Sáng 26/4, hàng nghìn người tham gia lễ diễu binh tổng duyệt chào mừng ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Biến cố của cuộc chiến tranh xảy ra 40 năm trước đã đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền tại Việt Nam và một bộ phận người Việt phải đi di tản. Giới trẻ nghĩ gì về những hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 này.
Dự kiến, có khoảng 10.000 người sẽ tham dự lễ mít tinh kỷ niệm ngày 30/4 tại Sài Gòn trong tuần này. Trong buổi lễ tổng duyệt sáng chủ nhật ngày 26/4, người ta thấy từng đoàn quân diễu hành qua khu vực trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Một nhóm diễu hành còn tái hiện hình ảnh Bà Trưng cưỡi voi, trong đó, voi được làm bằng một giá sắt có bốn bánh xe. Một số người trên mạng xã hội Facebook đùa rằng việc thay voi thật bằng voi “dởm” là một sáng kiến rất tuyệt vời trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.
Những hoạt động rầm rộ chuẩn bị cho ngày 40 năm kỷ niệm chấm dứt chiến tranh đã gây xáo trộn đời sống của người dân thành phố do nhà tổ chức cấm xe lưu thông trong khu vực trung tâm. Blogger Mẹ Nấm cho biết:
"Mọi người đều cảm thấy mệt mỏi vì việc chặn đường để kỷ niệm lễ 30/4 làm ảnh hưởng và xáo trộn. Một anh bạn nhà văn của mình rất hiền, rất vui vẻ mà còn phải chửi thề khi đứng trong đám đông và chứng kiến một gia đình có con đi cấp cứu ở bệnh viện nhi đồng mà không thể băng qua dòng cấm xe để tới bệnh viện nhi đồng.
Cái việc chặn xe đặc biệt ở khu vực quận nhất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Cho nên hầu như mọi người, cả những người chưa bao giờ thấy bày tỏ thái độ về chính trị, cũng thấy rất phiền toái. Một số lại nói rất thẳng thắn rằng sao bọn họ không tự tổ chức lễ kỷ niệm với nhau lại làm ảnh hưởng tới đời sống người dân như thế."
Một gia đình có con đi cấp cứu ở bệnh viện nhi đồng mà không thể băng qua dòng cấm xe để tới bệnh viện nhi đồng. Cái việc chặn xe đặc biệt ở khu vực quận nhất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Cho nên hầu như mọi người, cả những người chưa bao giờ thấy bày tỏ thái độ về chính trị, cũng thấy rất phiền toái
Blogger Mẹ Nấm
“Tôi không kỷ niệm ngày 30/4”
Một bạn trẻ tên là Phan Long ở Tây Nguyên nói với chúng tôi qua Facebook, rằng những hoạt động trên là “lố bịch”.
Long cho rằng đó là ngày khởi đầu của việc niềm nam rơi vào tăm tối, vì sau đó theo bạn Long, mới thực khủng khiếp. Bạn lấy ví dụ chẳng hạn như việc chính quyền mới đánh tư sản mại bản, hay việc hàng trăm người Việt Nam buộc phải di tản, trở thành thuyền nhân, có người thì làm mồi cho cá mập.
Blogger Mẹ Nấm cũng gọi đây là một hoạt động kỷ niệm rầm rộn ở Sài Gòn là một “trò lố”.
"Những người biết suy nghĩ và tiếp nhận đủ thông tin, không ai coi đây là dịp ăn mừng hay coi đây là dịp chiến thắng hết. Vì dân tộc Việt Nam đã quá đủ đau khổ rồi và dân tộc này đang tụt hậu so với các nước ASEAN chứ không nói gì đến thế giới."
Trên mạng xã hội Facebook, một số các bạn trẻ đã thay đổi hình đại diện thành một hình ảnh có dòng chữ: Tôi không kỷ niệm ngày 30/4. Đi kèm theo đó là hình vẽ một chiếc xe tăng.
Blogger Mẹ Nấm cho biết ý tưởng này xuất phát từ một nhóm nhỏ trên Facebook và dần lan ra cộng đồng mạng:
"Bọn mình đọc và chứng kiến khá nhiều bài viết và lời kêu gọi về lễ kỷ niệm 30/4. Thực sự ở ngoài nó làm rất rầm rộ, treo cờ và giăng đèn ở khắp nơi, cũng như các chương trình nghỉ khá dài và cộng thêm các chương trình ca nhạc và lễ hội khá lớn trong dịp 30/4.
Một nhóm anh em nói rằng đã đến lúc mình có thái độ rằng tôi không muốn tổ chức lễ này, tôi không muốn ăn mừng lễ này. Mặc dù mình không là người nắm cái quyền chủ động kỷ niệm lễ chỉ có thể thể hiện bằng cách là tôi không kỷ niệm 30/4 theo cái cách mà những người lãnh đạo đang làm."
Bạn Phạm Nam Hưng, ở Sài Gòn, cho biết bạn cũng thay đổi hình đại diện theo nhóm bạn của mình. Hưng nói:
"Ngày trước em nằm trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hồi còn là sinh viên. Sau đó, em tìm hiểu lịch sử thì ngày này không đáng để kỷ niệm. Ngày 30/4 là ngày chúng ta đã mất một chế độ tự do, ngày đó đồng bào ta đổ máu và nhiều người phải đi tị nạn."
Năm nào, Việt Nam cũng kỷ niệm ngày 30/4, được gọi là ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Năm nay có lẽ được cho là năm kỷ niệm hoành tráng nhất và Sài Gòn là nơi ăn mừng rầm rộ nhất. Ở các thành phố khác, dù lễ kỷ niệm vẫn diễn ra nhưng không lớn như Sài Gòn.
Ngày trước em nằm trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hồi còn là sinh viên. Sau đó, em tìm hiểu lịch sử thì ngày này không đáng để kỷ niệm. Ngày 30/4 là ngày chúng ta đã mất một chế độ tự do, ngày đó đồng bào ta đổ máu và nhiều người phải đi tị nạnPhạm Nam Hưng
Trong dịp 30/4 này, chính phủ cho phép các cơ quan nhà nước nghỉ lễ dài 6 ngày. Đối với một bộ phận giới trẻ không quan tâm nhiều tới chính trị, đây chỉ là dịp lễ ăn chơi.
Thanh, 24 tuổi, làm việc cho một công ty về hình ảnh, cho biết thường thì dịp 30/4 là dịp cả công ty của bạn cùng nhau đi nghỉ. Năm nay, bạn cùng công ty đi biển ở thành phố Nam Định.
Thanh cũng chỉ nghe nói đến những hoạt động kỷ niệm ở Sài Gòn và cho rằng đây là một dịp quan trọng vì nó giúp thống nhất hai miền nam bắc.
Bạn Hải Long, ở Phú Yên, không tham gia phong trào thay đổi ảnh đại diện trên Facebook, tuy nhiên, cũng có chung quan điểm về việc không nên có kỷ niệm ngày 30/4.
Ở thành phố Phú Yên, bạn Hải Long cho biết, chính quyền đã kỷ niệm ngày theo bạn nói là ngày giải phóng vào hôm 1/4.
Bạn Long cho rằng hoạt động này quá tốn kém tiền thuế của người dân và không cần thiết. Hơn nữa, nó lại đi ngược lại với quan điểm của chính phủ về hoà hợp, hoà giải dân tộc. Long cho biết:
"Trên phương diện ngoại giao, người ta luôn nói rằng họ muốn hoà giải và kêu gọi kiều bào về nước về làm ăn, rồi với những người thuyền nhân xưa, chính quyền kêu gọi người ta quay về, quên đi chuyện cũ. Tuy nhiên, họ luôn luôn nói về chiến thắng thì không thể nào thực tâm muốn hoà giải được."
Theo kế hoạch, lễ mít tinh kỷ niệm ngày 30/4 sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét