Pages

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

CẮT LƯỠI BÒ CỦA TẦU.

Sự việc Bắc Kinh tuyên bố vùng Biển Đông nước ta trải dài xuống phía nam , nơi Indonesia có nhiều dàn khoan dầu , đã được Mao cùng Đảng Cộng Sản Tầu chánh thức công bố ý định chiếm toàn vùng biển đông thành vùng biển của Tầu ngay sau khi Mao trở thành chủ nhân của Hoa Lục từ sau năm 1949 dựa trên bản đồ được Tầu chánh thức phổ biến sau đó . Ý đồ chiếm Biển Đông của Tầu như thế mặc nhiên nhìn nhận rằng Mao cùng Đảng CS Tầu cũng coi Đông Nam Á là lãnh thổ của Tầu bất chấp chủ trương giải trừ chủ nghĩa thực dân được thế giới đi theo vào thời điểm đó . Chính ý đồ chiến lược này đã dẫn dắt đến chỗ Mao đứng sau việc hình thành , tổ chức và điều phối cuộc chiến tranh du kích trong vùng ,mà theo lý thuyết chiến tranh của Mao được gọi là chiến tranh nhân dân , hay chiến tranh giải phóng trong cuộc đấu trí tay ba giữa Liên Xô-Mỹ và Tầu Cộng Sản trong chiến tranh lạnh . Chính cuộc chiến tranh này đã để lại lắm nghịch lý đối với chính trị thế giới đương đại , nghiên cứu bao nhiêu cũng chẳng dứt , càng nghiên cứu cái ngọn của vấn đề càng gây bất đồng thêm vì ý đồ chiến lược thực của các phía liên quan chẳng bao giờ được bạch hóa ngọn nguồn .




Sự kiện Tầu Cộng mới đây tuyên bố vùng biển đó là vùng biển lưỡi bò lại để lộ ra trình độ của Tầu về mặt văn minh mà Tầu vốn rất hãnh diện về lịch sử của mình . Bò vốn là con vật sống trên đồng bằng chuyên ăn cỏ , bây giờ khi Tầu gọi cả vùng đó là lưỡi bò thì có nghĩa là cả Hoa Lục cũng như cả vùng mà tầu muốn xâm lăng trở thành một con bò . Thật là một sự sỷ nhục đối với văn minh Viễn Đông .

Nếu Tầu muốn lãnh đạo thế giới , việc này chẳng ai cản, một khi anh đủ trí tuệ , khoa học kỹ thuật , sức mạnh xã hội , kinh tế , chính sách ngoại giao khôn ngoan đủ sức làm gương sáng cho nhân loại thì nhân loại sẽ theo thôi , chả cần hù dọa ai , chả cần chiếm đóng bất cứ lãnh thổ nào . Tầu hoàn toàn không có bất cứ điều kiện tối thểu nào để lãnh đạo thế giới cả . Tầu trở thành đe dọa đối với an ninh toàn cầu .

THOÁNG NHÌN LỊCH SỬ .

Vào thế kỷ 18 , phương Tây bắt đầu xây dựng xã hội công nghiệp thì Tầu vẫn là xã hội nông nghiệp cổ ; khi phương tây xây dựng xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm vừa là động lực chính thúc đẩy xã hội tiến bộ trên con đường dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường tự do thì Tầu vẫn là xã hội dựa trên mô hình cổ tự coi vua chúa mới là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ , con người bị đàn áp dã man do các tập quán cổ xưa để lại . Nước Hán trở thành xã hội lỗi thời và lạc hậu nhưng vẫn muốn sống với hào quang xưa , thực ra cũng chẳng ra gì để đáng hãnh diện cả . Sự khốn cùng của xã hội Hán xuất phát từ đây .

Hán đến với chủ nghĩa Cộng Sản như một phương cách khôi phục niềm tự hào Hán . Chủ Nghĩa Cộng Sản lại cũng chỉ là một thứ sản phẩm tinh thần do các tu sỹ Dòng Tên Cổ tạo ra để gây áp lực với giới tư bản phải thay đổi cách sống với tầng lớp lao động nay chiếm đa số trong các xã hội Phương Tây . Phương tây thay đổi tận gốc rễ cách sống trong khi Nga lún sâu vào đàn áp nhân danh Chuyên Chính Vô Sản . Nga bị lùi lại đến gần thế kỷ so với phương Tây . Tầu xử dụng chủ nghĩa Cộng Sản như công cụ bành trướng xuống Phương Nam để chuẩn bị cho chiến lược xâm lăng các lân bang của tầu khi chiến tranh lạnh kết thúc . Cuộc chiến gần thế kỷ đó xã hội Tầu bị tàn phá nặng nề về mọi mặt . Chỉ thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa cũng như Bước Nhảy Vọt , Mao đã giết chết khoảng 60 triệu người Tầu , mọi giá trị cũ bị tàn phá sạch . Như vậy liệu chỉ trong vòng gần 30 năm Tầu có thể tự khôi phục để trở thành Siêu Cường được hay không ?

Siêu cường mà ta nói đến ở đây phải bao gồm hệ thống xã hội vững chắc đặt căn bản trên sự giải phóng con người đích thực , khoa học kỹ thuật phát triển , kinh tế tài chánh vững mạnh dựa trên nền kinh tế thị trường tự do, chính sách ngoại giao khôn ngoan , vốn được coi như tiêu chuẩn căn bản của xã hội Duy Lý Hiện Đại . Tầu không hề có bất cứ điều kiện tối thiểu nào, (xã hội bệnh hoạn , khoa học kỹ thuật chủ yếu đi ăn cắp , tài chánh do Mỹ cũng như Âu Châu ban phát cho mà có) như vậy chủ nghĩa bành trướng Tầu hiện nay thực chất chỉ là cố vớt vát lại một chút nào đó của chủ nghĩa thực dân cổ đã bị nhân loại tốn biết bao máu xương trong thế kỷ 20 để dẹp bỏ đi . Tầu đang trở thành căm địch của thế giới .

Tầu rất hãnh diện về mưu kế thâm sâu của mình , chuẩn bị thâu tóm thiên hạ bằng a / hàng hóa rẻ mạt do việc bắt dân chúng Tầu phải hy sinh lao động khổ sai nhằm cung cấp các phương tiện cho đám lãnh đạo Tầu đi xâm lăng thiên hạ .
b / bằng các kế sách ém người tại các nới có nhiều tài nguyên thiên nhiên hoặc vị trí chiến lược để chuẩn bị xâm lăng mềm các nới theo kế sách đã định
c / bằng cách xúi dục bạo loạn tại nhiều nơi để chuẩn bị chiến tranh du kích chống lại các quốc gia không thân hữu với Tầu .
Các kế sách ngoại giao kết hợp với áp lực quân sự cũng như tài chánh viện trợ đều chỉ nhằm phục vụ cho các mục tiêu nêu trên mà thôi .

Kế sách của Tầu tưởng thâm sâu nhưng chẳng qua mặt được ai . Cứ xem sau khi Mao chết , Mỹ đâu có ủng hộ cho Hoa Quốc phong cũng như Triệu Tử Dương nắm quyền lãnh đạo nước Tầu sau Mao . Đặng Tiểu Bình được Mỹ cũng như Âu Châu dành cho sự hỗ trợ đúng như cam kết theo Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 .Chính yếu là :”không thể cải tổ nước Tầu cổ hủ bị tàn phá nặng nề ấy để đi ngay vào con đường Dân Chủ , chừng nào chưa thực hiện được một kiểu kinh tế thị trường tại tầu thông qua việc xây dựng giới trung lưu tại Hoa Lục ” . Như thế tất cả những gì mà Tầu có ngày hôm nay đều do Mỹ cũng như Tây Âu cung cấp cho Tầu . Bắc kinh lấy gì để lớn lối đối với thế giới ?

Kế của mấy ông Mỹ này cũng dữ lắm , Tầu muốn bành trướng , cứ cho bành trướng . Tầu muốn xâm lăng cứ cho Xâm lăng . Tầu muốn ăn cắp kỹ thuật , cứ cho ăn cắp kỹ thuật . Quá nhiều bài học lịch sử đã được lập đi lập lại trong thế kỷ 20 , thế mà Tầu cứ chủ quan cho rằng Tầu cực kỳ thâm sâu . Kể cũng lạ đối với đám con cháu Hán Tộc ngu muội này . Xin kể vài trường hợp điển hình : Đức , Nhật , Nga muốn bành trướng . Quyền lực Toàn Cầu cứ dụ cho bành trướng để khởi chiến để rồi phải chấp nhận trật tự thế giới . Những gì Tầu tin vào kế sách cực kỳ thâm sâu đã được dàn dựng trong hơn 60 năm qua, thực tế có gì lạ đâu .

Thời Ông Bill Clinton , Tầu cả tin rằng Mỹ trúng kế Tầu trong đường dài . Thời Ông Bush Tầu bắt đầu nghi hoặc vào cuối thời Ông Bush , để đi đến chỗ đối đầu trong nhiệm kỳ của Ông Obama hiện nay .

KIỂM ĐIỂM LẠI CÁC DÀN DỰNG .

Nhìn bề ngoài Mỹ cứ làm y như rằng chẳng biết gì về kế sách bành trướng của Tầu . Các nhà ngoại giao cũng như kinh tế Mỹ và thế giới cứ nói mãi về việc kinh tế Tầu quá nóng . Từ ngứ quá nóng về phương diện kinh tế bao hàm ý nghĩa là : “ Tầu sản xuất quá nhiều để thao túng thị trường , sẽ gây khủng hoảng kinh tế thế giới ” . Các nhà ngoại giao Mỹ chỉ nói đến việc thuyết phục Tầu tăng giá đồng Yuan cho phù hợp với kinh tế Tầu cũng như mở cửa thị trường cho hàng hóa thế giới vào Tầu làm ăn một cách công bằng . Tầu một mực cự tuyệt theo cách giữ độc quyền thị trường nội địa Tầu , trong khi vẫn khai thác lợi thế thương mại đối với thế giới , với hy vọng rằng Tầu có thể huy động sức mạnh kinh tế kỹ thuật của các nhóm Hoa Kiều hải ngoại (nước Tầu hải ngoại) cùng với sức mạnh của Tầu Lục Địa để sản xuất những sản phẩm chiến lược kỹ thuật cao để lấp đầy khoảng trống kỹ thuật với Mỹ cũng như Phương Tây . Mỹ cứ tương kế tựu kế dành cho các nhóm hoa kiều ấy cơ hội múa may cũng như ăn cắp kỹ thuật Mỹ . Việc này cũng chẳng lạ gì , Liên Xô trước đây cũng đã làm y hệt như vậy .

Kịch bản về các dàn dựng này nhiều vô số kể trong hơn 16 năm qua , được kể như kế sách : “ nuôi địch để diệt địch vậy ” . Số dự trữ ngoại tệ vài ngàn tỷ dollar nào có nghĩa gì đâu so với kinh tế Mỹ cũng như sức mạnh tài chánh khổng lồ của họ vốn được giữ rất bí mật người ngoài chẳng thể biết được ngọn nguồn . Sau khi thuyết phục không đem lại kết quả . Mỹ cho nổ coup khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008 dưới thời Ông Bush , chủ yếu cũng chỉ mới cảnh báo Tầu mà thôi . Tầu vẫn một mực không chịu thay đổi , thế giới chuẩn bị cho nổ coup khủng hoảng tài chánh hiệp hai nặng hơn lần một rất nhiều , song song với việc kết hợp với chiến tranh vũ trang . Sự hùng hổ của Tầu hiện nay không lạ đối với các diễn biến như vậy .

KHỦNG HOẢNH TÀI CHÁNH HIỆP HAI .

Một khi khủng hoảng do lạm phát (Inflation) thì việc đó dễ giải quyết về phương diện chuyên môn . Khi số tiền lưu hành quá lớn so với số hàng hóa , để tái tạo sự quân bình thìcác nhà hoạch định chính sách chỉ cần khuyến khích sản xuất trong khi thu khối tiền lưu hành về kho dự trữ là xong . Kinh tế thế giới trong điều kiện hiện nay không thể sảy ra lạm phát trên quy mô toàn cầu được vì các số liệu thống kê cũng như các tổ chức canh chừng nền kinh tế chính yếu trên thế giới hoạt động rất hiệu quả . Sảy ra tại một vài nền kinh tế đang phát triển chủ yếu do bất ổn chính trị vì các tranh chấp chủng tộc hoặc chiến tranh không đủ sức gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu được . Các nước như Nam Hàn , hay Thái Lan bị lục soát năm 1997 vì họ cố dấu tiền hoặc cố tình hành động sai nên có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn . Do thế các nền kinh tế ấy bị lục soát là vậy .

Khủng hoảng do giảm phát (Deflation) phức tạp hơn nhiều , luôn xuất phát từ một số nền kinh tế nào đó cố tình sản xuất quá nhiều nhưng không chịu mở cửa thị trường để kinh tế thế giới trở lại điều kiện quân bình . Trường hợp này chính là Tầu , do thế các cuộc khủng hoảng tài chánh đã và sẽ diễn biến sắp tới đây đều do Tầu gây ra cả . Thế giới cũng biết rõ ý đồ này của Tầu từ lâu rồi nên cứ tương kế tựu kế đẩy thế giới vào khủng hoảng toàn diện để giải quyết một lần cho xong việc . Các kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng do giảm phát gây ra luôn tác động đến toàn cầu , xuất phát từ tham vọng bành trướng về chính trị cũng như kinh tế của một vài quốc gia nào đó , nên việc giải quyết luôn luôn bằng và thông qua giải pháp quân sự . Tức là chiến tranh , đó chính là quan điểm căn bản mà tôi vẫn trình bày trên Diễn Đàn trong thời gian hơn 10 năm qua .

Khủng hoảng đợt hai đang đến rất gần do tình trạng nợ nần thuộc cả khu vực tư cũng như công tại hầu hết các quốc gia Âu Châu kể cả Mỹ , đến nỗi ta có thể coi như kinh tế các nước ấy là nền kinh tế hoạt động dựa trên nợ . Nợ quá nhiều thì phải cắt chi tiêu thuộc cả hai khu vực công cũng như tư . Chủ trương này nay trở thành hướng đi chính đối với các chính quyền Âu Mỹ . Điều đó có nghĩa là phải giảm nhập hàng hóa do Tầu sản xuất bằng cách đánh thuế nhập khẩu hoặc thuế quan để bù vào chỗ thiếu hụt ngân sách cũng như kìm hãm đà tiêu thụ trong dân chúng .

Cuộc đối thoại kinh tế Mỹ với Tầu do bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton cùng ông Bộ Trưởng Tài Chánh Tim Geithner vào tháng tư đã không đem lại kết quả gì . Tầu quyết không nhượng bộ . Bộ Ngân Khố Mỹ bắt buộc phải soạn thảo phúc trình gởi Quốc Hội về vấn đề thương mại với Tầu , tại Thượng Viện nhiều Thượng Nghị Sỹ lên tiếng đòi trừng phạt kinh tế đối với chủ trương bán phá giá của Tầu . Tim Geithner mới đây đã phát biểu : Mỹ hết kiên nhẫn đối với chính sách tiền tệ của Tầu , Ông cũng phát biểu trước Ủy Ban thuộc thượng Viện được Reuter trích dẫn là : Mỹ sẽ sớm đi đến quyết định trừng phạt Tầu về hàng hóa bán phá giá của Tầu , Ông cũng nói nếu Tầu không hành động thì Quốc Hội Mỹ sẽ hành động ” . Thượng Nghị Sỹ Charles Schumer nói : Ông sẽ thúc đẩy lệnh trừng phạt Tầu về thuế quan .

Mới hôm qua đây June-18 , phát biểu trong chương trình do Jim Lehrer thuộc đài PBS phụ trách , vị Giám Đốc Viện Nghiên Cứu chính sách kinh tế nói đại ý : “ TT Obama gởi văn thư đến cho ban trù bị hội nghị G20 nêu vấn đề cần thực thi việc tái cân bằng kinh tế thế giới ” . Tái cân bằng kinh tế thế giới thực tế ám chỉ việc Tầu đã gây cho kinh tế thế giới trở nên bất quân bình khi sản xuất quá nhiều mà không chịu mở cửa thị trường , coi xuất khẩu hàng rẻ mạt là vũ khí tấn công về kinh tế . Trong suốt cuộc đàm luận dài khoảng 10 phút , vị này luôn nhắc đến chữ China rất nhiều lần liên quan đến đồng Yuan, thặng dư thương mại với câu kết luận nói chung là : Tầu là yếu tố gây bất ổn cho kinh tế thế giới hiện nay . Tóm lại lần đầu tiên một giới chức Mỹ (dù là thuộc khu vực tư nhưng phát biểu trên PBS) đã chánh thức kết án Tầu nặng nề đến như vậy .

Trừng phạt về thuế quan chưa phải là giải quyết được vấn đề bán phá giá của Tầu khi Tầu tự coi đó là sách lược sinh tử của mình . Đánh Tầu bằng khủng hoảng kinh tế mới là đòn tối hậu . Ngân hàng Phát Triển Á Châu đã lên tiếng cảnh báo các nước Á Châu về ảnh hưởng đối với cuộc suy thoái kinh tế xuất phát từ Âu Châu sẽ tác động mạnh lên các nền kinh tế Á Châu vốn là các nước được hưởng lợi do toa rập với lối làm ăn kiểu Tầu . Hôm nay 13 tháng 6 tỷ phú George Soros phát biểu trong phiên họp hôm thứ năm tại Vienna là : “ Chúng ta chỉ mới bước vào hồi thứ hai của khủng hoảng toàn cầu . Sự sụp đổ của hệ thống tài chánh như chúng ta biết là thật và khủng hoảng đã đi xa khỏi sự hồi phục , vì vậy chúng ta chỉ mới bước vào hồi hai của tuồng kịch mà thôi .”

Khủng hoảng sẽ mở rộng trong vài ba tháng tới là điều ta cần dự kiến .Hiện không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ thế giới có thể tránh được việc đó . Vì Tầu quyết không chịu nhượng bộ . Nhượng bộ cũng chết , không nhượng bộ cũng chết . Tầu quyết hành động theo cách của mình . Tây Ban Nha nay trở thành điểm nóng thật sự . Các giới chức tài chánh Âu Châu tìm đến giới tài chánh tại Bavaria để cầu cứu , nhưng vô ích (xin ghi nhớ Bavaria chính là cái nôi của Hội Kín) . TT Nga Dmitry Medvedev tuyên bố trong hội thảo kinh tế hàng năm tại St Peterburg là nước Nga sẽ đóng góp nỗ lực nhằm xây dựng trật tự kinh tế mới , đầu tư tại Nga trong lâu dài sẽ không bị đánh thuế trên lợi tức (capital gain) . Nước Nga quả đang ý thức thức được vai trò của mình trong suốt gần 5 thế kỷ bị vây hãm trên thảo nguyên .

Le van Xương ( Còn tiêp ...)
(nguon : ChinhNghiaViet)

Tigon

Không có nhận xét nào: