Ngày 15/9, Mậu Quý Vinh, nguyên Tổng công trình sư Ban chỉ huy Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang ĐCSTQ bị lập án điều tra. Đây được xem là một bước tiến mới trong kế hoạch “thoát Giang” của ông Tập Cận Bình.
Hiện nay, đã có thêm một “hổ già” trong Ban chỉ huy Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị điều tra. Như vậy tính đến nay đã có 3 “hổ già” thuộc Ban chỉ huy Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang Giao thông (BĐCVVTGT) bị sa lưới. Giới phân tích cho rằng việc 3 “hổ già” sa lưới vì Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Đây là một đòn nặng đánh vào dư đảng còn lại của ông ta.
Ngày 15/9 vừa qua, nguyên Tổng công trình sư Ban chỉ huy BĐCVVTGT là Mậu Quý Vinh bị lập án điều tra. Điểm lại vấn đề có thể thấy, Tư lệnh tiền nhiệm của Mậu Quý Vinh là Lưu Chiêm Kỳ và Chính ủy Vương Tín cũng đều đã sa lưới, điều này cho thấy những con chốt cuối cùng của Ban chỉ huy đã bị hạ gục.
Một nhà bình luận lấy bút danh Lý Bình đã nhận xét rằng Ban chỉ huy Cảnh vệ Vũ trang Giao thông biến thành nơi tham ô nghiêm trọng trong quân đội là vì nó có vai vế đặc biệt. Nó giống như Sở Giao thông ở địa phương và Cục Giao thông ở Trung ương, là nơi tham nhũng hủ bại nhờ vào hoạt động xây dựng các công trình giao thông.
Vì các vị trí trong Ban chỉ huy Giao thông thuộc biên chế quân đội như Tư lệnh viên, Chính ủy, Tổng công trình sư có phạm vi quyền hành được giao không thua gì so với các Tư lệnh trong ngành Giao thông từ Trung ương đến địa phương, vì thế phát sinh nhiều “hổ già” cũng không có gì lạ.
Theo mọi người biết, Ban chỉ huy Cảnh vệ Vũ trang dùng danh nghĩa Công ty Trách nhiệm hữu hạn trong xây dựng công trình giao thông để tham gia xây dựng công trình tại các địa phương, vài năm gần đây đã xây dựng hơn 50 đường cao tốc cùng công lộ cấp 1 và 2, tổng cộng có đến hơn 6000 km. Từ đây có thể hiểu được mức tham ô là như thế nào.
Chuyện phe phái của Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang ĐCSTQ
Tiền thân của BĐCVVTGT là Bộ đội Xây dưng Công trình Giao thông của quân đội ĐCSTQ, sau khi ông Đặng Tiểu Bình tuyên bố giải trừ quân bị một triệu biên chế quân đội, đến năm 1985 bộ phận này được đổi thành Cảnh vệ Vũ trang, vẫn thuộc biên chế quân đội, tức Tư lệnh viên trở thành cấp Trưởng của một quân đoàn.
Ông Giang Trạch Dân leo lên vị trí quyền lực tối cao nắm cả quân đội, chính quyền, và Đảng sau thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Ông hiểu rõ “bài học” quan trọng dùng quân đội trấn áp dân chúng, vì thế mượn danh nghĩa “ổn định” để trấn áp tất cả nên đã biến Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang thành một kiểu “quân tư nhân” để duy trì quyền lực thống trị. Năm 1999, Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang Giao thông chuyển sang cho Tổng bộ Cảnh vệ Vũ trang Thống nhất quản lý.
Sau khi ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền đã bố trí chu đáo để “tư nhân hóa” quân đội. Trước tiên cho cài cắm những thân tín như Tăng Khánh Hồng đảm nhận chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, rồi tiếp đó Tăng Khánh Hồng lại bổ nhiệm vệ sĩ thân tín của Giang Trạch Dân là Do Hỉ Quý làm Cục trưởng Cục Cảnh vệ Trung ương. Toàn bộ hệ thống “quân cấm vệ” của Trung Nam Hải đều bị ông Giang Trạch Dân thâu tóm. Để đối phó với những phe bất đồng chính trị, ông Giang đã xây dựng “Bộ đội Cảnh vệ Vũ trang” gồm 1,5 triệu quân, khiến tổng số Cảnh vệ Vũ trang và Công an của ĐCSTQ lên đến hơn 5 triệu quân, lực lượng này do thân tín của ông Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang thống lĩnh. Kinh phí hàng năm chi cho lực lượng này vượt quá chi phí quân sự, hình thành một kiểu “trung tâm quyền lực trung ương thứ 2”.
Sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền, hệ thống hủ bại nghiêm trọng của ông Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang là đối tượng bị xử lý. Lần này lại nhắm vào Ban chỉ huy Cảnh vệ Vũ trang Giao thông, có thể xem là đã tiến thêm một bước trong kế hoạch “thoát Giang” của ông Tập Cận Bình.
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét