Pages

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Nhiều thử thách cho kinh tế Việt Nam

‘Hệ thống quốc doanh gây ra thâm thủng mậu dịch’


HÀ NỘI (TH) - Từng được giới đầu tư quốc tế dự đoán sẽ là “con hổ Á Châu” bên cạnh những con hổ khác, kinh tế Việt Nam đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng không biết sẽ đi tới đâu nếu chỉ có các biện pháp đối phó nửa vời.


Một người đàn ông đang chăn trâu ở một khu vực ngoại thành Hà Nội. Ðại hội Ðảng đang diễn ra vào lúc nền kinh tế đối mặt với đủ mọi thứ khó khăn, người dân vẫn nghèo khó. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)



Lạm phát tăng chóng mặt, đồng bạc tụt giá nhanh chóng, và thâm thủng mậu dịch.

Giới chuyên gia kinh tế quốc tế chỉ ra rằng chế độ Hà Nội có tham vọng bắt chước Ðại Hàn thành lập các tập đoàn kinh tế lớn, như tập đoàn Samsung. Nhưng tổ chức lỏng lẻo và vụng về, lại tham nhũng nặng nên khi không còn chống lưng nổi nữa thì người ta thấy lòi ra một Vinashin “lời giả lỗ thật.”

Một số lãnh đạo Tập đoàn Vinashin nằm chờ lãnh án ở trong tù trong khi xí nghiệp quốc doanh này bị cưa làm ba, chuyển tài sản và nợ nần cho hai đại gia quốc doanh khác gồng bớt.

Giới đầu tư quốc tế cũng như các định chế cấp viện quốc tế đều thúc hối giải thể hay ít nhất cải tổ hệ thống quốc doanh cho hiệu quả hơn nếu không sẽ có nguy cơ làm sụp đổ cả nền kinh tế.

Bản dự thảo báo cáo kinh tế xã hội dự trù sẽ đọc trong kỳ đại hội đảng diễn ra tuần này không thấy nói đến “quốc doanh là chủ đạo” của một nền kinh tế nhiều thành phần nữa. Nhưng không hề thấy chế độ Hà Nội có ý định cắt “bầu sữa” nuôi một hệ thống kinh tài nhiều bệnh trầm kha.

Một lý lẽ rất giản dị được hiểu là có “dự án” là “chủ đầu tư” có “lại quả” dù không phải làm gì. Các nhà thầu sẽ phải co kéo làm sao hoàn thành dự án bằng cách cắt bớt vật liệu, thi công dối trá, mua đồ cũ rồi nói đồ mới, thậm chí “khai khống” để hợp thức hóa ăn cắp, là chuyện phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.

Lạm phát tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và đồng bạc thì yếu đi thật nhanh, làm cho hàng hóa vật liệu nhập cảng thêm đắt đỏ, người đi chợ ở trong nước rên xiết vì không chịu thấu.

Các nước láng giềng thì ngày mỗi mạnh hơn nhờ vốn đầu tư ngoại quốc đổ vào nhiều hơn.

Một trong yếu tố phụ thuộc dễ nhận ra là Việt Nam chi nhiều tiền hơn để nhập cảng hơn là số ngoại tệ thu về được nhờ xuất cảng. Thâm thủng mậu dịch 2010 là hơn $12 tỉ USD.

Nguyễn Quang A, một phân tích gia kinh tế gọi tình trạng thâm thủng mậu dịch là “triệu chứng hay cơn bệnh kinh niên” của nền kinh tế Việt Nam.

Ông nói với thông tấn AFP rằng, lỗi là do chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo. Nó góp phần làm cho nền kinh tế vĩ mô mất thăng bằng và nhà nước sử dụng nó như công cụ để can thiệp vào nền kinh tế.Nó góp phần làm cho nền kinh tế vĩ mô mất thăng bằng và nhà nước sử dụng nó như công cụ để can thiệp vào nền kinh tế.

“Hệ thống quốc doanh gây ra thâm thủng mậu dịch.” Ông A nói.

Hệ thống quốc doanh chỉ làm ra được 26% tổng sản lượng quốc gia (GDP) nhưng lại chiếm đến 40% tài nguyên, chẳng hạn như vốn vay.

Một chuyên viên kinh tế khác cho rằng ổn định được nguồn tài chánh ngoại tệ để tài trợ đầu tư trong nước là sự thử thách lớn nhất và ông cũng đồng ý rằng hệ thống quốc doanh đích thị là đầu mối của những khó khăn kinh tế của Việt Nam.

“Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng làm sao trả nợ nước ngoài?” Kinh tế gia này đặt câu hỏi và yêu cầu không muốn nêu tên.

Biểu tượng bất hạnh nhất của nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là tập đoàn đóng tàu Vinashin. Tập đoàn này nợ ngập đầu, khoảng $4.4 tỉ USD, không trả nổi nợ nên đành ỳ ra. Khoản nợ này tương đương với 4% GDP.

Ðương kim thủ tướng và dự trù vẫn sẽ là thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, Nguyễn Tấn Dũng, là một trong những nhân vật chính chủ xướng các tập đoàn kinh tế mạnh kiểu “chaebol” của Hàn Quốc.

Vì vậy mà người ta thấy Vinashin đã phình ra nhanh chóng trong 4 năm, từ một nhóm công ty đóng tàu, sửa tàu, thành một tập đoàn chen chân đầu tư đủ mọi mặt, vào cả nấu rượu, nuôi heo, mở khách sạn, đầu cơ nhà đất, chơi chứng khoán, lập nhà máy điện.

Không những Vinashin vay tiền bừa bãi đầu tư tùm lum, tất cả những tập đoàn, tổng công ty lớn nhỏ cũng đều theo một công thức. Và cũng đều lỗ nặng trong chứng khoán, trong chuyện đầu cơ nhà đất khi các thị trường này tuột dốc. Dù vậy, các sự thất thoát, thua lỗ bị giữ rất kín.

Bản dự thảo báo cáo chính trị dự trù đọc trong đại hội đảng nói rằng “ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.” Nhưng những hành động “chữa cháy” của nhà cầm quyền Việt Nam người ta nhìn thấy khi các chuyên gia kinh tế quốc tế báo động các nguy cơ chờ trước mặt của nền kinh tế Việt Nam, nó vẫn chỉ thấy bản cáo đóng mới chỉ đóng được vai trò tuyên truyền.

Không có nhận xét nào: