Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
Trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan chức năng qua việc đình công tại Công ty Marumitsu
Công ty Marumitsu là doanh nghiệp có 100% vốn của Nhật Bản, công nhân đã đồng loạt đình công biểu tình bất bạo động tại cửa công ty thuộc Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội. Công nhân Công ty Marumitsu mà 98% là phụ nữ.
Để giải quyết vấn đề đình công tại Công ty Marumitsu:
• Căn cứ : Thông tư Liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
Trách nhiệm thi hành: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Sở Y tế và Liên đoàn Lao động các tỉnh, Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trong doanh nghiệp;
• Căn cứ: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 195/CP NGÀY 31-12-1994 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều khoản thi hành: Điều 16.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nhận thấy:
1. Lương khg đủ sống – do không kìm chế được lạm phát – do ngoại tệ bị phá giá : thay đổi giá trị thì việc kéo theo đồng lương phải thay đổi là điều tất nhiên .
2. Năm lý do đình công còn lại, thuộc trách nhiệm của công đoàn. Công đoàn phải xem xét thấu đáo về nội quy, điều lệ của công ty này đã thực hiện ra sao? Tại sao có tình trạng vi phạm ? vi phạm từ thời điểm nào ?
3. Nếu thực tế có những việc xảy ra đúng như các công nhân nêu lên thì rõ ràng có rất nhiều sai phạm đã xảy ra công ty này. Các cơ quan chúc năng phải vào cuộc. không thể để tình trạng bỏ lửng không đoái hoài dến người lao động- cho dù có những bằng chứng nói lên sai phạm của công nhân (nếu có!)
4. Các cơ quan chức năng nhà nước phải giải quyết thấu đáo vấn đề về lương bổng – về diều kiện bảo hộ lao động – về những Áp lực công việc quá lớn và quá khắt khe. Có thật xảy ra hay không? Tai sao lại tồn tại được đến hôm nay những phi lý ấy???
5. Cơ quan y tế tại tỉnh phải làm rõ các trường hợp thai lưu thai sảy … có liên quan đến điều kiện môi trường làm việc .
“Công nhân, họ đã gởi kiến nghị lên Ban Giám đốc Công ty đề nghị được giải quyết quyền lợi, nhưng công ty một mực không chấp nhận” cho nên buộc họ phải đình công, biểu tình ôn hòa bất bạo động trước cửa công ty.- không thể chấp nhận chuyện vi phạm , chà đạp người lao động đến vậy. Cần phải làm rõ việc : ai đã ra lệnh từ chối không đáp ứng yêu cầu chính đáng của người lao động ỏ công ty này? Ít nhất họ phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính đã là nguyên nhân để xảy ra bất ổn tại địa phương. Phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm luật lao động – luật về an toàn lao động
“Ông chủ còn thuê công an cùng bọn lưu manh côn đồ cùng cảnh sát giao thông đến, dùng dùi cui điện và chĩa súng hù dọa công nhân, để bắt họ vào trong công ty và đánh đập một cách tàn nhẫn, làm mất hết tinh thần của công nhân.”
Sự việc này cần làm rõ, phía nạn nhân cần cung cấp bằng chứng, chứng cứ liên quan – hình ảnh vết tích,giấy y chứng – và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để bảo vệ và trả lại công bằng cho người lao động. Cần đưa ra ánh sáng, và truy cứu trách nhiệm kẻ nào đã đánh đập công nhân gây nên bức xúc trong cộng đồng
Không có văn bản nào quy định công ty này phải bóp hầu họng người lao động để lấy tiền cứu tế nạn nhân thiên tai tại Nhật. Do vậy, khi công ty còn hoạt động kinh doanh trên đất nước sở tại thì phải hoạt động và tuân theo luật sở tại là nước Việt Nam! Các cơ quan chức năng phải bảo vệ người lao động đến cùng.
Việc cứu giúp nạn nhân thiên tai tại Nhật , không phải chỉ là trách nhiệm của riêng người lao động tại các công ty này. Và cũng không phải là việc bắt buộc người lao động phải gánh vác.
Nếu muốn được giúp đỡ, công ty có thể làm đơn đề nghị nhà nước việt nam cứu xét miễn giảm thuế trong một thời hạn nhất định.
Mặt khác , cần phải thấy chỉ sau một vài thập niên , sức khỏe người lao động phải suy giảm-nên nếu phải lao động trong môi trường yếu kém càng làm sức khỏe công nhân càng kém – và gánh nặng sẽ xã hội sẽ đặt lên vai cộng đồng người dân , đó là vấn đề các cơ quan chức năng cần phải quan tâm hơn trong vai trò quản lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Đất nước ta giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc , sao có thể để xảy ra việc một công ty 100% vốn nước ngoài lại tự ý muốn hà khắc , đánh đập người lao động? lại muốn trả lương ra sao tùy thích , bât chấp pháp luật của nươc sở tại! Là một nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA mà 1 anh tư bản được tự tung tự tác ?
Cần phải làm rõ việc và xử lý hành chính người nào đã ra lệnh từ chối không đáp ứng yêu cầu chính đáng của người lao động ỏ công ty này? truy cứu trách nhiệm kẻ nào đã đánh đập công nhân gây nên bức xúc trong cộng đồng
DanQuevn09 (báo không lề)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét