Pages

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

ĐB đưa ra công thức Đảng ‘cầm quyền trường tồn’




Đại biểu nói muốn ‘cầm quyền trường tồn’ Đảng cần chấm dứt ‘hành dân, mất dân chủ.


Một đại biểu tham dự Đại hội Đảng XI nói tại hội trường rằng công thức để ĐCS ‘cầm quyền trường tồn’ là Đảng phải bớt thái độ độc đoán, lối điều hành mất dân chủ, kiểu làm việc hành dân.

Ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhắc đến mối quan hệ giữa đảng và dân mà ông gọi ‘đau lòng’, trước các hiện tượng như hạch hỏi, sách nhiễu người dân.

“Một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xa dân, vô cảm với dân, mất dân chủ với dân, hành dân, sách nhiễu dân đang phổ biến ở không ít nơi,” nhà lý luận trung ương nói.

“Cùng với đó là nạn tham nhũng chưa được đẩy lùi, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về chính trị và đạo đức.”

Đại biểu từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quan ngại các biểu hiện trên, nếu không được đẩy lùi, sẽ tạo ra nguy cơ đối với sự cầm quyền của Đảng. Thậm chí ông cảnh báo khả năng Đảng suy sụp, chế độ tan vỡ, khi người dân mất đi sự tín nhiệm.

Nếu cứ để xảy ra nghiêm trọng sẽ dẫn đến nguy cơ mất dân. Mất dân là mất Đảng, mất chế độ

Đại biểu Đỗ Hoài Nam
Cầm quyền theo hiến pháp pháp luật là một trong các điều kiện giúp Đảng giữ vị trí lãnh đạo ‘trường tồn’, ông Nam nhận xét.

Một đại biểu từ Ủy ban Kiểm tra trung ương quan ngại về các một loạt các biểu hiện tượng tiêu cực trong đảng. Đại biểu Trịnh Long Biên từ một trong các cơ quan quyền lực nhất của ĐCS lo ngại về lối sống, trình độ chính trị, đạo đức của ‘một số bộ phận cán bộ đảng viên’.

Theo ông Biên, “các biểu hiện mất dân chủ, dân chủ hình thức; suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình hình tham nhũng, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp.”

Ông Biên nhắc đến các ‘vùng cấm’, vốn là cơ quan Đảng ở những ‘vị trí quan trọng’, những ‘lĩnh vực nhạy cảm’ thường nằm ngoài dò xét của dư luận. Ông muốn thấy có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên tại cơ quan mang tính ‘nhạy cảm’ nhất.

‘Nhạy cảm’ là cách nói bóng gió của một số quan chức Việt Nam không muốn nêu đích danh tên của những cơ quan đầu não, nhưng phòng ban quan trọng trong cơ cấu đảng, chính quyền.

Nhạy cảm đến mức nào, hoặc cơ quan nào được cho là nhạy cảm cuối cùng thuộc thẩm quyền của người đọc suy đoán, quyết định.

Một đại biểu khác kêu gọi không bầu những người giàu bất thường vào Trung ương. Ông Vũ Tiến Chiến, chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, muốn Trung ương ủy viên phải là những người ‘trong sạch’.

“Trong lựa chọn các ủy viên trung ương kỳ này, ngoài tiêu chuẩn chung, cần coi trọng tiêu chuẩn không tham nhũng, lãng phí,

“Những biểu hiện giàu nhanh do tiêu cực, tham nhũng, lên chức nhanh do dùng tiền để chạy chức, chạy quyền thì phải làm rõ, lên án và nghiêm trị”.

Không có nhận xét nào: