∇ Nghe Bài Này
|
Đi Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại những ngày cuối năm, xông đất, thăm viếng, chúc Tết đầu năm là truyền thống đẹp mà cũng là đạo nghĩa của người Việt trong ba ngày đầu năm.
Với hội Bầu Bí Tương Thân, khi cúc vàng nở rộ trong sân và khi Tết Giáp Ngọ đang về trước ngõ, quà Tết cho tù nhân lương tâm và gia đình của tù nhân lương tâm đang găp khó khăn là hình thức tương trợ đong đầy ý nghĩa
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Không quên những người đấu tranh cho dân chủ
Ông Lê Hùng,hội trưởng Hội Bầu Bí Tương Thân, thành lập tháng Mười Một năm 2013:
Ở Việt Nam những con người có những chính kiến có những mong muốn cho dân Việt Nam có quyền làm người, cho dân Việt Nam có một thể chế dân chủ nhưng toàn bộ những điều này không những không được đáp ứng, không được tranh luận, không được giải bày mà thậm chí còn bị bắt bớ và ngày càng bị bắt bớ nhiều hơn. Số tù nhân lương tâm ở Việt Nam ngày càng nhiều.
Vấn đề thứ hai, ngoài tù nhân lương tâm thì còn có một số đối tương khác là dân oan bị mất đất mất nhà và trở thành trắng tay, con số này càng ngày càng nhiều.
Những con người có những chính kiến có những mong muốn cho dân VN có quyền làm người, cho dân Việt Nam có một thể chế dân chủ nhưng toàn bộ những điều này không những không được đáp ứng, không được tranh luận, không được giải bày mà thậm chí còn bị bắt bớÔng Lê Hùng
Trong bối cảnh như vậy thì chúng tôi thấy việc thành lập hội Bầu Bí này xuất phát từ đạo lý của người Việt Nam nói chung: thương yêu, đùm bọc, chia sẻ trong lúc hoạn nạn, động viên giúp họ vượt qua gian khổ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chủ trương Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, đồng hành cùng hội Bầu Bí Tương Thân qua hai buổi thăm viếng tù nhân lương tâm vừa qua:
Thực sự có một số thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự ở Sài Gòn khởi xướng việc góp tiền để mua quà đi chúc Tết cho các tù nhân lương tâm . Trong Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự thì có bàn luận về cái này và chúng tôi thấy bên Hội Bầu Bí Tương Thân họ cũng có ý tưởng tương tự như thế. Chúng tôi đã ủng hộ bên Hội Bầu Bí Tương Thân, nhờ họ làm giúp công việc hậu cần , lên danh sách những người cần đến thăm, tổ chức cuộc viếng thăm vân vân…
Thực sự cái này là công việc chính của bên Hội Bầu Bí Tương Thân và tôi có đi cùng với anh em Bầu Bí Tương Thân ở địa bàn Hà Nội này với tư cách đại diện cho Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự và đại diện cho một số những người khởi xướng lên việc này. Việc thăm viếng, chúc Tết các tù nhân lương tâm và các gia đình tù nhân lương tâm được tiến hành ở vùng Sài Gòn, Vinh, Hải Phòng và Hà Nội.
Hai buổi thăm viếng các tù nhân lương tâm, các cựu tù nhân lương tâm và các gia đình các tù nhân lương tâm ở khu vực Hà Nội này là một trải nghiệm rất cảm động đối với tôi bởi vì họ rất thiệt thòi, họ cần sự đoàn kết, cần sự đồng cảm của cộng đồng. Đấy là cái chính bởi vì nhà cầm quyền không những cô lập mà còn tìm mọi cách để cản trở họ trong việc kiếm kế sinh nhai. Có thể nói những biện pháp hành hạ tù nhân lương tâm không chỉ khi họ bị ở tù mà kể cả khi họ đã ra khỏi nhà tù thì họ cũng ở trong tình cảnh hết sức khó khăn. Đi thăm họ để có thể trải nghiệm có thể đồng cảm với những khó khăn của họ.
Trước khi cùng đi với hội Bầu Bí Tương Thân, thiết tưởng cần nghe ông hội trưởng Lê Hùng trình bày xem những ai khởi xướng nên tổ chức này:
Trong bối cảnh như vậy thì chúng tôi thấy việc thành lập hội Bầu Bí này xuất phát từ đạo lý của người Việt Nam nói chung: thương yêu, đùm bọc, chia sẻ trong lúc hoạn nạn, động viên giúp họ vượt qua gian khổÔng Lê Hùng
Bắt đầu từ Lê Thị Công Nhân, một người nắm rất vững chắc và có một thiên kiến chính trị rất sáng rõ.
Thoạt đầu có 11 người thôi, tôi là Nguyễn Lê Hùng, thứ hai là luật sư Lê Thị Công Nhân, từng là tù nhân lương tâm cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài năm 1997, mới hết hạn quản chế. .
Sau chị Công Nhân là anh Ngô Duy Quyền, chồng của chị Công Nhân.
Kế anh Ngô Duy Quyền là một bạn sinh viên đang gặp trở ngãi do bị trù đập khi tham gia biểu tình trước kia. Vì lý do tế nhị Thanh Trúc mạn phép không nêu danh tánh người bạn trẻ thứ tư này
Người thứ năm vừa là blogger vừa là nhà văn và nhà thơ, anh Nguyễn Tường Thụy, quân nhân phục viên.
Người thứ sáu, bác Nguyễn Anh Dũng, cũng là cựu chiến binh. Người thứ bảy là anh Trương Dũng mà chúng tôi vẫn gọi là Trương Tráng Sĩ, cách đây mấy tháng bị công an đánh gãy ba cái xương sườn. Người thứ tám là bác Khánh Nam, năm nay gần 70 tuổi. Người thứ chín là chị Phạm Thị Huần, một dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Người thứ mười là cô Nguyễn Thúy Nga ở Hà Nam, vốn đã đi lao động ở Đài Loan, hiện là một trong những người đấu tranh rất quyết liệt. Người cuối cùng, mười một, anh Lê Thiện Nhân.
Tôi là trưởng ban điều hành hội Bầu Bí này, anh Nguyễn Tường Thụy là phó ban phụ trách về mặt thông tin, anh Lê Thiện Nhân là phó ban kiêm thủ quĩ. Ngô Duy Quyền và Lê Thị Công Nhân là trợ lý của ban điều hành.
Mới đây, hội Bầu Bí Tương Thân có thêm sự góp mặt của ba thành viên trẻ :
Một là anh Hoàng Dũng thuộc Con Đường Việt Nam, hai là cháu Thảo Teresa con anh Mai Dũng, bà cháu Hoàng Văn Tuấn.
Ngay từ khi thánh lập thì các thành viên trong hội Bầu bí Tương Thân đã đi thăm đượckhá nhiều tù nhân lương tâm trên những địa bàn miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An:
Thực sự cái này là công việc chính của bên Hội Bầu Bí Tương Thân và tôi có đi cùng với anh em Bầu Bí Tương Thân ở địa bàn Hà Nội này với tư cách đại diện cho Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự và đại diện cho một số những người khởi xướng lên việc nàyTiến sĩ Nguyễn Quang A
Chúng tôi trực tiếp đi thăm các bạn thanh niên Công Giáo ở trại giam Ba Sao, tỉnh Hà Nam. Ở trại giam Thanh Xuân tại Hà Nội đây thì cùng với bố của Đỗ Thị Minh Hạnh và chồng của Mai Thị Dung chúng tôi có thăm Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung. Mai Thị Dung đạo Hòa Hảo, vì đấu tranh bảo vệ đạo giáo của mình cho nên bị chính quyền bắt giam và xử phạt 7 năm tù.
Cũng vậy, ông Lê Hùng nói tiếp, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh là một người trẻ, bị tống giam 7 năm tù tội gây rối trật tự xã hội sau khi đứng ra hoạt động bênh vực các công nhân lao động bị chủ bóc lột ở trong Nam.
Việc chuyển tù nhân từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam là kế hoạch xáo trộn để gây khó khăn cho gia đình trong việc thăm nuôi tù nhân, vừa tốn tiền bạc, tổn hại sức khỏe mà đường đi thì bỡ ngỡ. Khi họ có kế hoạch tráo chuyển thì chúng tôi thường cử thành viên của mình đi cùng với thân nhân của họ, hướng dẫn thậm chí thuê phương tiện cùng với họ .
Lên đến trại thì tất nhiên chúng tôi không được vào trong thì chúng tôi trao quà cho người nhà để khi vào trại thì họ nói với người nhà là có anh em của hội Bầu Bí đi cùng.
Cuộc hành trình dài nhất, về khoảng cách cũng như về thời gian hôm 26 Tết vừa qua, là chuyến đi từ Đà Nẵng cho đến Sài Gòn mà Bầu Bí Tương Thân mất gần một tuần:
Thăm được các tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa, đang ở trại Đại Lộc, Quảng Nam. Vào Phú Yên thì thăm được gia đình của bác Ngô Hào vừa bị kêu án tù 15 năm, thăm được gia đình một nạn nhân bị chết trong đồn công an, cô em thì bị làm nhục. Cả hai chị em là nỗi đau kinh khủng khiến dân Phú Yên nổi lên sự kiện là cả xã ấy ra đường quốc lộ biểu tình chặn xe lại, kéo dài hết 2 tiếng. Chúng tôi có đến thăm, tặng quà cũng như thắp hương trước bàn thờ của người quá cố.
Thế rồi thăm một tù nhân đạo Hòa Hảo cùng với gia đình họ ở cách Tuy Hòa mấy chục cây. Vào Sài Gòn thì chúng tôi thăm đượcanh Huỳnh Ngọc Tuấn, bị đánh ở Hà Nội khi đi thăm bạn mình bị tù, trở về điều trị ở chùa Giác Hoa, phải nằm bất động một tháng.
Mức hỗ trợ tùy theo những đối tượng ưu tiên và những hoàn cảnh cụ thể. Thấp nhất là 2 triệu, cao nhất là 10 triệu. Tù nhân còn khỏe mạnh và bình thường không gặp khó khăn là 2 triệu. Còn nếu đang đau ốm... con cái học hành dang dở...bị đuổi việc thì chúng tôi hỗ trợ đến mức 10 triệu đến 15 triệuLê Hùng
Không chỉ tù nhân lương tâm và cựu tù nhân lương tâm, Bầu Bí Tương Thân còn ghé thăm bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vợ cố hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà:
Hôm ấy là chị ra ngoài Hà Nội, chuẩn bị tưởng niệm Hoàng Sa thất thủ mà toàn bộ hạm đội của thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà hy sinh. Thế thì chúng tôi chia sẻ được với em gái nơi mà chị ở , cũng thắp hương và tặng gia đình một món quà cũng như ít tiền. Cũng còn nhiều nữa, đấy là chuyến tôi trực tiếp đi. Trong hội những chuyến đi khác nhau thì có phân công dựa trên sự tình nguyện của hội viên.
Quà Tết cho tù nhân lương tâm và gia đình cựu tù lương tâm mà ông hội trưởng Lê Hùng của Bầu Bí Tương Thân đề cập đến chủ yếu là tiền mặt, đựng trong bao thơ có in logo của hội:
Mức hỗ trợ tùy theo những đối tượng ưu tiên và những hoàn cảnh cụ thể. Thấp nhất là 2 triệu, cao nhất là 10 triệu. Tù nhân còn khỏe mạnh và bình thường không gặp khó khăn là 2 triệu. Còn nếu đang đau ốm, đang phải chữa trị rồi nhà cửa dột nát, con cái học hành dang dở, thậm chí đang đi làm thì bị đuổi việc thì chúng tôi hỗ trợ đến mức 10 triệu cho đến 15 triệu. đa số tù nhân có người khóc, vô cùng cảm động khi người nhà của mình được anh em tháp tùng, họ thấy rằng mình không đơn độc.
Có gặp trở ngại gì không và đâu là kinh nghiệm rút tỉa được trong những chuyến đi thăm viếng tù nhân lương tâm trước Tết, là câu hỏi Thanh Trúc đặt ra với ông hội trưởng Lê Hùng của Bầu Bí Tương Thân. Ông Lê Hùng chia sẻ rằng thông thường là có:
Tức là thế này, khi mà triển khai công việc thì chúng tôi rút kinh nghiệm là về thông tin công việc càng giữ bí mật bao nhiêu thì mình càng thực hiện được nhiệm vụ tốt bấy nhiêu. Còn trước khi làm việc mà đã nói đi nơi này nơi khác thì thường là chúng tôi bị chặn, bị hỏi, bị hạch sách. Việc ngăn trở nhiều khi nó khiến cho việc mình đến địa điểm trại giam, thường họ cho thăm thân nhân có giờ có giấc thôi, chỉ cần mình chậm vài phút là họ bãi cuộc thăm đó. Chúng tôi có vướng một hai cuộc rất là phiền lụy, thành ra về sau này rút kinh nghiệm ngay do đó về sau chúng tôi đi rất êm xuôi.
Những người làm trong các trại tù ở trong Nam họ thoáng hơn, họ bớt chặt chẽ hơn so với những trại tù ở ngoài Bắc. Lấy ví dụ như trại tù Đại Lộc ở QN, nơi đang giam nhà văn N.X.Nghĩa, họ còn niềm nở mời chúng tôi ... “mời các bác vào căn tin có bàn nước thì các bác ngồi đây chờ cho đỡ mỏi đỡ gió”Ông Lê Hùng
Cán bộ coi tù trong Nam thoáng hơn ngoài Bắc
Thế Tết nhứt thì tù nhân lương tâm có được hưởng phần nào sự kiểm soát thông thoáng hơn chăng. Câu trả lời của ông Lê Hùng là tương đối nơi có nơi không:
Nguyên tắc của trại giam là duy nhất một thân nhân , hai ba thân nhân thì cũng chỉ được một người, còn những người đi cùng không được vào.
Khi vào thăm thì thường là có công an đứng để nghe người tù và thân nhân của họ nói chuyện với nhau. Tất cả những quà những tiền đều phải có sự chứng kiến của công an. Quả gởi vào có nơi thì họ cho nhận hết có nơi thì họ loại ra một số thứ, còn tiền thì thường là họ cho nhận hết.
Tôi có cảm giác những người làm trong các trại tù ở trong Nam họ thoáng hơn, họ bớt chặt chẽ hơn so với những trại tù ở ngoài Bắc. Lấy ví dụ như trại tù Đại Lộc ở Quảng Nam, nơi đang giam nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, họ còn niềm nở mời chúng tôi là người đi cùng cháu Thủy con anh Nghĩa, khi cháu ra làm thủ tục thì họ bảo “mời các bác vào căn tin có bàn nước thì các bác ngồi đây chờ cho đỡ mỏi đỡ gió” chẳng hạn như thế. Đấy cũng là cái lịch sự, tức là họ không đến mức khắt khe hạch hỏi giấy tờ và săm soi kỹ như các trại tù ở miền Bắc.
Chuyện đến thăm gia đìmh các tù nhân lương tâm ở miền Bắc thì thường hay bị công an ngăn chặn án ngữ nhiều hơn, ông Lê Hùng so sánh tiếp:
Nhưng trong Nam chúng tôi đi mấy điểm thì thấy không đến mức như thế, không đến mức hạch hỏi hoặc săm soi rồi gây nhiễu như ngoài Bắc. Ví dụ chúng tôi đến nhà bác Ngô Hào ở Phú Yên thì cũng xuôi lọt thôi, đến thăm cháu bị chết trong đồn công an ở Phú Yên cũng như thế. Vào Sài Gòn thăm nhà thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà cũng như thế.
Nhưng mà duy nhất ở Sài Gòn thì anh Hoàng Ngọc Tuấn đang ở chùa Giác Hoa, vốn là đối tượng bị an ninh săn lùng từ lâu nên đi đâu cũng có người theo, thì cái hôm ấy chúng tôi cũng bị họ theo một chút nhưng mình cũng nhanh trí bắt xe rồi là cũng không bị họ hạch hỏi.
Nhìn chung trong miền Nam về cách cư xử thì không đến nỗi ngặt nghèo như các trại giam của chính quyền sở tại ngoài Bắc.
Cho đến hết ngày 26 Tết thì hội Bầu Bí Tương Thân tự đánh giá tương đối hoàn tất danh sách tù nhân lương tâm cần thăm viếng và tặng quà trong hai đợt trước sau:
Đợt một hôm 22 thì trục trặc cuối cùng là xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây, nơi chúng tôi bị câu lưu đến 3 tiếng trong trụ sở xã. Công an đối xử không những trái pháp luật mà còn rất thô tục và rất côn đồ. Đó là nơi lần trước Lê Thị Công Nhân, Phạm Bá Hải và Hoàng Ngọc Tuấn khi đến thăm anh Phạm Văn Trội thì bị họ đối xử cực kỳ côn đồ.
Sau một tháng chúng tôi cũng lại đến thăm anh Trội thì có lẽ do sự chỉ đạo từ bên trên, khi mà có bác Nguyễn Quang A và những người già cả như tôi, thì nó không đến mức nhưng họ bắt chúng tôi ngồi chờ từ 8 giờ tối cho đến 11 giờ đêm mới để chúng tôi đi.
Đây là đợt một mà đến chỗ đấy bị chững lại, còn 3 hay 4 trường hợp nữa thì đến 26 chúng tôi đã hoàn tất. Đợt cuối cùng này có đi thăm anh Phạm Hồng Sơn, anh Nguyễn Văn Đài, chị Hiền vợ của luật sư Lê Quốc Quân, cuối cùng là vợ của nhà văn, blogger Phạm Viết Đào mới bị đi tù cách đây 7 tháng. Coi như đợt hai cũng hoàn tất.
Chúc mừng hội Bầu Bí Tương thân và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đã hoàn thành ước nguyện mang Tết đến cho tù nhân lương tâm và gia đình của họ.
Giao thừa Giáp Ngọ sắp điểm, Thanh Trúc kính chúc quí thính giả tân niên vạn an. Xin hẹn quí vị kỳ sau
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét