Trong một bài viết rất cảm động về cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài tại Ukraine, anh Nguyễn Việt Trung viết: “Đã qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ của những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người”. Hàng triệu người dân Ukraine dũng cảm đã góp mặt trong cuộc cách mạng đó. Góp mặt cùng với tấm khiên chắn đạn bằng gỗ mong manh, bằng số điện thoại ghi trên cổ áo để khi ngã xuống, người chung quanh báo được cho người thân của mình. Cái chết ở đây đã cúi đầu trước quyết tâm của họ. Quyết tâm giành lại một đời sống có ý nghĩa, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người còn lại – những người may mắn không gục ngã vì súng đạn của công an – một cuộc sống mới không có tham nhũng trắng trợn ở mọi tầng lớp quan chức, một xã hội mà phẩm giá con người được tôn trọng, một chính quyền không coi dân như cỏ rác…
Giữa quãng trường Maidan, trong bóng đêm, hàng triệu triệu đèn điện thoại của người biểu tình đã được bật sáng cùng tiếng hát vang dội bài Quốc ca Ukraine. Với nhân dân đó, giả sử Putin với xe tăng và quân đội Nga có chiếm được Ukraine, tôi tin rằng Putin chỉ có thể tạm chiếm được lãnh thổ chứ không thể chiến thắng một dân tộc như vậy.
Người Việt Nam chúng ta có cần một cuộc cách mạng vì phẩm giá không? Nhìn qua tình hình Việt Nam và Ukraine chúng ta thấy: Dân chúng Việt Nam cũng đau khổ, rên siết dưới chế độ độc tài; Tổ quốc Việt Nam cũng đang đối diện với nạn xâm lược từng phần của Trung Quốc. Nhưng điều khác biệt cơ bản và thật đau lòng như lời thú nhận của một nhà nghiên cứu sử đã rất lớn tuổi: “Dân khí nước ta thời nay bệ rạc nhất trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Có một dân tộc nào, mà ngày lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã chết vì nước mình đã phải huỷ bỏ vì ý muốn của một nước khác? Quan khí đã thế còn dân khí thì sao? Đa số người dân nhìn thấy lãnh đạo ươn hèn, nhìn thấy cảnh mất nước đang diễn ra ngay trước mắt nhưng vẫn chỉ… dửng dưng sống như thường ngày”.
Nhận xét của bác sử gia đó đã được chứng nghiệm quá nhiều lần trong lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác: Khi công dân đa số là người khiếp nhược, thì dân tộc đó trước sau gì cũng bị lệ thuộc. Cha ông ta không viện lý do “Địch mạnh ta yếu” để dâng nhượng chủ quyền cho ngoại bang. Chúng ta tuy nhỏ, chúng ta tuy yếu, nhưng đã từng chiến thắng những triều đại lừng lẫy nhất của Trung Hoa. Rõ ràng mưu trí và đảm lược của dân tộc không chỉ dựa vào vũ khí. Ngọn lửa sôi sục trong tim cha ông chúng ta là phải bảo vệ bằng được danh dự của đất nước và phẩm giá của dân tộc, của các thế hệ đang sống và các thế hệ con cháu mai sau.
Ngày nay, dân tộc chúng ta đang nhìn phẩm giá của người Việt nói chung ở mức nào? Chuyện xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật ở Dương Nội, không phải trong bóng tối! Nó tàn nhẫn đến lạnh lùng. Trên cái khoảng đất trống đã bị quy hoạch, người phụ nữ lập bàn thờ trên những miếng lá chuối với gạo muối và những nén nhang, bà cố gắng một cách tội nghiệp để chứng tỏ quyền sở hữu mảnh đất của mình. Thế rồi đột nhiên giữa một đám công an lởn vởn chung quanh, một gã côn đồ cầm trên tay một khúc cây to, nhào đến quất mạnh vào đầu người phụ nữ đến bật máu tươi. Hắn đánh người đàn bà đáng thương đó như đánh một con vật ngay trước mặt những kẻ gọi là “đại diện cho luật pháp”.
Cảnh tượng trên đâu có bình thường, không bình thường một chút nào! Nhưng nó lại xảy ra rất thường ở hầu như mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước Việt Nam. Có ai còn nhớ cảnh hai mẹ con khoả thân giữ đất, bị công an Cần Thơ kéo lê như kéo hai con vật giữa buổi trưa nắng gắt? Có ai còn nhớ cảnh công an dúi thuốc lá vào mặt mẹ của blogger Hoàng Vi? Và có ai còn nhớ những giọt nước mắt của Hoàng Vy khi cô bị làm nhục trong đồn công an? và biết bao những vụ tương tự.
“Phản kháng là nền tảng thực sự của tự do. Những kẻ dễ bảo hẳn phải là nô lệ”.
Tôi nghĩ đến Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khi nhớ đến câu nói trên của triết gia người Mỹ, ông Henry David Thoreau, người đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp giải phóng người nô lệ da đen. Đặng Xuân Diệu từ lúc bị kết án 13 năm tù trong phiên toà sơ thẩm ngày 9/01/2013 chưa bao giờ coi mình là một tù nhân. Dù bị cán bộ trại giam o ép, trấn áp anh vẫn khẳng định mình vô tội và từ chối mặc áo phạm nhân. Đặng Xuân Diệu tự khẳng định mình: Không phạm tội thì không mặc áo tù. Anh vẫn cứ là chàng trai mà cả làng yêu mến quý trọng; vẫn là người anh của những học sinh nghèo; vẫn là người con của những người tàn tật già nua mà anh từng giúp đỡ; và vẫn là người trai ái quốc của một dân tộc đang chịu nhiều tai ương.
Người khác nữa là ông Vi Đức Hồi vừa được thả ra tuần qua. Ngày 3/4/14 công an trại giam đến ép buộc ông ký giấy xin khoan hồng và cam kết từ bỏ đấu tranh để được đặc xá; ông Vi Đức Hồi đã khẳng định với họ rằng ông sẽ chấp nhận ngồi tù cho đến khi mãn hạn, ông không chấp nhận việc đổi chác trên sự tự do của cá nhân ông.
Kế đến là trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, mỗi năm đến thời điểm, cán bộ trại giam đều đưa cho phạm nhân giấy để viết kiểm điểm. Hình thức này được coi như là cơ hội cho các tù nhân, nếu thành khẩn nhận tội họ có thể được giảm án. Tuy nhiên, mỗi lần nhận giấy ông Nguyễn Hữu Cầu lại dùng để viết thư cho vợ con. Khi cán bộ trại hạch hỏi, người tù Nguyễn Hữu Cầu đã trả lời lại bằng chất giọng bình dị nam bộ: “ở đây hổng có cái truyền thống ziếc xin đặc xá”.Trong mấy tuần qua, chúng ta đã được nghe bài hát “Khoẻ re như con bò kéo xe” của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu. Ông cầm đàn nghêu ngao, hát bằng hết cả tấm lòng. Những thông điệp của người bạn tù, lúc uất ức đã quát vào mặt quản giáo; những câu đơn giản thôi, mà chợt nghe sao xúc động lạ lùng: “Nước tan, tan đảo, tan nhà, bây đà phá hết, chết thà sướng hơn”. Khí tiết của người bạn tù, đặc biệt những người đã qua đời, đã nâng đỡ tâm hồn Nguyễn Hữu Cầu.
Cách sống của những người tù hôm nay: thầy Đinh Đăng Định, anh Đặng Xuân Diệu, ông Vi Đức Hồi, ông Nguyễn Hữu Cầu… mỗi ngày đã thêm sức, đã truyền cho chúng ta niềm tin và hy vọng. Đó là những nhân cách đã đưa đất nước vượt bao nguy nan sóng gió suốt năm ngàn năm lịch sử. Chính vì vậy mà cuộc cách mạng vì phẩm giá ngày nay rất cấp thiết. Nó là nền tảng cho mọi nỗ lực khác, từ bảo vệ đất nước, đến chận đứng các băng hoại xã hội, và giật đứt các xích xiềng độc tài.
Đó là món nợ mà thế hệ chúng ta phải trả cho cha ông và cho các thế hệ tương lai.
Người Việt Nam chúng ta có cần một cuộc cách mạng vì phẩm giá không? Nhìn qua tình hình Việt Nam và Ukraine chúng ta thấy: Dân chúng Việt Nam cũng đau khổ, rên siết dưới chế độ độc tài; Tổ quốc Việt Nam cũng đang đối diện với nạn xâm lược từng phần của Trung Quốc. Nhưng điều khác biệt cơ bản và thật đau lòng như lời thú nhận của một nhà nghiên cứu sử đã rất lớn tuổi: “Dân khí nước ta thời nay bệ rạc nhất trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Có một dân tộc nào, mà ngày lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã chết vì nước mình đã phải huỷ bỏ vì ý muốn của một nước khác? Quan khí đã thế còn dân khí thì sao? Đa số người dân nhìn thấy lãnh đạo ươn hèn, nhìn thấy cảnh mất nước đang diễn ra ngay trước mắt nhưng vẫn chỉ… dửng dưng sống như thường ngày”.
Nhận xét của bác sử gia đó đã được chứng nghiệm quá nhiều lần trong lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác: Khi công dân đa số là người khiếp nhược, thì dân tộc đó trước sau gì cũng bị lệ thuộc. Cha ông ta không viện lý do “Địch mạnh ta yếu” để dâng nhượng chủ quyền cho ngoại bang. Chúng ta tuy nhỏ, chúng ta tuy yếu, nhưng đã từng chiến thắng những triều đại lừng lẫy nhất của Trung Hoa. Rõ ràng mưu trí và đảm lược của dân tộc không chỉ dựa vào vũ khí. Ngọn lửa sôi sục trong tim cha ông chúng ta là phải bảo vệ bằng được danh dự của đất nước và phẩm giá của dân tộc, của các thế hệ đang sống và các thế hệ con cháu mai sau.
Ngày nay, dân tộc chúng ta đang nhìn phẩm giá của người Việt nói chung ở mức nào? Chuyện xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật ở Dương Nội, không phải trong bóng tối! Nó tàn nhẫn đến lạnh lùng. Trên cái khoảng đất trống đã bị quy hoạch, người phụ nữ lập bàn thờ trên những miếng lá chuối với gạo muối và những nén nhang, bà cố gắng một cách tội nghiệp để chứng tỏ quyền sở hữu mảnh đất của mình. Thế rồi đột nhiên giữa một đám công an lởn vởn chung quanh, một gã côn đồ cầm trên tay một khúc cây to, nhào đến quất mạnh vào đầu người phụ nữ đến bật máu tươi. Hắn đánh người đàn bà đáng thương đó như đánh một con vật ngay trước mặt những kẻ gọi là “đại diện cho luật pháp”.
Cảnh tượng trên đâu có bình thường, không bình thường một chút nào! Nhưng nó lại xảy ra rất thường ở hầu như mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước Việt Nam. Có ai còn nhớ cảnh hai mẹ con khoả thân giữ đất, bị công an Cần Thơ kéo lê như kéo hai con vật giữa buổi trưa nắng gắt? Có ai còn nhớ cảnh công an dúi thuốc lá vào mặt mẹ của blogger Hoàng Vi? Và có ai còn nhớ những giọt nước mắt của Hoàng Vy khi cô bị làm nhục trong đồn công an? và biết bao những vụ tương tự.
“Phản kháng là nền tảng thực sự của tự do. Những kẻ dễ bảo hẳn phải là nô lệ”.
Tôi nghĩ đến Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khi nhớ đến câu nói trên của triết gia người Mỹ, ông Henry David Thoreau, người đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp giải phóng người nô lệ da đen. Đặng Xuân Diệu từ lúc bị kết án 13 năm tù trong phiên toà sơ thẩm ngày 9/01/2013 chưa bao giờ coi mình là một tù nhân. Dù bị cán bộ trại giam o ép, trấn áp anh vẫn khẳng định mình vô tội và từ chối mặc áo phạm nhân. Đặng Xuân Diệu tự khẳng định mình: Không phạm tội thì không mặc áo tù. Anh vẫn cứ là chàng trai mà cả làng yêu mến quý trọng; vẫn là người anh của những học sinh nghèo; vẫn là người con của những người tàn tật già nua mà anh từng giúp đỡ; và vẫn là người trai ái quốc của một dân tộc đang chịu nhiều tai ương.
Người khác nữa là ông Vi Đức Hồi vừa được thả ra tuần qua. Ngày 3/4/14 công an trại giam đến ép buộc ông ký giấy xin khoan hồng và cam kết từ bỏ đấu tranh để được đặc xá; ông Vi Đức Hồi đã khẳng định với họ rằng ông sẽ chấp nhận ngồi tù cho đến khi mãn hạn, ông không chấp nhận việc đổi chác trên sự tự do của cá nhân ông.
Kế đến là trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, mỗi năm đến thời điểm, cán bộ trại giam đều đưa cho phạm nhân giấy để viết kiểm điểm. Hình thức này được coi như là cơ hội cho các tù nhân, nếu thành khẩn nhận tội họ có thể được giảm án. Tuy nhiên, mỗi lần nhận giấy ông Nguyễn Hữu Cầu lại dùng để viết thư cho vợ con. Khi cán bộ trại hạch hỏi, người tù Nguyễn Hữu Cầu đã trả lời lại bằng chất giọng bình dị nam bộ: “ở đây hổng có cái truyền thống ziếc xin đặc xá”.Trong mấy tuần qua, chúng ta đã được nghe bài hát “Khoẻ re như con bò kéo xe” của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu. Ông cầm đàn nghêu ngao, hát bằng hết cả tấm lòng. Những thông điệp của người bạn tù, lúc uất ức đã quát vào mặt quản giáo; những câu đơn giản thôi, mà chợt nghe sao xúc động lạ lùng: “Nước tan, tan đảo, tan nhà, bây đà phá hết, chết thà sướng hơn”. Khí tiết của người bạn tù, đặc biệt những người đã qua đời, đã nâng đỡ tâm hồn Nguyễn Hữu Cầu.
Cách sống của những người tù hôm nay: thầy Đinh Đăng Định, anh Đặng Xuân Diệu, ông Vi Đức Hồi, ông Nguyễn Hữu Cầu… mỗi ngày đã thêm sức, đã truyền cho chúng ta niềm tin và hy vọng. Đó là những nhân cách đã đưa đất nước vượt bao nguy nan sóng gió suốt năm ngàn năm lịch sử. Chính vì vậy mà cuộc cách mạng vì phẩm giá ngày nay rất cấp thiết. Nó là nền tảng cho mọi nỗ lực khác, từ bảo vệ đất nước, đến chận đứng các băng hoại xã hội, và giật đứt các xích xiềng độc tài.
Đó là món nợ mà thế hệ chúng ta phải trả cho cha ông và cho các thế hệ tương lai.
Nguyệt Quỳnh
(Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét