vào thời điểm đó, ông Chu Vĩnh Khang đã điều cảnh sát bán quân sự khu vực Bắc Kinh và ra lệnh các đơn vị bao vây lối vào trụ sở của chính phủ và các cổng ra vào ở quảng trường Thiên An Môn và Tân Hoa Xã. Với sự trợ giúp của Sư đoàn 38 ở Hà Bắc được gấp rút điều lên, ông Hồ Cẩm Đào đã khống chế được cuộc đảo chính, việc này làm ông lọt vào tầm ngắm của phe cộng sản cứng rắn.
Sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã sắp xếp những người mới vào bộ máy lãnh đạo hàng đầu, sẵn sàng bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng trước các cuộc đảo chính.
“Chiến dịch chống tham nhũng” do ông phát động thực chất là nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Giang Trạch Dân đối với quân đội, kinh tế và tài chính.
Bắc Kinh đang nóng bỏng
Một cách kỳ lạ, Tân Hoa Xã – cơ quan thông tấn nhà nước của Trung Quốc, đã truyền đi các bài báo mà chủ đề là những âm mưu tiến hành đảo chính từ các cuộc diễu binh quân sự. Tất cả dường như chỉ ra rằng Chủ tịch Tập đã chuẩn bị bất kỳ tình huống nào.
Tại Khách sạn Bắc Kinh, nơi ở của những vị đứng đầu nhà nước, camera theo dõi được lắp đặt khắp nơi. Ở lối vào, tất cả đều phải qua máy quét. Phía trên Quảng trường Thiên An Môn máy bay trực thăng bay liên tục và 850.000 người mặc thường phục đảm bảo cho hoạt động an ninh. Những người giám sát với băng đỏ trên tay có mặt trên khắp đường phố, trong chợ, trong siêu thị và trong các công ty, bất cứ nơi nào có người qua lại.
Kỳ lạ là, cơ quan thông tấn Tân Hoa Xã đã nhắc lại trong một phát sóng đặc biệt các cuộc đảo chính chính trị xảy ra ngay trong những cuộc diễu hành những năm gần đây – chẳng hạn như cuộc đảo chính ngày 6 – 10 – 1981 tại Ai Cập.
Tiệc tùng với sự phô trương
Cuộc diễu binh là chiến lược cho Tập Cận Bình.
Ngay sau khi lật đổ hai vị tướng được Giang Trạch Dân cài vào để chỉ huy quân đội, nhân dịp này, ông Tập sẽ chứng tỏ sức mạnh của mình đối với các lực lượng vũ trang. Quan trọng hơn, ông ta thực hiện cuộc diễu binh ngay trước chuyến thăm Hoa Kỳ.
Theo các nhà phân tích Trung Quốc, việc mời khách nước ngoài cho thấy một điều: Tập Cận Bình chứng tỏ đã bắt đầu giành chiến thắng trong chính sách đối ngoại, điều mà trong nhiều năm qua nằm trong tay “Băng đảng Thượng Hải”.
Vì vậy, ông Tập đã mời đại diện của một nửa các nước trên thế giới, nhưng không phải tất cả sẽ đến.
Liên minh của Trung Quốc với Putin. Căng thẳng ở Biển Đông. Còn nhiều ghế trống
Danh sách khách mời chính thức được công bố cách đây vài ngày. Ngoài Tổng thống Czech Milos Zeman, không có người đứng đầu nhà nước nào ở châu Âu sẽ tham gia. Hoa Kỳ, Anh và các nước NATO khác chỉ gửi đại sứ của họ, cũng giống như Đức, Pháp và Canada.
Các nhà ngoại giao cao cấp từ châu Âu và Mỹ nhiều lần tuyên bố rằng phương Tây lo ngại cuộc diễu hành sẽ thực sự là một tín hiệu sai lệch do thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong cuộc xung đột ở Biển Đông. Xe tăng và máy bay chiến đấu đang trong động thái “làm tăng những lo ngại từ các nước láng giềng.” Kết quả là, sự kiện này sẽ không có sự tham dự của bất kỳ đại diện nào của Malaysia, Philippines hay Indonesia.
Sự hiện diện của ông Putin, theo Reuters, cũng là một lý do giải thích tại sao các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không tham dự. Binh lính của Trung đoàn Vệ binh 85 Nga sẽ tham gia diễu hành. Theo truyền thông Ukraine, Tổng thống Ukraine, Petro Oleksiyovych Poroshenko ban đầu muốn tham dự sự kiện vì đây sẽ là một dịp để tăng cường quan hệ với Trung Quốc, nhưng trước thực tế Nga và Trung Quốc đang hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn, ông đã quyết định không tham gia.
Ai đến dự: châu Á, châu Phi, Nam Mỹ
Cuộc diễu hành có sự tham dự của 30 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, 19 đại biểu chính phủ ở cấp cao và 10 nhà lãnh đạo của các tổ chức quốc tế như Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. Ngoài ra, tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng cử những người cai trị tối cao của họ tới. Ngoài Tổng thống Nga, sẽ có sự tham dự của lãnh đạo hàng đầu Belarus, Moldova, Armenia, Azerbaijan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Uzbekistan, Mông Cổ, Ai Cập và Nam Phi – các quốc gia cùng với Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng “Con đường tơ lụa mới”.
Có khả năng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ tham dự cuộc diễu hành, còn Cuba và Arghentina thì cử Phó tổng thống tham dự, Bắc Triều Tiên sẽ không có Kim Jong-Un, mà là nhân vật quyền lực thứ hai Choe Ryong-hae, Phó Nguyên soái của Quân đội nhân dân tham dự. Nhật Bản sẽ không có quan chức nào, nhưng cựu Thủ tướng Murayama Tomiichi sẽ có mặt trong tư cách cá nhân.
Tại sao lại có cuộc diễu binh lớn này?
Trong lịch sử gần đây sau thời của Mao, cuộc diễu hành đầu tiên được tổ chức dưới thời Đặng Tiểu Bình, với mục đích là để chỉ ra sự thân thiện với người bạn Mỹ thông qua cuộc chiến tranh Việt Nam; đồng thời Đặng muốn chứng tỏ quyền lực trong nước của mình.
Một cuộc diễu hành khác đã được tổ chức vào năm 1999 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa. Vào thời điểm đó Giang Trạch Dân tìm cách khuấy động nhân dân một lần nữa và phô trương sức mạnh của mình và chính là bắt đầu cuộc khủng bố rất tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công – bây giờ sau 16 năm, Pháp Luân Công vẫn đứng vững còn Giang sắp mất đi cuộc đời của mình.
Gần đây hơn, vào năm 2009, tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập CHND Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch từ năm 2003, vẫn tổ chức một cuộc diễu hành. Vào thời điểm đó ông xuất hiện trên lễ đài bên cạnh Giang Trạch Dân – điều đó chứng tỏ một lần nữa điều mà mọi người đều biết – rằng ông đã hoàn toàn bất lực, là con rối thực sự và đằng sau hậu trường vẫn là Giang Trạch Dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét