Pages

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Ngọn đuốc Mohamed Bouazizi – Khi người dân không còn sợ hãi



Vào ngày chôn Mohamed Bouazizi, khi quan tài vừa được mang ra khỏi xe thì hàng ngàn quả đấm đánh vào không trung và hét to “Vĩnh biệt Mohamed”, “Chúng tôi sẽ trả thù cho bạn!”. Từ đó, các cuộc biểu tình tự phát tràn lan cả nước và 3 thanh niên khác đã tự sát theo gương Mohamed Bouazizi…
Bạo loạn của Tunisia dẫn tới sự ra đi của lãnh đạo cao cấp bắt nguồn từ các vấn đề kinh tế và xã hội trầm trọng.


Sau gần một tháng khủng hoảng với hàng loạt cuộc biểu tình kết thúc trong bạo động khiến hàng chục người chết, khuya 14.1, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali phải tháo chạy khỏi Tunisia. Hôm qua, Tòa án Hiến pháp bổ nhiệm Chủ tịch nghị viện Fouad Mebazaa làm tổng thống lâm thời cho đến khi kỳ bầu cử mới dự tính được tổ chức trong vòng 60 ngày tới. Truyền thông thế giới gọi sự kiện này là Cách mạng Hoa nhài (Jasmine Revolution)

Ngọn đuốc Mohamed Bouazizi – Khi người dân không còn sợ hãi

“Ben Ali cút đi”, “đả đảo độc tài” vv… những khẩu hiệu được viết lên tường tại Tunisia. Với những khẩu hiệu như thế tại Tunisia người viết sẽ bị bắt bớ, giam cầm và có thể bị thủ tiêu… Những khẩu hiệu ấy không những chỉ viết lên tường mà thanh niên và dân chúng đã hô to khi xuống đường chống chính phủ độc tài Ben Ali đã gây ra nạn thất nghiệp cao, tham nhũng tràn nan và đàn áp quyền làm người tại Tunisia. Thành phần tham gia các cuộc biểu tình trên toàn lãnh thổ Tunisia ngoài sinh viên, học sinh, luật sư, ký giả, các nhà dân chủ còn có công đoàn thân chính phủ. “Chúng ta không mãi là cái loa tuyên truyền của chính phủ nữa, mà phải lấy lại quyền tự do của chúng ta”, một cựu lãnh đạo công đoàn các nhà báo đã kêu gọi đồng nghiệp như thế.

Thất nghiệp và thiếu việc làm lâu năm trong nhiều tầng lớp dân, đặc biệt làm thanh niên bất bình và dẫn tới bạo loạn.
Làn sóng biểu tình tại Tunisia xuất phát sau cuộc tự thiêu của Mohamed Bouazizi, một chàng thanh niên 26 tuổi, thất nghiệp tuy có mảnh bằng tốt nghiệp đại học, sinh sống tại thành phố Sidi Bouzid, cách thủ đô Tunis 250 km về phía nam. Mohamed Bouazizi kiếm sống bằng cách buôn bán rau, hoa quả, nhưng nhiều anh bị cảnh sát hành hung và tịch thu hàng bán vì không có thẻ môn bài. Ngày 18.12.2010 anh đã ra trước toà thị chính thành phố Sidi Bouzid tưới xăng vào mình và tự thiêu. Anh hét to khi ngọn lửa bốc cháy trên mình: “Kết thúc nghèo đói, kết thúc thất nghiệp!“.

Vào ngày chôn Mohamed Bouazizi, khi quan tài vừa được mang ra khỏi xe thì hàng ngàn quả đấm đánh vào không trung và hét to “Vĩnh biệt Mohamed”, “Chúng tôi sẽ trả thù cho bạn!”. Từ đó, các cuộc biểu tình tự phát tràn lan cả nước và 3 thanh niên khác đã tự sát theo gương Mohamed Bouazizi. Một học sinh cho biết, như một nồi áp suất tung lên không khí bởi vì nó đã chịu quá nhiều áp lực.


Người dân đốt một chiếc mũ cảnh sát trong cuộc bạo động kéo dài nhiều tuần lễ.

Làn sóng biểu tình đã lan tới thủ đô Tunis hôm thứ ba 11.01.. Bộ trưởng nội vụ bị ép từ chức,

TT Ben Ali đưa quân đội về phòng thủ thủ đô và ban lệnh giới nghiêm cấm dân chúng không được ra đường từ 20 giờ tối đến 6 giờ sáng nhưng nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiến hành và ngay ở giữa thủ đô Tunis ban ngày cũng như ban đêm. „Chúng tôi không còn sợ hãi nữa!“ một thanh niên nói với phóng viên. Tuy một số tướng lãnh từ chối việc ra lệnh cho binh lính bắn vào dân, lực lượng an ninh thân cận TT Ben Ali đã đàn áp gây tổn thương rất nhiều người và có ít nhất 13 người chết trong ngày thứ tư 12.01. và thứ năm 13.01, sau khi lệnh giới nghiêm được ban hành. Công đoàn Tunisia cho biết số người bị tử vong đã lên tới 80 người. Các tổ chức nhân quyền đưa danh sách 66 người chết bởi do sự đàn áp của lực lượng cảnh sát, an ninh Tunisia.

Tổng Thống nước Tunisia là Ben Ali, 74 tuổi. Một người chỉ với 28 tuổi đã là sĩ quan trưởng về tình báo quân sự Tunisia. Năm 1978 ông đứng đầu cơ quan kiểm soát an ninh quốc gia. Năm 1986 ông trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ Tướng chính phủ vào năm 1987. Sau một cuộc đảo chính không đổ máu, ông đã tự phong làm tổng thống. Là một chuyên gia về an ninh và tình báo, Ben Ali đã xây dựng Tunisia thành một „quốc gia cảnh sát“ với mật vụ, cảnh sát kiểm soát đời sống của người dân. Các nhà đối lập „khó chịu“, các nhà báo quan trọng và các người hoạt động nhân quyền đều bị cầm tù hay lưu đày.Thế hệ trẻ tuy được đào tạo, có nghề nghiệp tốt nhưng vẫn không có tương lai, nếu không được hậu thuẫn của thân nhân Tổng thống Ben Ali, những người có quyền lực ảnh hưởng đến mọi sự việc tại Tunisia.


Khi người dân không còn sợ hãi

Một nghiên cứu do Global Financial Integrity (GFI) tài trợ đã tiết lộ rằng một nguồn vốn bất hợp pháp với số lượng đến gần 18 tỷ USD được đem ra khỏi Tunisia.

WikiLeaks phổ biến một điện thư về Tunisia do Đại sứ Mỹ tại Tunisia, Gordon Gray viết với nội dung sau: “Tổng thống Ben Ali đã quá già, chế độ của ông cứng nhắc và ông không có người kế nhiệm. Nhiều người Tunisia bất mãn vì những không có quyền tự do về chính trị và họ căm phẫn gia đình của tổng thống, căm phẫn vì nạn tham nhũng tràn lan, thất nghiệp cao và sự chênh lệch giữa các khu vực [...] Tunisia là một nhà nước cảnh sát không tôn trọng tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do lập hội và vi phạm nghiêm trọng nhân quyền..”

Cuộc đấu tranh quyết liệt của người dân Tunisia ép TT Ben Ali từ chức vào chiều thứ sáu 14.01.2011. Ông và gia đình được Saudi Arabia nhận cho trú ngụ. Trước đó chính phủ Pháp từ chối nhận TT Ben Ali và gia đình. Người kế vị tạm thời là cựu chủ tịch quốc hội Foued Mbazaa (77 tuổi). Ông hứa sẽ tôn trọng nhân quyền và dân chủ.

Hai sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên: Ngọn đuốc Mohamed Bouazizi 2010 – Ngọn đuốc Thích Quảng Đức 1963



Sưu tầm Internet

govn.wordpress.com

Không có nhận xét nào: