Pages

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Nhìn Người Lại Nghĩ Đến Ta

Cuộc cách mạng Bông Lài của người dân Tunisia lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ben Ali trên căn bản coi như đã thành công. Khó có chuyện phản cách mạng. Chuyện còn lại là thành lập chánh phủ theo dân chúng muốn là phải sạch bóng độc tài. Hầu hết chánh quyền các nước lớn đã thừa nhận chánh quyền cách mạng.
Cuộc cách mạng Bông Lài của nước Tunisia chỉ có 163 ngàn cây số vuông và 12 triệu dân nhưng đã thành nguồn cảm hứng, hồi chuông đánh thức đất nước và nhân dân Ai cập to lớn trong thế giới Hồi Giáo. Ai cập là một quốc gia dân tộc có lịch sử lâu đời và lớn mạnh. Một nước có một nền văn minh cỗ đại rực rỡ bên sông Nile, còn để lại nhiều mộ tháp được liệt vào kỳ quan của thế giới. Nhưng đau đớn thay người dân Ai cập hậu duệ của nhửng người làm ra nền văn minh cỗ đại mà thời Chúa Ky tô chưa giáng sinh Ai cập đã có những kim tự tháp ngạo nghễ dưới ánh sáng mặt trời rồi. Thời Đế quốc La mã đã có nữ hoàng Cléopatre sắc nước thiên hương, thông minh dĩnh ngộ, làm khuynh quốc khuynh thành đế quốc La mã.
Nhưng trớ trêu thay trong đầu thế kỷ 21 của Công Nguyên, người dân Ai cập còn bị độc tài áp bức, bóc lột suốt hơn 30 năm, sống trong bàn tay sắt của nhà độc tài Moubarak. Những ngày qua cuộc biểu tình nổi dậy của người dân Ai cập chống độc tài Moubarak là tin chấn động liên tục trên truyển thông đại chúng quốc tế. TT Obama của Mỹ trong bài diễn văn về tình trạng liên bang năm 2011, ngày 25 tháng 1 năm 2011cũng nói về Tunisia “Ý chí của người dân phát xuất ra ngoài mạnh hơn sự kềm kẹp của độc tài”. “Và chiều nay, đã rõ Mỹ liên đới với người Tunisia và ủng hộ nguyện vọng dân chủ của tất cả mọi người dân.”
Báo Pháp hầu hết dành trang nhứt cho nhân dân Ai cập. Báo hữu khuynh Le Figaro chạy tít: «Làn sóng biểu tình ở Ai Cập nhận được sự ủng hộ của Obama» sau khi Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Cairo bãi bỏ lệnh cấm biểu tình, tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiến hành công cuộc dân chủ hóa đất nước. Báo tả khuynh Liberation đi tin hàng đầu «Moubarak đem dùi cui ra đàn áp» người biểu tình, bình luận cho đó là «Khát vọng tự do». Báo công giáo La Croix nói «Ai Cập tìm cách bịt miệng các thành phần chống đối trên đường phố».
Còn hơn Ben Ali của Tunisia, suốt 30 năm TT Hosni Moubarak nhốt đất nước và nhân dân Ai cập trong ngục tù độc tài. Ông đã dàn dựng và ăn gian bầu cử biến Ông thành tổng thống với 80% phiếu bầu, suốt bốn nhiệm kỳ như các cuộc bầu cử tiền chế ‘Đảng cử dân bầu” của CS Hà nội.
Cuộc nổi dậy chống độc tài của người dân Ai cập cam go hơn ở Tunisia. Vì Ai cập là một đồng minh thiết yếu của Mỹ trong đối thoại với Israel. Mỹ viện trợ cho chế độ Moubarak mỗi năm 1,5 tỷ đô la. Chế độ độc tài Moubarak là một đối lực Hồi Giáo chống lại Hồi giáo cực đoan trợ trưởng cho khủng bố mà Tây Phương rất cần. TT Moubarak nắm vững quân đội gồm nửa triệu người. Quân quyền từng đóng vai trò rất mạnh trong chánh trị và kinh tế của Ai cập. Quân đội chưa từng kinh nghiệm tự do, dân chủ là gì. Nên Mỹ lẫn Liên Hiệp Châu Âu phải thận trọng với lực lượng dân chúng nổi dậy, chỉ dè dặt kêu gọi TT Moubarak quan tâm đến «nguyện vọng của người dân».
Nhưng theo qui luật cách mạng, hầu hết các cuộc đấu tranh chánh trị, cách mạng lật đổ độc tài, của dân chúng thành công là nhờ độc lập, tự khởi, việc làm là của dân, vì dân, do dân. Độc tài là nguyên do chánh yếu, nguyên nhân gần lẫn xa dẩn đến bế tăc của xã hội. Người dân muốn sống phải lật đổ nguyên ủy của bế tắc là độc tài.
Không người ngoại quốc, tổ chức ngoại quốc nào hiểu biết chuyện nước, chuyện dân, thương nước, thương dân như những người dân bị độc tài đán áp bóc lột. Không có người ngoại quốc nào bị sĩ nhục, bị bạc đãi thậm tệ như người dân của chế độ độc tài. Nên người dân dễ thà chịu chết chớ không chịu nhục, dễ thiết tha với vận mạng nước non nhà và nỗi khổ của đồng bào ruột thịt. Nên dễ đổ máu, nước mắt, mồ hôi để đấu tranh chống độc tài. Như Mohamad Bouazzi, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học kiếm không được việc làm, phải đi bán hàng rong, mà còn bị cảnh sát xua đuổi, tịch thu phương tiện nuôi sống gia đình và sỉ nhục đến phẫn uất tẩm xăng tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010. Ngọn lửa này đã tạo thành cơn bão lửa đấu tranh của người dân, biến thành tro than chế độ độc tài gia đình trị Ben Ali ở Tunisia.
Ở Ai cập trong hai ngày biểu tình đã có 4 người chết, 700 người bị bắt, đã có máu, nước mắt, mồ hôi. Thế nhưng cựu Tổng giám đốc của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Liên hiệp Quốc, người được trao giải Nobel Hoà bình là ông ElBaradei vẫn tứ nước Áo bay về tham gia biểu tình vì theo Ông “lúc này” là thời điểm hệ trọng trong đời sống của Ai Cập.”
Nhìn người dân Tunisia đất nhỏ người ít nổi lên biểu tình lật đổ chế độ độc tài đã đè đầu đè cổ người dân gần 30 năm, mà khoảng một tháng coi như đã thành công. Theo dõi người dân Ai cập nước lớn mạnh, lịch sử lâu đời, văn minh cổ đại nổi lên biểu tình chống độc tài đã áp bức bóc lột quốc gia dân tộc cũng gần 30 năm, đến nay chỉ mới mấy ngày, tình hình chưa ngã ngũ nhưng chắc chắn sẽ giúp cho người dân vượt khỏi nỗi sợ không rời do độc tài áp đặt lâu ngày. Người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam và ở hải ngoại – nhứt là ở hải ngoại đầy đủ thông tin nghị luận – nhìn người sẽ không khỏi nghĩ đến ta. Việt Nam là một quốc gia dân tộc bất khuất vơi 4000 năm lịch sử, nay gần 90 triệu dân, với hơn phân nửa là thành phần trẻ và hơn 3 triệu người tỵ nạn CS định cư ở các đại siêu cường tự do, dân chủ. Thế mà nước nhà VN, đồng bào VN bị 3 triệu 6 đảng viên CS Hà nội cai trị độc tài đảng trị toàn diện, suốt 75 năm ở Miền Bắc và hơn 35 năm ở Miền Nam từ Bến Hải trở vô. Nhưng chưa thấy một cuộc khởi nghĩa nào coi cho được. Nhà chiến lược Nguyễn Trãi có nói VN đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Ai cũng biết VN là dân tộc bất khuất là dân tộc duy nhút dám đứng lên đánh bại đoàn quân xâm lược bách chiền bách thắng Nguyên Mông khét tiếng trên thế giới, đánh đuổi quân Tàu sau 1000 năm bị Bắc thuộc. Thế tại sao CS độc tài đảng trị vẩn còn. Anh hùng hào kiệt chờ thời cơ, nhân hoà chăng. Phải chăng dân chúng chưa thấy được chế độ CS Hà nội là một hình thức thực dân mới mà danh từ chánh trị gọi là “ tự thực dân” (auto colonialism) áp bức bóc lột, hà khắc chính người dân đồng bào mình còn hơn thực dân ngoại bang Tàu, Pháp nữa./.

Không có nhận xét nào: