Những "nốt nhạc buồn" trên sàn chứng khoán Trung Quốc sẽ còn ngân nga trong năm 2016, theo dự đoán của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch.
Tỷ lệ nợ trong khu vực tư nhân của Trung Quốc so với GDP. Nguồn: BofA |
Nhà băng dự tính chỉ số Shanghai Composite sẽ giảm tới 2.600 điểm, tương ứng 27% trong năm nay.
Ông David Cui, chuyên gia nghiên cứu chứng khoán Trung Quốc, cho rằng đây là hệ quả của việc đòn bẩy tài chính được nới lỏng nóng trong một thời gian quá ngắn.
Nợ tại Trung Quốc phình to quá nhanh chóng so với quy mô của nền kinh tế. Lịch sử cho thấy bất cứ quốc gia nào có tỷ lệ nợ tăng quá nhanh đều vấp phải các vấn đề trong hệ thống tài chính. Có thể kể tới một số triệu chứng như nội tệ mất giá, ngân hàng bị kiểm soát, lạm phát tăng tốc. Trung Quốc không phải ngoại lệ, ông Cui nói.
Ông cho rằng trong những năm qua, Bắc Kinh duy trì sự ổn định của hệ thống đơn thuần bằng cách lạm dụng các nghiệp vụ bảo lãnh. Thực tế này sẽ khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh. Nó chứng tỏ giới chức Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận đau đớn trong dài hạn để có được cái lợi trong ngắn hạn.
Thị trường cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đang bị định giá quá cao. Nếu tách riêng cổ phiếu các ngân hàng, mức độ đắt đỏ càng gia tăng, ông nói.
Tuy nhiên, phải thừa nhận có rất nhiều trợ lực ở chiều ngược lại hỗ trợ thị trường. Có thể kể đến các gói thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông qua thỏa thuận mua lại đảo ngược (reverse-repurchase); quy định cấm cổ đông lớn bán cổ phần; quỹ quốc doanh trực tiếp mua chứng khoán; các công ty bị hạn chế cho phép phá sản.
Mặc dù vậy, một khi chính phủ không cải thiện được các nhân tố vĩ mô có tính xúc tác (tăng trưởng GDP, ổn định tiền tệ, giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản), thì thị trường vẫn sẽ gặp nhiều vấp váp, ông Cui dự đoán.
"Trong đó, nạn nhân thiệt hại nhất là đồng nhân dân tệ, rồi đến thị trường cổ phiếu hạng sang, các công ty phá sản vì nợ và có thể là giá nhà đất", báo cáo viết.
Theo Bizlive
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét