Pages

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn…nghèo?

Con rong VN


Tiếp theo bài Con rồng Việt Nam trước và sau 20 năm, Đại Kỷ Nguyên sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân vì sao Việt Nam vẫn nghèo.


Việt Nam sau 20 năm gia nhập ASEAN và bình thường hóa với Mỹ, EU, đã có rất nhiều cố gắng để thoát khỏi nước nghèo, nhưng vẫn đứng hàng thứ 7 trong ASEAN, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar. Sau 20 năm, thế giới đã có những thay đổi cơ bản, chuyển sang nền kinh tế tri thức, còn ta thì vẫn không đuổi kịp các nước trong khu vực, khoảng cách càng ngày càng cách xa.

Làm gì để đất nước thoát nghèo? Đứng trước thách thức và cơ hội mới khi cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập, hãy vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Hãy biết quý tiếc thời gian và nguồn lực phát triển của đất nước. Một trong số những nguyên nhân nghèo là vì lãng phí.

Lãng phí trong xây dựng cơ bản

Ai cũng biết việc sử dụng ngân sách quá lãng phí từ khâu phân bổ nguồn vốn đầu tư, đến thi công thực hiện. Lãng phí thất thoát 30% trong xây dựng cơ bản đã trở thành phổ biến, người ta đua nhau xây dựng công trình lớn để có tiền lót tay hợp lý. Ai cũng biết rằng, một số công chức giàu lên mà chủ yếu là nhờ xây dựng.

Thống kê cho thấy hầu hết các lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện đều đã mua nhà ở Hà Nội, Sài Gòn.

Phân bổ nguồn lực vốn, kể cả cấp trung ương và cấp địa phương không hợp lý, xây dựng rất nhiều công trình xong thì hiệu quả sử dụng rất thấp. Có rất nhiều dẫn chứng như:

Chuyện bảo tàng Hà Nội, được khánh thành tháng 10/2010, xây dựng nguồn ngân sách nhà nước 2.300 tỷ đồng. Nhưng đến nay công trình này vẫn gần như để trống, vắng khách. Nên nhớ là tiền xây dựng tương đương 120 triệu USD, bằng 20% xuất khẩu hạt tiêu năm 2014, bằng 1/3 xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quí I/2015.

Có quy mô lớn nhất cả nước Bảo tàng Hà Nội với tổng vốn xây dựng lên đến 2.300 tỷ đồng.
      Có quy mô lớn nhất cả nước Bảo tàng Hà Nội với tổng vốn xây dựng lên đến 2.300 tỷ đồng.

20120912165514_003
                                              
Sau 2 năm, nhiều lớp gạch sàn bị sụt tách.
                                             Sau 2 năm, nhiều lớp gạch sàn bị sụt tách.

Chuyện con đường đẹp nhất Tây Nguyên, nối từ cửa khẩu Bờ Y đến Quốc lộ 14 ở phía Bắc thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi – Kon Tum được đưa vào sử dụng 2009, dài 19 km, tổng vốn đầu tư hơn 900 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ khi đưa vào sử dụng đến nay, “siêu lộ” có 6-8 làn xe, rộng 40-50 m này hầu như không có phương tiện qua lại. Người dân địa phương đã tận dụng con đường thênh thang này làm bãi phơi nông sản, lội bộ lên nương rẫy, tập lái ô tô, xe máy…!

Con đường nghìn tỷ chỉ để phơi lúa mì, mỏi mòn chờ có người đi qua. (Ảnh: tienphong)
            Con đường nghìn tỷ chỉ để phơi mì, mỏi mòn chờ có người đi qua. (Ảnh: tienphong)

Chuyện công trình Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng với kinh phí hơn 411 tỉ đồng, khánh thành 3/2015, mới khánh thành xong mà sân, nền đã hỏng, không có người đến, vì ở một vùng quê rất nghèo đói. Công trình đã gây không biết bao bức xúc trong dư luận.

(Ảnh: NLĐ)
                                                                            (Ảnh: NLĐ)

Còn chuyện ném tiền qua các công trình xây dựng, dự án chợ, cầu đường, trường trạm, mương thủy lợi tại các địa phương thì vô cùng nhiều, các phương tiện thông tin thường xuyên đăng tải, nhưng vẫn không thấy giảm đi.

Lãng phí trong sử dụng đất đai

Đất là nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển, nhưng kể cả đất đô thị và đất nông nghiệp đang bị lãng phí quá lớn, nhất là từ sau khi khủng hoảng bất động sản, thì các công trình dở dang, các khu đất quây hàng rào để không, rất lãng phí.

Chỉ riêng tại Sài Gòn, hiện có 348 khu đất với 1.170ha bị bỏ hoang, 285 khu cho thuê trái phép, 65 khu cho mượn không đúng pháp luật. Theo thông kê của sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết các tập đoàn, tổng công ty đang trực tiếp quản lí, sử dụng 410 khu đất với diện tích 6,3 triệu mét vuông, nhưng sử dụng đúng mục đích chỉ 2,5 triệu mét vuông, chiếm khoảng 39%. Số còn lại là bỏ hoang, cho thuê trái phép…

Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số hơn 7,5 triệu héc-ta đất nhà nước giao cho các tổ chức, có đến hàng trăm nghìn héc-ta sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí còn dùng ma thuật biến đất công thành đất tư.

Một vấn đề nhức nhối khác trong sử dụng đất hiện nay là tình trạng phát triển sân golf tràn lan. Trong số 166 dự án sân golf hiện có thì 145 dự án được nhà nước cấp 52.700ha đất, bình quân mỗi sân rộng 300 ha. Nhưng một nửa trong số đó đang đắp chiếu, trong khi đất sản xuất nông nghiệp thì đang bị thu hẹp dần.

Lãng phí trong việc tổ chức lễ hội

Đất nước cần tập trung nguồn lực để phát triển thì chúng ta lại quá lãng phí tiền của, thời gian vào việc tổ chức lễ hội tràn lan ở cả trung ương và địa phương. Lễ hội lớn cấp quốc gia như đại lễ 1000 năm Thăng Long, tiêu tốn 10.000 tỷ, Lễ hội đền Hùng, lễ hội tại các tỉnh thành cũng tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Còn trong dân gian thì lễ hội quá nhiều, theo thống kê thì nhiều nhất thế giới, hàng năm thường lễ hội đến tháng 3 âm lịch mới xong.

Lễ hội lớn cấp quốc gia như đại lễ 1000 năm Thăng Long, tiêu tốn 10.000 tỷ, Lễ hội đền Hùng, lễ hội tại các tỉnh thành cũng tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Nói về lãng phí của Việt Nam thì rất nhiều, việc lãng phí đó đã làm thất thoát đáng kể các nguồn lực phát triển, trong khi các nước giàu như Nhật mà họ lại rất tiết kiệm, biết sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên để phát triển. Nên chăng chúng ta cũng cần tiết kiệm để góp phần đưa Việt Nam trở thành thịnh vượng?

Thành Tâm


Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn… nghèo? (Phần 2)




Cảnh xếp hàng trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM (Ảnh: thesaigontimes.vn)
Cảnh xếp hàng trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM (Ảnh: thesaigontimes.vn)


 Đại kỷ nguyên sẽ tiếp tục cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân về nguồn lực phát triển quan trọng nhất đó là “con người”. Trong khi các nước, kể cả những nước giàu như Mỹ, Anh, Candada, Úc… đều tìm cách để thu hút đầu tư, chất xám, vì đó là nguồn lực quí báu để phát triển, thì Việt Nam lại nghèo vì chảy máu chất xám và không thu hút được nhân tài.
Có thể bạn chưa biết nhiều người đang mang tri thức và tiền vốn ra đi

visa-dau-tu-di-dan-eb5
Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp visa dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ

Ngày nay rất nhiều đại gia, tỉ phú Việt thường rời quê hương và quan tâm đầu tư định cư đến một nơi khác để được hưởng cuộc sống tốt hơn, chất lượng giáo dục, y tế, môi trường tốt hơn.
Gần đây, do kinh tế khó khăn nên rất nhiều quốc gia đã có chính sách thu hút những người giàu ở các nước mới nổi đến mua nhà, đầu tư kinh doanh và định cư. Thực tế nhiều nước đã thành công bởi chính sách này như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Tây Ban Nha… Các chương trình đầu tư đưa ra phù hợp với những người giàu có. Số tiền đầu tư bắt buộc dao động từ 500.000 USD đến vài triệu đô la và như vậy không phải là lớn đối với tài sản của họ.
Trước đây đầu tư ở Canada mức khởi điểm 400.000 CAD. Khoản tiền này mang tính chất cho Chính phủ mượn trong một khoảng thời gian nhất định, được hoàn lại sau 5 năm. Còn tại Australia, bạn cần đầu tư 750.000 AUD vào trái phiếu Chính phủ và được đảm bảo có lãi hàng năm 3,5-6%. Ở 2 thị trường này, độ an toàn của dòng vốn được đảm bảo bởi Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Tây Ban Nha, khi đầu tư bất động sản 500.000 EU và thêm một vài điều kiện nhỏ nữa thì nhà đầu tư có thể được nhận quốc tịch Tây Ban Nha, và khi đã có quốc tịch thì đương nhiên trở thành công dân EU. Ở Bulgaria, các nhà đầu tư phải đầu tư 700.000 USD vào trái phiếu Chính phủ trong 5 năm. Trong khi ở St. Kitts & Nevis, vùng Caribean, họ phải đầu tư 400.000 USD vào bất động sản hoặc ngành mía đường của quốc gia này. Ở một số  quốc gia khác thì yêu cầu họ mua cả khối bất động sản, gửi 500.000-1.000.000 USD vào ngân hàng trong nước, hoặc đầu tư vào các dự án hỗ trợ việc làm, tạo ra ít nhất 10 việc làm.

Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ, và ngày càng tăng hơn 50%, vậy thì chất xám và vốn đang chảy ngược ra nước ngoài.

Không chỉ doanh nhân mà không ít các quan chức cũng đầu tư, mua nhà đất, cơ sở kinh doanh cho con sang học tại nước ngoài. Ví dụ như Ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim, quận Cam, tiểu bang California, Mỹ và nhà tại Singapore mà báo chí đã đưa tin cuối năm 2014.
Du học sinh không thiết tha trở về
Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, tập trung ở các trường đại học ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Canada, Nhật… Trong số 60.000 du học sinh Việt Nam hiện nay, khoảng hơn 4.000 người học bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng Chính phủ, theo Hiệp định xử lý nợ với CHLB Nga, học bổng của các tổ chức phi Chính phủ, các trường ĐH, số còn lại đi học bằng con đường tự túc.

Do những vấn đề về thu nhập thấp, tri thức không được trọng dụng, nên rất nhiều du học sinh Việt Nam không muốn về nước làm việc, hoặc có trở về thì cũng làm việc cho các công ty nước ngoài, còn rất ít làm việc cho doanh nghiệp Việt.

Đối với du học bằng ngân sách nhà nước cũng có hiện tượng tương tự, 50% học viên không về nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết  với đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong 10 năm năm ấy có  2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước, số trở về là 47%.
Vì sao có nhiều người phải xa rời quê hương, đi lập nghiệp ở nơi đất khách quê người? Vì sao tri thức không quay trở về Việt Nam? Có thể không chỉ đơn giản là Việt Nam thu nhập thấp, chưa trọng nhân tài mà còn rất nhiều yếu tố nữa. Đây là sự thật về dòng chảy tri thức của Việt Nam, nếu tri thức còn tiếp tục chảy ra ngoài thì chắc chắn Việt Nam sẽ còn nghèo
.

Vì sao sau 20 năm con rồng Việt Nam vẫn …nghèo? (phần 3)



Mỗi nước trên thế giới đều có những sản phẩm đặc trưng, là nghề chính như: Hà Lan có đóng tàu, trồng hoa, nuôi bò và sữa hộp; Đức làm ô tô, đồ cơ khí, đồ quang học; Pháp, Đức, Anh sản xuất máy bay Airbus; Thụy sỹ làm đồng hồ; Mỹ sản xuất máy tính, máy bay Boeing, điện thoại Iphone; Nhật làm ô tô, máy ảnh, đồ điện tử…Còn Việt Nam thì cũng có sản phẩm gạo, cà phê, bưởi, quả thanh long…
Nổi tiếng với một số sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam biết đến là một nước nông nghiệp. Có 70% dân số làm nông nghiệp, sống ở nông thôn. Trước đây 30 năm, khi nông nghiệp được cởi trói bởi Khoán 10, đã đạt những thành tích vượt trội, từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo. Nhưng sau 10 năm thực hiện, năng suất đã đạt đến giới hạn biên, thì 20 năm qua, ngành nông nghiệp đã không tiến thêm được nhiều. Nông dân thu nhập rất thấp, không có tiền để đầu tư và tiêu dùng. Vì vậy sức cầu từ 50% dân số Việt Nam này rất thấp, xét từ phía cầu là làm cho kinh tế không phát triển.
Đầu tư của nhà nước và xã hội cho nông nghiệp còn thấp
Báo cáo thường niên doanh nghiệp năm 2014, của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết có 3.500 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, trên tổng số 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm chưa đầy 1% tổng số doanh nghiệp của cả nước.

Ngành Nông nghiệp là nghề chính của Việt Nam, đang có 70% dân số làm nông ngiệp, đóng góp tới gần 20% GDP của cả nước, nhưng lại có chưa đến 1% số doanh nghiệp.

Chỉ có ít tập đoàn, tổng công ty của nhà nước, một vài doanh nghiệp FDI, còn lại đa số là các doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, chủ yếu là làm dịch vụ cung cấp cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu và thu mua, chế biến, thương mại và xuất khẩu. Thực tế trực tiếp sản xuất ra sản phẩm là kinh tế hộ nông dân. Mà hộ nông đa số là nghèo, đất ít, không có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị máy móc thiết bị.
Việc huy động vốn để sản xuất của nông dân rất khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, các Quỹ tín dụng nhân dân cho vay với mức thấp, mà nông dân không có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng.
Vì không có vốn đầu tư nên công cụ lao động chủ yếu là thô sơ, vẫn con trâu đi trước cái cày đi sau, khá hơn thì dùng máy công nông để cày, bừa, bơm nước, vận chuyển, loại máy mà ngày nay trên thế giới không còn.
Mai_Chau_-_Arbeit_mit_Wasserbüffel_im_Reisfeld1-675x400
Đồng bằng sông Cửu Long thì điều kiện cũng khá hơn, chủ yếu nông dân dùng máy cũ nhập “bãi rác” của Nhật, đã lạc hậu hàng thập kỷ. Có những máy gieo hạt, máy gặt đập, máy bóc tẽ ngô…đều do nông dân “Hai lúa” làm ra, nhưng cũng chỉ là hơn lao động bằng tay.

(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)

Sản xuất nông nghiệp manh mún, tự phát
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, diện tích ruộng rất bé, rất khó áp dụng công nghệ, không thể đưa các công cụ hiện đại như máy cày, máy gieo hạt, máy liên hợp dặt đập được. Lý do vì người ta chia bình quân để hộ nào cũng có ruộng cao, ruộng thấp trũng, ruộng xấu, ruộng tốt, bình quân ở Bắc bộ chỉ có 3 sào/hộ, nên mỗi ruộng chỉ có vài trăm m2, có ruộng chỉ bằng cái chiếu.

(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)

Trong khi đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, vấn đề nhức nhối khác trong sử dụng đất hiện nay là tình trạng phát triển sân golf tràn lan. Hiện nay, nhiều nước, ngay cả Trung Quốc cũng không khuyến khích phát triển golf, để dành đất cho sản xuất. Nhưng ở ta thì:

Trong số 166 dự án sân golf hiện có thì 145 dự án được nhà nước cấp 52.700ha đất, bình quân mỗi sân rộng 300 ha. Nhưng một nửa trong số đó đang đắp chiếu, trong khi đất sản xuất nông nghiệp thì đang rất thiếu.

Do phát triển kinh tế hộ nên hoàn toàn tự phát, thấy cây gì, con gì nghe nói có hiệu quả là bà con lại đổ xô vào loại đó, không có tính đến lâu dài, không có thông tin đầy đủ, không có liên kết với các nhà thu mua, chế biến.
Giá thành cao, chất lượng chưa cao
Một hộ nuôi vài con bò, cũng phải mất một công chăm sóc, so với Úc, một hộ nuôi hàng nghìn con thì giá thành bò Úc rẻ hơn bò Việt ngay tại thị trường Việt như các báo mới đưa tin phân tích. Sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, gọi là nhờ “trời”, thu hoạch, được mùa đều là nhờ trời.
Chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa nổi trội, tính cạnh tranh chưa cao. Các báo đã phân tích, hành tím Sóc Trăng ế, không bán được, nhưng các siêu thị, nhà hàng Hà Nội, Sài Gòn vẫn nhập hàng trăm tấn hành Trung Quốc mỗi ngày, vì nông sản của ta không cạnh tranh được với họ. Thị trường có quy luật riêng của nó.
Do giống, do công cụ lạc hậu, do diện tích bé, sản xuất manh mún nên hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của ta như gạo, ngô, đỗ tương, lạc, sắn, các loại hoa quả, thực phẩm, bò, lợn, thịt cá đều giá cao hơn các nước trong khu vực và Trung Quốc, tính cạnh tranh thấp và nhiều loại bị thua ngay trên sân nhà. Bị sản phẩm ngoại tràn vào chiếm lĩnh nhiều thị phần nội địa.

Giá thành cao còn vì phải đóng quá nhiều các loại phí nông nghiệp, mới đây có chuyện nực cười là 1 con gà cõng 14 loại phí; 1 lít mật ong hàng chục loại phí vô lí; một hạt thóc cũng phải “cõng” tới hàng chục loại phí, nào là phí sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, quản lý trạm thủy lợi, trạm điện…

Nông sản đổ bỏ, người dân khóc ròng
Suốt mấy tháng qua nông dân kêu cứu và mọi người đều biết dưa hấu Quảng Nam đang khóc ròng; hành tím Sóc trăng đang kêu cứu; hành tây, khoai tây, củ dền đỏ Đà lạt rớt giá cũng đang khóc than; mía Cà Mau kêu cứu vì bị đốt bỏ; muối mặn Bạc Liêu khóc than vì 1 nghìn đồng/kg, một gánh muối mới bằng 1 bát phở; sữa bò xót xa bị đổ đi ngay cả khi người dân còn đói… và còn rất nhiều điều xót xa nữa đã và sẽ xảy ra với nông nghiệp Việt, vì cung cách làm ăn và quản lý này.

Cảnh người nông dân đứng giữa ruộng dưa khóc khiến không ít người dân cả nước cảm thấy xót xa. (Ảnh: vitalk)
Cảnh người nông dân đứng giữa ruộng dưa khóc khiến không ít người dân cả nước cảm thấy xót xa. (Ảnh: vitalk)
Hàng trăm tấn hành tồn kho chưa xuất qua Indonesia đang nằm tồn kho tại doanh nghiệp Đức Vinh. (Ảnh: danviet)
Hàng trăm tấn hành tồn kho chưa xuất qua Indonesia đang nằm tồn kho tại doanh nghiệp Đức Vinh. (Ảnh: danviet)
(Ảnh: tienphong)
(Ảnh: tienphong)

Có chuyện gì đang xảy ra vậy? Tình hình này sao giống như khủng hoảng thừa năm 1929 vậy? những sản phẩm của bao nhiêu công sức, một nắng hai sương của nông dân bỗng chốc phải đổ bỏ, nông dân khóc than và những tấm lòng vàng của người dân cả nước đã chung tay, chia sẻ khó khăn với bà con, đã tự phát tổ chức tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân là điều rất đáng trân trọng. Nhưng về lâu dài phải có căn cơ, vậy nguyên nhân tại đâu mà nên nỗi này?
10916muusinhtrenbairac

Tại khu vực nông thôn những trẻ em tuổi đời còn rất nhỏ cũng đã phải ra đồng phụ giúp bố mẹ. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Tại khu vực nông thôn những trẻ em tuổi đời còn rất nhỏ cũng đã phải ra đồng phụ giúp bố mẹ. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

Một là, tại vì vốn đầu tư thấp như đã nói trên, đây là nhân tố hàng đầu cho phát triển. Chỉ chú trọng ưu tiên công nghiệp, ưu tiên những công trình lớn vĩ đại, hoành tráng như những cây cầu dài nhất Đông Nam Á,tháp truyền hình cao nhất thế giới, làng văn hóa 10.000 nghìn tỷ, tượng đài kỷ niệm hàng trăm tỷ, ưu tiên xây trụ sở tỉnh thành phố to như cung điện…, còn nông nghiệp thì chủ yếu nhờ “trời”.

hanhchinhdanang
Với chiều cao 37 tầng, tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng đang giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Đà Nẵng. Khởi công tháng 11/2008. (Ảnh: vnexpress)
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước từng phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/9/2014 rằng: "Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!" (Ảnh: danang.gov)
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước từng phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/9/2014 rằng: “Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!” (Ảnh: danang.gov)

Hai làsản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không có tầm nhìn dài hạn, người nông dân thường bị lép vế, thua thiệt.
Ba là, giá thành sản phẩm nông nghiệp cao, trong khi chất lượng chưa đảm bảo, chưa cạnh tranh được với hàng ngoại ngay trên sân nhà.
Bốn là, hầu hết nông dân đều canh tác không theo chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp đưa ra những quy định trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn, được cấp giấy chứng nhận. Các hệ thống siêu thị trên toàn quốc căn cứ chứng nhận này để thu mua sản phẩm nông nghiệp. Nếu thiếu chứng nhận này các siêu thị không nhập hàng.
Năm là, chưa có liên kết sản xuất của ba nhà: nhà bán lẻ (chợ, siêu thị), nhà thu gom cung ứng (cơ sở thu mua, doanh nghiệp bao tiêu) và nhà nông. Nhà nông chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng đối với sản phẩm có số lượng lớn. Đừng sản xuất cái gì mà chúng ta có thể làm, mà hãy làm cái gì mà thị trường cần, đây là nguyên tắc tối thượng trong tiếp cận thị trường. Nhưng nhà nông tự phát nuôi trồng, khi đến vụ, không có người thu mua thì rớt giá, khóc ròng như hiện nay.
Sáu là, nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò của mình đối với ngành nông nghiệp trong hầu hết các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ theo đúng nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật chưa nghiêm đối với những trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho nông dân như trong câu chuyện đổ bỏ sữa bò và đốt cây mía vừa qua mà thông tin đã đưa “doanh nghiệp lật kèo, nông dân lãnh đủ”.
Vì thế sau 20 năm nông dân vẫn đói nghèo
Đại Kỷ Nguyên đã có nhiều bài phản ánh thực trạng đói nghèo của nông dân. Với nền nông nghiệp như vậy nên nông dân ta quá nghèo, với mức thu nhập bình quân 20 triệu đồng người/năm (số liệu tại hội nghị sơ kết về “tam nông” năm 2014).  Tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày. Nhưng đây là mức trung bình, còn đối với nông dân các dân tộc thiểu số vùng cao, miền trung, nông dân Khơ-me nam bộ thì còn thấp xa mức này, nơi đó đang sống dưới mức đói nghèo.

Mức thu nhập bình quân 20 triệu đồng người/năm. Tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày.

Thật là không thể tin nổi sau 20 năm gia nhập ASEN mà vẫn nghèo thế ? Làm sao có thể sống với thu nhập như vậy, nhưng đây là thực tế. Người nông dân vẫn phải trang trải tất cả các khoản chi phí gồm sinh hoạt, học hành, y tế… với mức giá thị trường đắt đỏ. Không có tiền cho con học thêm, không đủ nuôi con học đại học ở các thành phố lớn. Khi ốm đau, bệnh tật thì thu nhập 1 năm cũng không đủ tiền trang trải viện phí. Vì thu nhập thấp thì học hành cũng giảm đi, văn hóa thấp đi, tri thức ít đi, đây là cái vòng luẩn quẩn, đã nghèo lại càng nghèo của nông dân Việt Nam.

Trả em không được đến trường, phải đi làm cùng bố mẹ. (Ảnh: baomoi.com)
Trả em không được đến trường, phải đi làm cùng bố mẹ. (Ảnh: baomoi.com)

Thực tế là chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn rất thấp, do phải tiết giảm chi phí tối đa, thậm chí cắt giảm cả ăn, uống và học hành văn hóa, ngoại ngữ, tin học…Vì thế người lao động Việt Nam đang ngày càng bé nhỏ đi, tri thức cũng thấp, tin học, ngoại ngữ yếu, không đủ trình độ để tham gia cạnh tranh lao động khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm nay. Mặt khác thu nhập thấp thì sức mức chi tiêu thấp, làm cho cầu tiêu dùng ở nông thôn thấp, kinh tế không phát triển được, thế là đã nghèo thì lại càng nghèo. Cần phải có tư duy đột phá thì nông dân mới thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này.
Thành Tâm

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

AI NÓI ĐẢNG CƯỚP SẠCH NGHÈO ?(Đcsvn )LŨ TỶ PHÚ MỸ ,CHÂU ÂU NGHÈO ,DÂN NGU CU ĐEN VIỆT NGHÈO THÌ CÓ .ĐCS CỦA TAO GIÀU VÔ CÙNG GÌAU ĐÂY NÀY.