Pages

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

“Quyền giết người”, và “Đã đến lúc phải giết người”


Tôi ghép tên của 2 quyển sách “Quyền Giết Người” (License to Kill của John Gardner) và “Đã đến lúc cần giết người, (A time to kill của John Grisham), làm tên bài báo này.

Anh Mặc Lâm, biên tập viên RFA hỏi luật sư Trần đình Triển, “… về cuộn băng thu âm của công an viên tên Phú gạ tình chị Tuyền thì anh ta đã xác nhận là chính tiếng nói của anh ta nhưng lại nói là ảnh chỉ nói giỡn. Lãnh đạo công an Bến Cát lên tiếng sẽ kỷ luật anh ta, liệu biện pháp kỷ luật có đủ để áp dụng vào hành động này của đương sự hay không?

LS Trần Đình Triển: Ở đây trong nội dung đó không thể là nói đùa được bởi vì theo chị Tuyền cho biết trong thời gian đó có tới 8 cuộc điện thoại từ ông Phú.
Trước hết về hành vi, về mặt luật pháp thì đây là hành vi cưỡng dâm trước đã. Tức anh đặt người ta trong một bối cảnh bức bách để đặt ra điều kiện quan hệ tình dục với người khác nhưng chưa đạt là bởi vì do chị Tuyền là người chống lại việc đó chứ không phải là do cái ý chủ quan của người gọi điện thoại.

Đồng thời trong điện thoại đó lại còn có một yếu tố nữa là gạ người ta bán đất đi để lo liệu thì đây là một hành vi đòi hối lộ. Với những hành vi như vậy đủ để xử lý mặt hình sự chứ không phải chỉ có hành chính là tước đảng tịch hoặc đuổi ra khỏi ngành dù họ là công an hay là ai đi nữa.

Chỉ một câu đối thoại này cũng đủ để nhà nước Việt Cộng đưa luật sư Triển ra tòa về tội mưu toan lật đổ chính phủ, vì người Việt Cộng “có tịch”, trong câu “có tịch thì nhúc nhích” thấy rất rõ ông Triển nói xấu đảng cộng sản và nói xấu nhà nước Việt Cộng.

Dù không có tịch cộng sản, người ngoài cũng thấy rõ thâm ý của ông: ông nói chỉ cần là đảng viên cộng sản hoặc là cán bộ công an nhà nước Việt Cộng là có quyền giết người. Có thể ông Triển thích quyển truyện A time to kill của John Grisham, được quay thành phim; tiền bán sách, bán vé xi nê, giúp Grisham bỏ nghề thầy cãi.

Xin tường thuật lại câu chuyện “Công an Việt Cộng và người đàn bà đẹp”: “Không dự tuyển hoa hậu, không là hoa hậu, nhưng cô Nguyễn thị Thanh Tuyền rất đẹp; cô là người Bình Dương, xứ sở của những người đàn bà đẹp; cô lại còn là gái Bến Cát, sinh quán của những thiếu phụ, thiếu nữ đẹp nhất trong tỉnh Bình Dương người đẹp.

Người lính chiến quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã biết hương thơm của gái Bến Cát từ năm 1957 -54 năm trước- nhờ Việt Cộng đặt tại Bến Cát một tiệm ăn mang trọng trách của con ngựa thành Troie; chúng nhét vào bụng ngựa 3 cô thiếu nữ tuyệt sắc Thùy Hương, Thiên Hương, và Dạ Lý Hương, 3 chị em ruột; cô em út, Dạ Lý Hương,17, đẹp nhất, lấy chồng trước nhất: chồng cô là thiếu úy Hào; 7 tháng sau, cô thứ nhì Thiên Hương, 19, đẹp không kém gì cô em, nối gót Dạ Lý về làm dâu tiểu đoàn 2/38 bộ binh, và cô chị cả cũng thành hôn chỉ trong năm đầu làm công tác địch vận. Câu nói đùa hãnh diện của quân nhân trong tiểu đoàn là họ đã địch vận được 3 cán bộ địch vận Việt Cộng.

Cô Thanh Tuyền chào đời năm 1987, đúng một con giáp sau chiến tranh, nên không bị Việt Cộng xung công sắc đẹp của cô, đem sử dụng làm khí giới. Cô được tự do chọn chồng, lấy chồng, trong hoàn cảnh thanh bình, không bị áp lực chính trị như 3 cô Hương. Chồng cô là anh Nguyễn Công Nhựt, trông khá điển trai trong tấm ảnh lưu niệm ngày cưới.

Sắc đẹp của cô Thanh Tuyền chưa nghiêng nước, nghiêng thành, nhưng cũng đã đủ để công an Việt Cộng giết chết chồng cô vì cô từ chối không đến gặp công an tại khách sạn sau khi anh Công Nhựt bị bắt hôm 21 tháng Tư vì công ty anh làm việc bị mất một số vỏ xe hơi.

Hôm 24 tháng Tư, một viên chức công an, ông Phú, gọi điện thoại cho cô ỡm ờ ra giá để trả tự do cho chồng cô. Thanh Tuyền ghi âm cuộc điện đàm

Ông Phú: Trả ơn anh cái gì?

Thanh Tuyền: Thì anh muốn cái gì em cho anh cái đó.

Ông Phú: Giờ anh đòi tầm bậy thì sao?

Thanh Tuyền: Thôi, cái đó không được…

Từ chối không cho con yêu râu xanh thỏa mãn đòi hỏi dục tình, nhưng cô Thanh Tuyền vẫn xin gặp hắn để được biết tin tức về chồng mình. Cô mời Phú đi uống cà phê.

“Em mời anh uống cà phê để em hỏi thăm về chồng em một chút xíu đó mà,” Thanh Tuyền bảo Phú, và Phú trả lời, “Gặp mấy chỗ đó không có được, đi vô khách sạn gặp.”

Báo Người Lao Động của Việt Nam vừa công bố lời ghi âm băng ‘gạ tình’ của công an mà báo nói do vợ nạn nhân Nguyễn Công Nhựt cung cấp.

Hôm sau 25 tháng Tư ông Nhựt chết tại nhà tạm giữ của công an huyện Bến Cát; cô Thanh Tuyền, gửi cho báo Người Lao Động cái dĩa CD ghi lại nội dung cuộc điện đàm giữa cô và Phú, và tố cáo là vì cô không chịu “đền ơn” công an mà chồng cô bị đánh chết.

Blốc bbcvietnamese.com viết, “Các vụ chết người khi bị công an tạm giam xảy ra ngày một nhiều trong thời gian gần đây khiến một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế kêu gọi Việt Nam có hành động. Một số bình luận viên trên không gian ảo cũng đề nghị phải có camera quay lại các cuộc tiếp xúc của công an và những người bị bắt giữ.

Trên blốc này anh Nguyễn Hùng liệt kê những nạn nhân bị công an đánh chết, bắt đầu là anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, chết bất ngờ sau khi bị công an ở Bắc Giang bắt về đồn vì có vi phạm luật an toàn giao thông.

Chỉ từ đầu năm 2010 cho tới nay, báo chí Việt Nam đã đăng tải ít nhất năm vụ như vậy.

Trong hầu hết các vụ này, phía công an đều bác bỏ chuyện họ có liên quan.

1. Một công dân tử vong sau khi rời trụ sở công an- Thái Nguyên

Báo Pháp luật Việt Nam hôm 26/7/2010 đưa tin anh Vũ Văn Hiền, 40 tuổi ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và đã tử vong sau hai ngày bị công an tạm giữ.

Lúc vào bệnh viện, bệnh nhân đang hôn mê, bầm tím nhiều ở mắt trái, chân tay trầy xước, có một vết rách lớn ở môi trên, anh Hiền tử vong hôm 30/6 sau khi được công an đưa vào viện.

2. Vụ chết khi tạm giam: Công an đưa 10 triệu (500 mỹ kim) cho gia đình nạn nhân- Quảng Nam

Báo Người Lao Động hôm 10/5/2010 đã đưa tin về vụ anh Võ Văn Khánh, sinh năm 1981, trú tại Đại Lộc, Quảng Nam chết tại đồn công an lúc 21h30 ngày 7/5. Kết luận của công an là anh Khánh tự tử bằng dây buộc giày.

3. Báo Lao Động hôm 27/3 đưa tin về vụ anh Nguyễn Quốc Bảo tử vong vào rạng sáng ngày 22/1/2010 sau khi bị công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ‘mời lên làm việc’ vào chiều ngày 21/1.

Báo này viết: “Theo biên bản giám định pháp y của Viện Pháp y Quân đội, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho anh Bảo là chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ.”

4. Trang tin VnExpress hôm 15/3/2010 đăng phóng sự dài về vụ anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi đã chết sau khi bị công an Hà Đông giam giữ vì bị nghi trộm đồ xe ô tô.

Báo này trích lời bố anh Hùng, ông Nguyễn Xuân Bình nói:

“Sau 11 ngày bị công an đưa đi con tôi trở thành cái xác khô, 10 đầu ngón tay bị sưng, tím đen; hai chân thâm tím…”

5. Hé lộ cái chết tức tưởi của một người tại UB xã- Hải Dương. VietnamNet hôm 11/3 cũng có phóng sự điều tra về vụ anh Đặng Trung Trịnh ở xã Tiên Động, Hải Dương chết chỉ vài tiếng sau khi bị công an “trói dây thừng mang đi” vì “giẫm lên gạch” và “đốt rơm” của một người trong xã hôm 28/11/2009.

Những vụ khác

Trong năm 2010 cũng xảy ra vụ cảnh sát bắn và làm Bấm hai người ở Nghi Sơn, Thanh Hóa, còn trong các năm 2009, 2008 và 2007, những thống kê chưa đầy đủ cũng cho thấy một số vụ người dân chết hoặc bị thương trong lúc bị công an giam giữ hoặc trong lúc công an thi hành công vụ.

Sau đây là một số tít báo kèm theo địa điểm và năm xảy ra.

Một nghi can hiếp dâm chết tại trụ sở công an – Bình Phước 12/2009

Nổ súng bắt cờ bạc, chết người bán hủ tiếu – TP Hồ Chí Minh 5/2009

Kẻ xả súng cướp 400 lượng vàng tự tử trong trại giam – TP Hồ Chí Minh 3/2009

Lại một người dân chết ở công an huyện – Thanh Hóa 8/2008

Bình Phước: Trưởng công an xã bắn mù mắt dân – Bình Phước 4/2008 C14 nói gì về vụ bắt bạc làm chết 5 người ở Hà Tây? - Hà Tây 12/2007

Nhiệm vụ của cảnh sát, công an là thi hành pháp luật; mặc dù pháp luật Việt Cộng còn chuyên chở nhiều sai trái, nhưng những đạo luật đó cũng chưa cho phép cảnh sát, công an giết những người họ giam giữ. Không cho phép nhưng cũng không truy tố những công an viên giết người, Việt Cộng đã chấp nhận việc giết người bị giam chỉ vì vợ họ không chịu vào khách sạn ngủ với công an, hoặc vì gia đình họ không biết “phải quấy” với công an.

Tôi có “ca tụng” công an Việt Cộng, ngoài tài giết dân, còn có tài biến một cô dâu tuyệt sắc thành một quả phụ thiểu não.

Công an huyện Bến Cát còn có quyền “vượt quyền”, vượt quyền để bắt giam anh Công Nhựt tra khảo, đánh đập anh cho đến lúc người vợ trẻ của anh phải đem thân xác đến phòng ngủ khách sạn đền ơn công an.

Luật sư Triển nói về việc công an Bến Cát vượt quyền, “Trước hết ở đây liên quan đến đối tượng nước ngoài (chủ hãng vỏ xe là người Nam Hàn), trong bộ luật tố tụng hình sự quy định thuộc thẩm quyền xét xử của ai. Ở đây với giá trị như lời của một số nhân chứng cho rằng liên quan đến khoảng 7 tỷ bạc và đấy là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì nếu là hình sự thì thẩm quyền xét xử phải từ cấp tỉnh hay thành phố trở lên. Nếu tòa án cấp nào xét xử thì cơ quan của cấp đó mới có quyền tiến hành điều tra.

Ở đây không thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện vì có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Trong hướng dẫn của Bộ Công an về thẩm quyền điều tra cũng đã nói rất rõ điều đó. Cơ quan điều tra an ninh hoặc cơ quan cảnh sát điều tra của cấp tỉnh, thành phố trở lên chứ không thuộc thẩm quyền điều tra của công an cấp huyện.”

Anh công an tên Phú đã vượt quyền, đã giết người, lại còn tống tình, tống tiền, mà vẫn chỉ bị tước đảng tịch, hoặc giải nhiệm thì cô Thanh Tuyền mới là người phải ra tòa như anh Mỹ đen Carl Lee Hailey bị truy tố về tội giết hai anh Mỹ trắng James Louis “Pete” Willard và Billy Ray vì hai anh này lạm dụng “quyền lực da trắng” hiếp dâm và giết chết Tonya Hailey, cô con gái 10 tuổi của anh.

A Time to Kill kể chuyện nổi loạn của một người da đen.

Chuyện giết người, tống tình, tống tiền tại Bến Cát phải là giọt lệ cuối cùng làm tràn ly nước mắt uất hận của người dân Việt Nam để viết thành quyển “Đã đến lúc giết người”, nói lên quyền giết công an Việt Cộng của cô Thanh Tuyền và của toàn thể đồng bào cô, người Việt Nam chúng ta.

Nguyển đạt Thịnh

Không có nhận xét nào: