Những người biểu tình tập hợp theo lời kêu gọi của đảng đối lập Ý chí Nhân dân Volontad Popular. Thủ lĩnh của đảng theo xu hướng đối lập triệt để nhất này, ông Leopoldo Lopez, bị bắt giữ từ 18/02.
Tham gia vào cuộc biểu tình nói trên, có thị trưởng Caracas, ông Antonio Ledezma, một người ủng hộ ông Leopoldo Lopez.
Đụng độ đã nổ ra tại địa điểm này, giữa một nhóm người bịt mặt với cảnh sát chống bạo động, một vài giờ sau khi cuộc tuần hành kết thúc. Cảnh sát đàn áp bằng lựu đạn cay, súng phun nước và đạn cao su, khiến tám người bị thương.
Kể từ ngày 04/02/2014, tại Venezuela nổi lên một làn sóng phản kháng, thoạt tiên do các sinh viên thành phố San Cristobal dẫn đầu, nhằm chống lại tình trạng mất an ninh. Tiếp theo đó, phong trào mở rộng ra một số thành phố khác, với các mục tiêu mới như đòi cải thiện tình trạng khan hiếm đồ nhu yếu phẩm (với lạm phát lên đến 57,3%/năm), chống các đàn áp của cảnh sát và yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt giữ.
Các vụ đàn áp nhắm vào biểu tình khiến 41 người chết, hơn 600 người bị thương và gần hai trăm người bị bắt. Cường độ biểu tình của phong trào phản kháng trong thời gian gần đây đã giảm bớt.
Giáo hội Công giáo đã nhận làm một môi giới cho cuộc đàm phán giữa hai phía để lập lại ổn định tại quốc gia này. Cuộc đối thoại giữa chính quyền và đối lập Venezuela, bắt đầu từ tuần trước, cho đến nay chưa có kết quả. Chính quyền từ chối thả những người đối lập bị bắt bên ngoài các cuộc tuần hành. Trong khi chờ đợi thời gian cho một cuộc đối thoại mới được công bố, sinh viên và phe đối lập triệt để kêu gọi tiếp tục biểu tình.
Tham gia vào cuộc biểu tình nói trên, có thị trưởng Caracas, ông Antonio Ledezma, một người ủng hộ ông Leopoldo Lopez.
Đụng độ đã nổ ra tại địa điểm này, giữa một nhóm người bịt mặt với cảnh sát chống bạo động, một vài giờ sau khi cuộc tuần hành kết thúc. Cảnh sát đàn áp bằng lựu đạn cay, súng phun nước và đạn cao su, khiến tám người bị thương.
Kể từ ngày 04/02/2014, tại Venezuela nổi lên một làn sóng phản kháng, thoạt tiên do các sinh viên thành phố San Cristobal dẫn đầu, nhằm chống lại tình trạng mất an ninh. Tiếp theo đó, phong trào mở rộng ra một số thành phố khác, với các mục tiêu mới như đòi cải thiện tình trạng khan hiếm đồ nhu yếu phẩm (với lạm phát lên đến 57,3%/năm), chống các đàn áp của cảnh sát và yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt giữ.
Các vụ đàn áp nhắm vào biểu tình khiến 41 người chết, hơn 600 người bị thương và gần hai trăm người bị bắt. Cường độ biểu tình của phong trào phản kháng trong thời gian gần đây đã giảm bớt.
Giáo hội Công giáo đã nhận làm một môi giới cho cuộc đàm phán giữa hai phía để lập lại ổn định tại quốc gia này. Cuộc đối thoại giữa chính quyền và đối lập Venezuela, bắt đầu từ tuần trước, cho đến nay chưa có kết quả. Chính quyền từ chối thả những người đối lập bị bắt bên ngoài các cuộc tuần hành. Trong khi chờ đợi thời gian cho một cuộc đối thoại mới được công bố, sinh viên và phe đối lập triệt để kêu gọi tiếp tục biểu tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét