Khi mạnh yếu có lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
Nguyễn Trãi
Bình Ngô Đại Cáo
Những anh hùng không phải của chế độ
Cuối tháng tám, đầu tháng chín, như mọi năm, truyền thông Việt Nam tràn ngập những hình ảnh, phim ảnh đầy màu sắc về những ngày đại lễ. Năm nay những hình ảnh đó còn long trọng hơn vì thời gian đã trôi qua đến 70 năm.
Những đoàn người diễu binh cùng cờ đỏ.
Những lời ca tụng những người anh hùng.
Nhưng cũng có những người anh hùng không đứng trong đoàn diễu binh đó.
Trên không gian truyền thông blog là những hình ảnh cũng đầy màu sắc khác, đó là hai anh em ông Đoàn Văn Vươn trở về sau hơn 3 năm tù.
Trong loạt ảnh của tác giả Hoàng Anh, người ta thấy hai anh em ông Vươn ăn mặc chỉnh tề tươi cười trong sắc pháo của dân làng chào đón hai ông, như những người anh hùng. Rồi dân làng long trọng dựng rạp mở tiệc chiêu đãi hai người anh hùng của họ.
Có điều gì bất thường khi dân chúng đón những người tù trở về như những anh hùng?
Một blogger bình luận rằng đó chính là lòng dân! Lòng dân và lòng chính quyền không là một.
Trong một bài viết mang tính trào lộng, blogger Hiệu Minh lại một lần nữa so sánh câu chuyện vụ án Làng Tiên Lãng của ông Vươn ngày nay, với câu chuyện vụ án Đồng Nọc Nạn thời mồ ma thực dân Pháp. Cùng là những người nông dân nổi dậy chống bất công, nhưng người nông dân thời thực dân được tha bỗng, còn người nông dân Đoàn Văn Vươn phải thụ án tù.
Tù nhân chính trị là thành phần không thể kiếm chác ở họ, mà chỉ có thể dùng để đổi chác cho mục đích khác, nên họ không thuộc diện đặc xá bình thường.
- Luật sư Lê Công Định
Đứng ở một góc nhìn tương đối khác, nhà văn Sương Nguyệt Minh, dù cho rằng sự hoan hỉ của dân chúng trong những tấm hình chụp hai anh em ông Vươn ngày được tự do về làng làNgười ta vui mừng vì thấy đồng cảm, nhưng đồng thời tác giả cũng cho rằng sự vui mừng đó cũng thể hiện tính pháp quyền của nhà nước hiện hành, Ông Sương Nguyệt Minh viết rằng:
Ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá, ra tù trước thời hạn không chỉ là niềm vui của gia đình, dòng họ nhà ông mà còn là nỗi hân hoan của những người dân bình thường quan tâm đến “Sự kiện cống Rộc - Tiên Lãng”. Người ta có niềm tin công lý đã được thực thi đúng đắn, hợp lý rằng: Việc anh em ông Vươn chịu vòng lao lý là thể hiện tính bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật nghiêm minh. Còn việc các ông được đặc xá trở về với đời sống công dân tự do thường nhật lại thể hiện tính nhân đạo của nhà nước pháp quyền.
Ngay lập tức, dường như để phản bác nhà văn Sương Nguyệt Minh về tính nhân đạo pháp quyền của nhà nước hiện tại, đêm mùng 1, rạng sáng ngày đại lễ mùng 2 tháng chín, cơ quan công an của nhà nước Việt Nam câu lưu Tiến sĩ Nguyễn Quang A 15 giờ đồng hồ tại sân bay Nội bài mà không có bất kỳ lý do nào.
Nhà báo Huy Đức nhận xét rằng hành động đó là một thông điệp phản chính trị.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng được bạn bè ông đón như một người anh hùng.
Bàn về luật pháp Việt Nam
Như vậy nhà nước pháp quyền có tồn tại ở Việt Nam như nhà văn Sương Nguyệt Minh viết hay không?
Có một bài báo rất dài trên báo chí chính thống Việt Nam phân tích các bản Hiến pháp và những phát ngôn trong đó, để nói rằng nước Việt Nam ngày nay là một quốc gia tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
Song nhà báo Huy Đức nhận xét rằng chính quyền mà nhân sự và mô hình chính trị không được quyết định bởi lá phiếu của người dân thì chỉ mới có được một phiên bản khác của nền thực dân.
Tại Việt Nam hiện nay người ta vẫn nói rằng việc bầu cử là việc của dân nhưng do đảng cộng sản quyết định.
Nhưng tại sao với một sự độc tôn cai trị, đảng cộng sản cần gì phải đặt ra cái gọi là luật pháp cho thêm phần phức tạp?
Blogger, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy trích lời vị Tổng thống nổi tiếng của Tiệp Khắc sau giai đoạn toàn trị cộng sản:
Các bộ luật – ít nhất là trong một số lĩnh vực – chỉ là cái mặt nạ, chỉ là một khía cạnh của thế giới giả tạo. Thế thì tại sao lại cần pháp luật? Cũng cùng lí do như ý thức hệ: Nó cung cấp một cây cầu biện hộ giữa hệ thống và các cá nhân, nó giúp họ tham gia vào cấu trúc quyền lực và phục vụ những đòi hỏi độc đoán của bộ máy quyền lực một cách dễ dàng hơn.
Việc thao túng các toà án và các công tố viên thông qua con đường chính trị, những giới hạn kiềm chế khả năng bào chữa của luật sư trong quá trình bảo vệ thân chủ của mình, các phiên toà thực chất là xử kín và những hành độc đoán của lực lượng an ninh, quyền lực của các lực lượng này còn cao hơn pháp luật, và cách áp dụng rộng đến mức vô lí những điều luật cố tình soạn thảo một cách mù mờ.
Bà Nguyễn Thị Từ Huy viết tiếp:
Tôi sử dụng câu trả lời của Havel, được nêu lên từ nửa thế kỷ trước mà giờ đây vẫn còn rất đúng cho trường hợp Việt Nam, để nói rằng: mô hình chính trị Việt Nam là một mô hình ngoại lai hoàn toàn, copy hoàn toàn từ nước ngoài, nhập khẩu hoàn toàn từ ngoại quốc, nó là sản phẩm của thái độ sùng ngoại tuyệt đối của bộ máy lãnh đạo.
Trong mô hình mà bà Từ Huy nói rằng ngoại lai hoàn toàn đó, tác giả Phạm Tuấn Xa thấy rằng không những nó có luật mà còn là một rừng luật. Tác giả viết trong bài Luật rừng và rừng luật:
Nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nhà nước ban hành một “Rừng luật” – Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần – mỗi lần kéo dài từ 30 – 45 ngày chỉ để thông qua luật, sửa đổi luật và pháp lệnh. Tất cả mọi hoạt động xã hội dù nhỏ nhất cũng được luật hóa có vể rất nghiêm, rất minh bạch… Nhưng thực chất chỉ nhằm củng cố địa vị độc tôn của Đảng để bảo vệ khối tài sản khổng lồ của cán bộ Đảng từ địa phương đến Trung ương, và dựa vào đó Đảng dễ dàng cai trị.
Những tù nhân lương tâm và những đổ vỡ xã hội
Nếu câu chuyện tù tội của người nông dân Đoàn Văn Vươn là một câu chuyện vui, thì số phận những người tù chính trị trong đợt đặc xá nhân ngày đại lễ năm nay lại không được như thế.
Sau nhiều lời đồn đoán, cả trong lẫn ngoài nước, cả người Việt lẫn không phải Việt, không có một người tù chính trị nào được ân xá.
Luật sư Lê Công Định, một cựu tù chính trị nhận xét:
Tù nhân chính trị là thành phần không thể kiếm chác ở họ, mà chỉ có thể dùng để đổi chác cho mục đích khác, nên họ không thuộc diện đặc xá bình thường. Do vậy, xin đừng ngạc nhiên hay buồn bã vì không tù nhân chính trị nào được trả tự do trong dịp này.
Hiểu rõ sự vận hành của một hệ thống đặc thù như vậy tại Việt Nam, thì sẽ không thắc mắc như các phóng viên ngoại quốc gần đây trước tin tức đặc xá này.
Một sự đặc thù khác trong sự vận hành của chế độ tại Việt Nam được blogger Viết từ Sài gòn nêu lên, nói đúng hơn là kết quả của sự vận hành của chế độ cộng sản tại Việt Nam, góp phần làm cho đảng cộng sản duy trì sự cai trị của mình, đó là sự mê tín của dân chúng vào đảng cộng sản.
Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực.
- Nhà văn Phạm Đình Trọng
Sự mê tín vào đảng Cộng sản này được tích tụ một cách tiệm tiến trong quá trình tồn tại, nó chuyển hóa từ sợ hãi sang thỏa hiệp và cuối cùng là cơ hội. Nghĩa là với cách quản lý đầy sắc máu, nhà nước Cộng sản đã đẩy đại bộ phận nhân dân đến chỗ sợ hãi, đánh mất chính mình để tồn tại. Và đến một lúc nào đó, người ta cảm thấy những bất công, vô lý là chuyện bình thường, không có gì đáng bàn, người ta chấp nhận, thỏa hiệp với bất công, xem bất công và đàn áp như một lẽ đương nhiên. Và một khi đã xem điều đó là đương nhiên, người ta dễ dàng thích nghi để tìm ra cơ hội có lợi cho bản thân. Những kẻ cơ hội trong chế độ Cộng sản đều là những kẻ có khuynh hướng phát triển như trên.
Sự sợ hãi mà Viết từ Sài gòn đề cập được tạo nên bởi một thiết chế đặc trưng của các chế độ toàn trị, trong đó có chế độ cộng sản, là sự sử dụng một bộ máy công an khổng lồ. Việc này cũng không nằm ngoài những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản mà những lý thuyết gia của nó đề cập từ buổi khởi đầu của chủ nghĩa này, đó là việc sử dụng bạo lực. Việc sử dụng bạo lực lâu ngày dài tháng đã tạo nên một xã hội bạo lực. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà văn Phạm Đình Trọng nói rằng:
Cái này đặc biệt nghiêm trọng, đáng báo động. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.
Một xã hội bạo lực chính là một sự đổ vỡ về văn hóa, và cũng vô cùng nguy hiểm như Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhận xét:
Những sự tụt hậu về kinh tế có thể được khắc phục nếu không phải trong vài năm thì cũng vài chục năm, nhưng những sự đổ vỡ trong văn hoá và đặc biệt trong đạo đức và quan hệ giữa người với người thì rất khó hàn gắn và để lại rất nhiều di hại.
Và cuối cùng, blogger Viết từ Sài gòn cho rằng dù được sự hậu thuẫn bởi sự mê tín của dân chúng, nhưng đảng cộng sản cũng phải đối mặt với nguy hiểm gây ra bởi chính họ vì Khi mà tấm thẻ đảng trở nên rẻ rúng, khi mà quyền lực đảng đã rơi vào tay tài phiệt và mafia, khi mà tính đảng không còn thiêng liêng như những ngày người ta chấp nhận đói khổ, rúc rừng, chịu sốt rét và bom đạn, cái chết để đi theo đảng.
Trong tâm thức khá bi quan về sự đổ vỡ người ta sẽ cảm thấy một tia hy vọng khi nhìn qua trang blog Một góc nhìn khác của người cựu tù chính trị Trương Duy Nhất khi ông kể rằng cô con gái nhỏ của ông không chú ý cảnh duyệt binh trong ngày đại lễ mà quan tâm đến chuyện công an ở sân bay Nội bài đã trả tự do cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A hay chưa
!
!
1 nhận xét:
DƯỚI CHẾ ĐỘ CS THẰNG ĐẦY TỚ NÀO KG BIẾT ĂN THAM NHŨNG LÀ THẰNG CỰC NGU.CON ĐĨ DOAN CÒN PHẢI THỐT NÊN LỜI TỐ CÁO THAM NHŨNG VÌ SAO NHƯ THẾ VÌ THƯỢNG BẤT CHÁNH (BỘ CHĂN TRÂU ĂN LỚN )LŨ ĐẢNG TÉP THÀNH ,QUẬN ,HUYỆN, PHƯỜNG QỦY ĂN NHỎ VÀI BA TRĂM TỈ CÓ ĐÁNG GÌ ĐÂU ? NÊN TỪ ĐÓ TA KẾT LUẬN THẰNG CS RẶC MỘT LŨ ĂN CƯỚP NGÀY CŨNG NHƯ ĐÊM ĐÉO CÓ LÝ TƯỞG GÌ HẾT RÁO.
Đăng nhận xét