Pages

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Kinh tế TQ qua các con số chóng mặt

Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ bắt đầu ngày 22/9 đánh dấu cuộc gặp giữa lãnh đạo của hai nền kinh thế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nếu so sánh với quá trình tích lũy nhiều năm của Hoa Kỳ thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng mặt hơn.
Đó là đô thị hóa ồ ạt và cuộc di cư của hàng chục triệu người từ nông thôn đổ ra thành phố tìm việc.

Câu chuyện về cuộc chuyển mình vĩ đại của Trung Quốc được BBC thể hiện qua hình ảnh và đồ họa tương tác sau:
Theo Liên Hiệp Quốc (UN), năm 1970. số đô thị ở Trung Quốc với cư dân hơn 1 triệu mới là 16.
Nhưng vào năm 2015, con số đã là 106 thành phố.
Ở Hoa Kỳ, con số này là 45, và ở châu Âu là 55.

Đô thị có dân số hơn 1 triệu người, giai đoạn 1970-2030

Bùng nổ xây dựng

Đi kèm với cuộc di cư khổng lồ của Trung Quốc là cơn sốt xây dựng.
Nhưng nhiều nhà mới xây không có nghĩa là có người sống trong đó – rất nhiều thành phố và khu mua sắm mới vẫn trong cảnh không người, thường được gọi là “thành phố ma”.

Những ngày khói bụi



Image copyrightAP

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phải trả giá bằng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phần lớn do khói bụi thải ra từ các nhà máy nhiệt điện chạy than vốn vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính ở Trung Quốc.
Trung Quốc muốn giảm ô nhiễm và đã đóng cửa hàng ngàn nhà máy đốt than.
Tuy nhiên, chỉ có 8 trên 74 thành phố lớn nhất thông qua tiêu chuẩn không khí cơ bản của chính quyền vào năm 2014, theo Bộ Môi trường nước này.



Tại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh chẳng hạn, chất lượng không khí bị xếp là không tốt cho sức khỏe, rất có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm, theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ đối với hầu hết các ngày – dù tổng số ngày có hại cho sức khỏe đã giảm từ năm 2008, khi sứ quán bắt đầu thu thập số liệu.
Trung Quốc cho ra số chỉ số chất lượng không khí tương tự vào năm 2012. Quốc gia này nói việc hạn chế khí thải và và đóng cửa các khu đốt than đã giúp giảm ô nhiễm không khí trong năm 2015.

Giàu có hơn




Đảng Cộng sản bắt đầu đưa ra nguyên tắc thị trường vốn tư bản từ năm 1978.
Sau khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào những năm 80, Trung Quốc trở thành một trong những nơi sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới, khi các nhà máy tận dụng giá nhân công thấp.
Kinh tế Trung Quốc phát triển với tỉ lệ trung bình khoảng 10% mỗi năm trong suốt ba thập kỷ cho tới năm 2010, tuy nhiên tăng trưởng bắt đầu chậm lại sau đó.
Trong những năm gần đây quốc gia này vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – mặc dù tổng thu nhập quốc nội (GDP) trên đầu người vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Anh Quốc.
Sụt giảm thị trường cổ phiếu vào mùa hè vừa qua làm dấy lên câu hỏi về sức sống của quá trình chuyển đổi kinh tế Trung Quốc.

Du lịch




Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhiều người có của ăn của để hơn – Trung Quốc có số khách du lịch ra nước ngoài lớn nhất thế giới, và du khách Trung Quốc xếp hàng đầu về tiêu xài, chi tiêu tới 165 tỷ USD trong các kỳ nghỉ.
Các điểm đến phổ biến của người Trung Quốc là Hong Kong, Nhật Bản, Pháp, Nam Hàn, Hoa Kỳ và Thái Lan.

Tiêu thụ thịt lợn




Thịt lợn là loại thực phẩm được người Trung Quốc từng coi là món ăn cao cấp chỉ dành cho những dịp đặc biệt.
Nhưng giờ đã khác. Do khả năng chi tiêu tăng lên, số thịt lợn được tiêu thụ cũng tăng đáng kể - và người Trung Quốc dùng khoảng một nửa tổng số lợn toàn thế giới tiêu thụ.

Bị bỏ lại?




Mặc dù thu nhập cá nhân tăng, không phải ai cũng được hưởng lợi như nhau – khoảng cách thu nhập bình quân sau thuế giữa các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn ngày càng lớn kể từ năm 1990.
Hệ thống hộ khẩu khiến sự chia rẽ lại càng thêm trầm trọng do ngăn người lao động di cư không có được bảo hiểm y tế, nhà ở và phúc lợi xã hội ở các thành phố mà họ tới làm việc.
Và di cư hàng loạt tới thành phố cũng ảnh hưởng tới thế hệ trẻ hơn – Trung Quốc có 61 triệu “trẻ bị bỏ lại” – những em nhỏ sống ở vùng quê hiếm khi thấy mặt cha mẹ vì họ bỏ lên thành phố kiếm việc làm.

Không có nhận xét nào: