Một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn tiếp tục thi công. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.
Lật tư liệu cũ: Gương can đảm của giáo dân Đông Yên
GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng
Giáo xứ Đông Yên có hơn 1000 hộ gia đình với khoảng 4.500 nhân khẩu sinh sống vùng cửa biển Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đời sống đồng bào ở đây nghèo nhưng tình làng nghĩa xóm luôn được nêu cao đùm bọc lẫn nhau và luôn giữ vững niềm tin của người tín hữu Kito. Giáo xứ Đông Yên cũng gần các giáo xứ lân cận như giáo xứ Dũ Lộc…
Đặc biệt, giáo dân nơi đây có truyền thống bất khuất, kiên cường trong việc hiệp thông với nhau trước bạo quyền và bảo vệ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo của mình. Khi Tam Tòa bị nhà cầm quyền CSVN đánh đập dã man vào tháng 7/2009, chính Giáo hạt Kỳ Anh đã tổ chức cho 5 linh mục và 200 giáo dân trực tiếp vào Tam Tòa ngay lúc đó để hiệp thông.
Câu chuyện Đông Yên trong những năm khét tiếng khát máu của nhà nước CSVN đã phải chấp nhận đầu hàng trước lòng can đảm của giáo dân Đông Yên từ tháng 12/1969 vẫn còn đọng lại trong ký ức của mỗi giáo dân không chỉ ở đây mà đã thành câu chuyện truyền thống của giáo dân Giáo phận Vinh. Câu chuyện này cũng đã là niềm tự hào của mỗi người giáo dân trước sự vững vàng bất khuất của cha ông mình đã làm nên kỳ tích Đông Yên trong thời kỳ đó.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước CSVN không chỉ dâng Hoàng Sa cho Tàu cộng, dâng đất đai lãnh thổ ở vùng biên giới của dân tộc này, mà còn bằng nhiều cách bán nước rất thâm hiểm như cho thuê rừng dài hạn, khai thác bauxite ở Tây Nguyên, những khu công nghiệp riêng của Tàu như ở Hải Phòng… Thì ngay tại Hà Tĩnh, có một vùng đất thuộc Kỳ Anh đã trở thành khu tô giới của Tàu Đài Loan gọi là Cảng Vũng Áng.
Ở đó, nhà cầm quyền CSVN chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa của Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại khu kinh tế Vũng Áng và dự án cảng nước sâu Sơn Dương, với 100% vốn nước ngoài. Dự án này, Đài Loan đầu tư và nắm toàn bộ những lĩnh vực cốt tử của nền công nghiệp tại đây bao gồm: Cảng nước sâu Sơn Dương, nhà máy sx thép và nhà máy điện… Chủ trương này do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký từ tháng 3/2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2011.
Hiện nay, khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã hình thành một khu tô giới của Đài Loan giữa miền Trung Việt Nam. Khu vực đó không có dân sinh sống, ngăn cách với bên ngoài bằng hào sâu, thành lũy kiên cố, người Việt Nam không được bén mảng vào trong khu vực độc lập này.
Để thực hiện dự án bán đất trọn gói này cho nước ngoài, nhà cầm quyền CSVN tại Hà Tĩnh đã không ngần ngại đuổi dân ra khỏi khu vực để giao đất cho Tàu mà cả nhà thờ, thánh thất đều được dỡ bỏ. Một ngôi nhà thờ họ đã bị dỡ bỏ để đền bù mấy trăm triệu đồng là nỗi đau của giáo dân GP Vinh mới đây.
Ở xứ Dũ Lộc, nhà cầm quyền đang tìm mọi cách đuổi dân đi khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình bằng cách lập bãi thải nhiệt điện đổ ngay cạnh làng. Việc này đã bị phản ứng dữ dội và nhà cầm quyền đã đang phải tính những con bài khác mà không thể vào để trấn áp giáo dân như những nơi khác.
Riêng về Đông Yên, gần đây để làm cảng nước sâu Sơn Dương cho Đài Loan nhà cầm quyền đã cho tàu lớn hút bùn nạo vét cảng làm đảo lộn toàn bộ môi trường sống của bà con nơi đây, đẩy họ vào con đường chết để bỏ đất mà ra bỏ nhà mà đi.
Về đời sống, người dân ở đây chỉ có nghề bám biển nuôi sống cả mấy ngàn con người, không có ruộng đất canh tác, không có cơ sở sản xuất gì ngoài mặt biển. Vì thế khi nhà cầm quyền cho nạo vét, làm cảng nước sâu, toàn bộ đời sống bà con bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước sự đe dọa đó, ngày 10/3/2011, toàn thể giáo dân, Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các giáo họ của 4.500 giáo dân ở đây đã gửi tới Chủ tichj UBND Tỉnh Hà Tĩnh, UBND các cấp chính quyền và khu công nghiệp Vũng Áng đơn khiếu nại về những thiệt hại ảnh hưởng đời sống giáo dân.
Nhưng, như bao lá đơn của giáo dân khắp nơi đã gửi đi, nhà cầm quyền VN thực hiện biện pháp thi hành bệnh điếc triền miên, không hề có cách giải quyết thỏa đáng, tiếp tục cho tàu lớn nạo vét lòng biển và thi công công trình coi thường tính mạng của người dân.
Sáng 21/3/2011, các tàu vẫn tiếp tục làm việc giáo dân đã chèo thuyền ra đuổi, nhưng cậy tàu lớn các tàu này vẫn cứ lỳ lợm như không, bà con đã dùng gạch, đá tấn công trực tiếp. Được tin đó, nhà cầm quyền cho công an, cán bộ hù dọa dân để họ khiếp sợ mà không dám phản kháng.
Một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn tiếp tục thi công. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.
Một trong năm người là Phó công an huyện đã giả vờ xin gọi điện thoại và trốn thoát, còn lại 4 người bị dân giữ lại trong nhà văn hóa xã.
Chiếc xe chở đoàn công an về hoạnh họe dân đã bị tam giữ tại chỗ, xịt lốp và bẻ cong biển số.
Tin các này lập tức đã được CA huyện báo về CA tỉnh. Ngay lập tức CA tỉnh phái một phái đoàn vào làm việc với chính quyền xã Kỳ Lợi đồng thời gặp linh mục quản xứ cùng ban hành giáo và giáo dân nhằm thuyết phục bà con trả tự do cho những người bị bắt nhốt.
Mãi đến 20h đêm hôm qua bà con giáo dân mới thả cho họ về.
Sự việc này được công an Tỉnh và chính quyền Hà Tĩnh giấu nhẹm và thuộc loại “Tuyệt mật” nhưng làm sao giấu được lửa trong lòng dân. Chính quyền Hà Tĩnh hiện hết sức lúng túng để giải quyết vụ việc này.
Liệu có còn tái diễn những vở kịch bạo lực như trước đây đối với giáo dân Đông Yên? Hay lại con bài nhờ Tòa Giám mục can thiệp? Câu hỏi này đang chờ lời giải đáp.
Xin hãy chờ xem.
Đơn của giáo dân Đông Yên gửi ngày 10/3/2011:
Video: Giáo dân Dũ Lộc chặn xe cán bộ vào làng để chia rẽ nhân dân:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét