Pages

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Việt Nam phải có tự do báo chí


Việt Nam phải có tự do báo chí. Nhờ báo chí mà chính quyền mới biết được nguyện vọng và nhu cầu của dân chúng trong nước, nhờ báo chí mà chính quyền biết được mọi việc xảy ra một cách trung thực để có cách ửng xử thích hợp và lãnh đạo đất nước một cách tốt hơn. Nhờ có báo chí mà những việc làm bê bối được phanh phui, điển hình như vụ tham nhũng PMU 18 ở bộ Giao thông vận tải, vụ Vinashin con tàu“ sắt vụn”… Tuy nhiên cái chính quyền độc tài đảng trị như CSVN lại ra tay đàn áp báo chí một cách thô bạo ngay cả cấm báo chí tư nhân không được quyền xuất bản. Nói về tự do báo chí thì chính cựu đại tá QĐND Phạm quế Dương là một nhân chứng so sánh quyền tự do báo chí dưới thời nô lệ ngoại bang và thời XHCN của đảng CSVN như sau:

“ Sự thật thì vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN vẫn còn bị ngăn cấm. Song dưới thời thống trị của thực dân Pháp, ở nước ta đã có thời kỳ tự do báo chí. Báo của đảng CSVN lúc đó gọi là đảng Cộng sản Đông Dương ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ đều đã từng xuất hiện…” ( Đàn chim Việt online ngày 29-10-2010 )

Thủ tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng là người cấm đoán báo chí và hăm he trừng phạt nặng những người làm báo, những nhà báo không tuân lệnh của đảng và nhà nước mà nói lên những điều nhạy cảm. Ở các nước văn minh tiền tiến thì người ta nhờ có báo chí giúp chính quyền hiểu được nguyện vọng của nhân dân, biết được những sai trái, lỗi lầm mà sửa sai để làm cho tốt hơn và đồng thời giúp cho người dân mở mang được dân trí. Còn ở cái xứ XHCN độc tài thì luôn ngăn cấm báo chí vạch trần những ung nhọt xấu xa của họ:

“ Ông Nguyễn tấn Dũng, viết trong một chỉ thị ngày 29-11, rằng Bộ Văn hóa- Thông tin và các cơ quan liên quan phải kiểm tra,“ kiên quyết đình chỉ các cơ quan báo chí không chấp hành đúng pháp luật, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích.”

“ Chỉ thị 37 nói:“ Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước”…

“ Hồi tháng Mười năm nay, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới( RSF) đặt Việt Nam vào vị trí 155 trên 168 trong Bảng xếp hạng hàng năm vể tự do báo chí tại các nước trên thế giới 2006”. ( BBC online ngày 12-1-2006 )

Nhận định về cái chỉ thị 37 của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng thì nữ luật sư Lê thị Công Nhân nói như sau:

“ Trước mặt tôi là Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 hiện đang có hiệu lực. Có thể nói ngắn gọn một câu thôi là chỉ thị 37 này là thể hiện sự độc tài tuyệt đối của đảng CSVN trên hệ thống bộ máy của nhà nước Việt Nam hiện nay…Là một luật sư, tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37/TTg ngày 29-1-2006 là hoàn toàn vi hiến…Tôi nghĩ rằng chỉ thị 37 này là một bất công rất lớn đối với báo giới Việt Nam”. ( Đối Thoại online ngày 27-3-2008 )

Chỉ thị 37 ác ôn của thủ tướng Dũng được ông Trương tấn Sang, một ủy viên BCT đang được đảng CSVN “ đặt” vào vị trí chủ tịch nước thay Nguyễn minh Triết lại bồi thêm:

“ Đảng, nhà nước đánh giá cao những công lao đóng góp quan trọng của báo chí trong các thời kỳ cách mạng trước đây và trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua”

“ Nhưng ông cảnh báo một số cơ quan báo chí” có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trtị, tư tưởng của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu nhạy bén chính trị”…

“ Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí để tờ báo mình vi phạm chủ trương, đường lối của đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước…” ( BBC online ngày 10-1-2007 )

Tiếp theo bản đồng ca“ kiểm soát báo chí” là ông Lê doãn Hợp, bộ trưởng Thông tin-Truyền thông phán một câu xanh dờn:

“ Lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh. Báo chí bị các điều hành làm cho mất tự do. Chúng ta có hoàn toàn tự do NẾU ĐI ĐÚNG LỀ ĐƯỜNG BÊN PHẢI. Tôi cố gắng để cho báo chí có một lề đường đó, để các nhà báo đi vào lề đường nhưng đi rộng hơn, thông thoáng hơn”. ( VNExpress online ngày 6-8-2007 )

Để nói lên cái quan niệm của mình khi được hỏi về vấn đề tự do báo chí, giáo sư Ngô bảo Châu viết trong blog của mình như sau:

“ Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần nầy cứ thắc mắc về chuyện NBC( Ngô bảo Châu) là lề phải hay lề trái.

“ Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. ( BBC online ngày 21-8-2010 )

Qua lời tuyên bố vàng ngọc của ông Doãn Hợp, ông Bùi chí Vinh, một trong những sáng lập viên tờ Tuổi Trẻ đã trả lời phỏng vấn của Pv Mặc Lâm đài RFA như sau:

“ Bởi vì chế độ này là chế độ độc đảng chính quyền cai trị nên báo chí chỉ là một công cụ tuyên truyền của chế độ mà thôi vì vậy sự thay đổi nhân sự báo Tuổi Trẻ chỉ là thay đổi công chức, không hy vọng gì kéo theo thay đổi cơ chế chính trị hay mở cửa như phương Tây nhìn nhận…

“ Cái phát biểu vừa rồi của ổng(*ông Hợp) chẳng khác gì một ông chủ nói chuyện với đày tớ, tức là cầm tay chỉ việc phải làm như thế nào”. ( RFA online ngày 26-9-2007 )

Nhà báo tự do Văn Lang nói lên nhận định của mình qua bài tường thuật của Pv Thiện Giao trên đài RFA:

“ Báo chí tự do thì phải ở thể chế tự do. Do đó ở Việt Nam báo chí nằm trong một cái khung không thể ra được. Về mặt cơ chế, ở nước ngoài, các vị trí trong ban biên tập, như chủ nhiệm, chủ bút đều thuộc tư nhân, họ làm đúng theo luật, và không ai xen vào được.

“ Tại Việt Nam thì tất cả đều do nhà nước quản lý, Tổng biên tập do nhà nước chỉ định, nên nếu anh làm trái ý“ ông chủ” thì“ ông chủ” có quyền cắt, chuyển anh qua công tác khác. Do đó các tổng biên tập làm việc như có lưỡi dao bên trên, họ phải làm có mức độ, nếu ai qua khỏi mức độ thì mất việc. Tại Việt Nam, các tổng biên tập mất chức liên tục”. ( RFA online ngày 14-2-2008 )

Vấn đề Tự do Báo chí cửa nước CHXHCNVN trong năm 2007 không được sáng sủa qua sự nhận định của tổ chức Freedom House có trụ sở tại Mỹ như sau:

“ Freedom house nhận định với việc đàn áp những người cầm bút bất đồng chính kiến, Việt Nam đã đảo ngược những cải thiện về tự do báo chí mà nước này đạt được năm 2006.

“ Tổ chức này nhận định cộng đồng ủng hộ dân chủ còn non trẻ trên mạng tại Việt Nam bị chính phủ nhắm làm mục tiêu đàn áp – với sáu nhà hoạt động trên mạng bị bắt trong vòng một tuần vào tháng Năm năm 2007”. ( BBC online ngày 30-4-2008 )

Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định tước thẻ nhà báo đối với bảy người đang làm việc tại bốn tờ báo khác nhau:

“ Quyết định do thứ trưởng Đỗ quý Doãn ký ngày 1-8-2008. Gây chú ý nhiều nhất là các trường hợp liên quan tới ban biên tập của hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Tại báo Thanh Niên, những người bị tước thẻ nhà báo gồm ông Nguyễn quốc Phong, phó tổng biên tập, và ông Huỳnh kim Sánh, tổng thư ký tòa soạn. Báo Tuổi trẻ chứng kiến sự ra đi của ông Bùi Thanh, phó tổng biên tập, và ông Dương đức Đà Trang, trưởng văn phòng đại diện tại Hà nội”. ( BBc online ngày 1-8-2008 )

Không chỉ những báo chí có lề đường đi riêng mà tất cả các phương tiện truyền thông đều phải vô “ lề phải” cả:

“Ông bộ trưởng thừa nhận việc internet và blog bắt đầu được phổ cập ở trong nước là“ vấn đề mang tính quy luật” vì theo ông, “ khi đổi mới và hội nhập, cái gì thế giới có thì ta cũng sẽ có…

“ Theo ông Lê doãn Hợp, các quy định chế tài để quản lý internet và blog có thể sẽ được đưa vào thành một chương trong luật Dân sự”. ( BBC online ngày

6-8-2008 )

Mời quý vị nghe một đoạn trả lời phỏng vấn của báo chí ở Luân đôn khi thủ tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng với cái lưỡi gổ chẳng biết ngượn mòm:

“ Việt Nam chúng tôi có luật báo chí. Chúng tôi chỉ yêu cầu báo chí thực hiện đúng luật báo chí của Việt Nam. Có thể nói ở Việt Nam có tự do báo chí rất tốt. Chúng tôi chỉ yêu cầu tất cả báo chí làm theo đúng kuật pháp mà nhà…đã…. hiện hành ở Việt Nam. Không phải là nhiều nước có luật báo chí. Luật báo chí của Việt Nam là một cái luật báo chí rất cởi mở. Nhiều nhà lãnh đạo của các nước gặp tôi nói rằng là Việt Nam có luật báo chí có thể nói rất là thông thoáng mà ngay nước họ cũng không có”. (?) ( RFA online ngày 18-8-2008 )

Ông Dũng ơi là ông Dũng ơi. Thời buổi này ông đại diện cả nước Việt Nam mà ra ngoài ông nói dóc coi trời không bằng hột tiêu. Ông nói kiểu mà ông tướng Trần Độ ngày trước bảo rằng “ nói lấy được”. Tôi nghĩ ông nên về chui đầu vô lu mà nói dóc cho đả chớ ra nước ngoài mà nói kiểu này thì thật là nhục!

Đây, ông Dũng hãy nghe quốc tế họ nói về cái tự do báo chí của ông đây, đừng tuyên khoác lác nữa ông ơi :

“ Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng tự do báo chí do tổ chức Phóng viên không Biên giới đưa ra, trong khi chính phủ nước này tái khẳng định khuyến khích báo chí chống tham nhũng. Việt Nam đứng thứ 168 trong tổng số 173 nước được xếp hạng mà đứng đầu là Iceland và cuối là Eritrea”.

( BBC online ngày 22-10-2008 )

Ngày nay với kỷ thuật tối tân và những phuơng tiện hiện đại thì việc truyền bá quyền tự do ngôn luận được phổ biến rộng rãi qua các phương tiện truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet, blog cá nhân, facebook và cả điện thoại cầm tay…Những phương tiện này giúp cho các nước có tự do ngôn luận có điều kiện phát triển mạnh hơn, ngược lại ở các nước độc tài thì lại lấy làm khó chịu mà tìm đủ mọi cách để đàn áp, tận diệt. Nguyễn tấn Dũng khoe khoan khoác lác thì tên trung tướng công an Vũ hải Triều khoe còn độc hơn nữa:

“Mới đây trong Hội nghị Báo chí toàn quốc, trung tướng công an Vũ hải Triều đã khoe“ đã phá sập 300 trang mạng và blog”.

“ Vũ hải Triều, mà ngôn ngữ vỉa hè Hà Nội gọi là“ Triều Bạc”, là Tổng cục phó Tổng cục An ninh, bộ Công an. Dù hàng trăm nhà báo có mặt tại Hội nghị, nhưng không báo nào đưa tin về việc này”. ( Đàn chim Việt online ngày 14-5-2010 )

Ở Việt Nam XHCN có trên 700 tờ báo và các phương tiện truyền thanh, truyền hình quốc doanh đi theo“ lề phải” nên có một bản kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây nguyên do những nhà cách mạng lão thành trí thức, chuyên gia, ngay cả bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình đồng kiến nghị nhưng tất cả báo chí trong nước đều im lặng không dám đưa tin. Luật sư Lê hiếu Đằng cựu phó chủ tịch MTTQVN TP HCM trả lời đài BBC nói về việc này như sau:

“ Vì tôi biết là báo chí công khai trong tình trạng này không dám đăng…Một điều hết sức vô lý là một bản kiến nghị công khai gửi Quốc hội vậy mà báo chí Việt Nam lại không dám đăng. Báo chí công khai như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động…tức là tất cả báo chí Việt Nam đều không đăng. Chỉ có VietnamNet có đăng thoáng qua. Có thể có hai khả năng là cơ quan nào đó, hay cá nhân nào đó cấm không cho đăng.

“ Mà nếu điều này là có, thì đó là vi phạm một quyền gọi là quyền được thông tin của dân đã được luật pháp quy định và bảo hộ. Còn khả năng thứ hai là nếu không có ai cấm mà báo chí Việt Nam không đăng, có nghĩa là báo chí Việt Nam sợ, tự kiểm duyệt”. ( BBC online ngày 15-11-2010 )

Dưới đây là tâm sự của nhà báo Nguyễn trung Dân, nguyên phó Tổng biên tập báo Du Lịch, tờ báo đã bị bộ Thông tin-Tuyên truyền đình bản vì trong số Xuân đã đăng một số bài có nội dung“ nhạy cảm” đề cập tới chủ đề lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông Trung nói:

“ Cái khó nhất của người làm báo ở Việt Nam là phải giữ được thăng bằng, như người làm xiếc đi trên dây phải làm sao không bị té.

“ Phải giữ thăng bằng một bên là người dân, người đọc, một bên là chính quyền, nhà nước. Ở dưới chân mình, nếu bị rớt là hố thẩm”. ( BBC online ngày 21-6-2010 ) – ( 21-6 là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam)

Gần đây nhất, một vụ án bán dâm hay còn có thể gọi là hiếp dâm của đám cán bộ ở thỉnh Hà Giang đã dùng áp lực ép hai em nữ sinh tuổi vị thành niên phải

“ bán dâm” và việc này có lệnh không cho báo chí đưa tin nên tòa án rừng đã xử nạn nhân thành tội nhân và điều quan trọng là trong phiên tòa phúc thẩm không có luật sư biện hộ cho nạn nhân vị thành niên này.

Trong bản tin “ Không thể bưng bít thông tin” của đài BBC phỏng vấn luật sư Trần đình Triển đưa tin như sau:

“ Thế nhưng theo luật sư đại diện cho một trong các nữ sinh, đã có chỉ thị từ người đứng đầu ban Tuyên giáo TW Tô Huy Rứa yêu cầu báo chí ngưng đưa tin về vụ này…

“ Bưng bít thông tin khiến cơ quan tố tụng gây ra hàng loạt sai phạm, họ nói dối với đảng, với pháp luật, coi thường pháp luật” ( Lời Ls Triển)

( BBC online ngày 19-7-2010 )

“ Tự do báo chí là khát vọng của dân tộc”, đó là tựa bài của cựu đại tá QĐND Vũ cao Quận, một nhà cách mạng lão thành viết để “ Gửi lại trước khi về cỏi” nói lên cái khát vọng của“ một người tự do”:

“ Gía mà có tự do báo chí thì nhất định sẽ ngăn được đảng tiến hành cuộc CCRĐ long trời lỡ đất vì chém giết, vì tù đày làm tan nát bao gia đình lương thiện tội nghiệp, làm đảo lộn luân thường đạo lý: con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, đồng chí đồng đội đấu tố lẫn nhau gây nên một trang bi thảm trong lịch sử Việt Nam.

“ Gía mà có tự do báo chí thì khuyên can được đảng trong việc đấu tranh chống“ nhân văn giai phẩm” để đất nước không mất đi bao nhiêu văn nghệ sĩ, bao nhiêu trí tuệ tài năng…

“ Có phân tích tỉ mỉ như thế này thì mới thấy: tự do báo chí, tự do ngôn luận là khát vọng, là một yêu cầu sống còn của một dân tộc”. ( Người Việt ngày 13-7-2001 )

Đại Nghĩa- Sưu tầm

Không có nhận xét nào: